Monday, 2 November 2009
SAO MAI 2009- Ứng xử với dòng nhạc thính phòng cổ điển như thế nào cho phù hợp?
Vẫn còn quá sớm để có những nhận xét tổng quát về giải Sao Mai năm nay. Tuy nhiên cảm giác “không đã cơn khát” hay “thiếu sự bùng nổ” trong dòng thính phòng của vòng thi vừa qua là cảm giác chung của nhiều khán, thính giả trung thành với dòng nhạc này. Việc lẫn lộn giữa thính phòng với nhạc nhẹ, cách hiểu hơi dễ dãi về cái gọi là bán cổ điển hay thính phòng trữ tình (semi-classic), sự thiếu vắng các ca khúc mang tính thính phòng đích thực trong khi lại giữ thái độ khắt khe thái quá với việc trình diễn những tác phẩm thính phòng kinh điển, đã đặt ra những vấn đề về xu hướng ứng xử với dòng nhạc này của tất cả các đối tượng liên quan, từ giới chuyên môn cho tới công chúng thưởng thức. Phải chăng chúng ta chưa định hình được một phép ứng xử phù hợp với dòng nhạc này trong khuôn khổ một cuộc thi?
Theo dõi giải Sao Mai trong những năm vừa qua, không ai có thể phủ nhận một điều là nhiều ca khúc được coi là các tác phẩm kinh điển của thanh nhạc Việt Nam, sau nhiều năm “đo ni đóng giày” với các giọng hát đi cùng năm tháng và làn sóng điện của đài Tiếng nói Việt Nam, đã có cơ hội được tái sinh và trở lại đời sống văn nghệ một cách tự nhiên và sống động như Tiếng đàn bầu, Tôi là người thợ lò, Người Hà Nội v.v. Nhưng sau đó không lâu, cảm giác nhàm chán bắt đầu xuất hiện trong những người theo dõi cuộc thi, nhất là khi cuộc thi này đã trở thành một sinh hoạt định kỳ với khoảng cách giữa hai cuộc thi không quá xa và với số lượng thí sinh tham dự không ngừng tăng lên. Không chỉ dừng lại ở đối tượng là công chúng thưởng thức, cảm giác nhàm chán này dường như lan sang cả giới chuyên môn, những theo dõi, đánh giá và bình luận về cuộc thi, khiến họ trở nên khắt khe với các thí sinh, thể hiện qua những nhận xét thiếu sự hào phóng, thiếu thỏa mãn và luôn so sánh, hoài cổ của họ.
Đối với các thí sinh, dường như họ cũng thấy “ngại” các ca khúc này và bắt đầu chuyển hướng, tìm kiếm sự thành công trên mảnh đất mới hơn với các tác phẩm rất mới mang tính bán cổ điển, cổ điển pha trữ tình. Mảnh đất mới ấy đã giúp Lê Anh Dũng đăng quang một cách ngoạn mục trong giải Sao Mai 2007. Tuy nhiên, đến vòng chung kết giải Sao Mai 2009 khu vực phía Bắc, khán giả bắt đầu lo ngại về sự bỏ bê dòng nhạc thính phòng kinh điển và việc lạm dụng dòng bán cổ điển, trữ tình. Việc không thể xác định nổi dòng nhạc mà hai trong số ba ca sỹ thuộc Top-3 của dòng thính phòng đã chọn trong đêm chung kết miền Bắc vừa qua là nhạc nhẹ hay thính phòng, và việc thí sinh Lê Xuân Hảo, một thí sinh hát thính phòng bằng giọng hát và phong cách hết sức chỉn chu và truyền thống tiếp tục nhận được những đánh giá hết sức khắt khe của các chuyên gia, càng cho thấy đã đến lúc cần xem lại cách chúng ta đang ứng xử với dòng nhạc này.
Có người cho rằng, Sao Mai và những người tổ chức cuộc thi này biết thích nghi với công chúng. Quả là trong một cuộc thi mà tính chất quảng bá với công chúng lớn như Sao Mai thì việc lắng nghe phản hồi của dư luận là việc làm cần thiết. Thực tế, ban tổ chức Sao Mai đã thể hiện sự nhạy bén và chú trọng của mình đối với thị hiếu của số đông khán thính giả qua việc phát triển thêm giải Sao Mai Điểm Hẹn, được tổ chức trong các năm chẵn, nhằm phục vụ nhu cầu dự thi và phát triển các phong cách khác nhau của riêng dòng nhạc nhẹ, cũng như tạo ra sự tương tác nhất định giữa cuộc thi và công chúng. Tuy vậy, với những dòng nhạc có tính chất học thuật, đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao như dòng thính phòng thì những cuộc thi như Sao Mai còn có một vai trò khác rất quan trọng, đó là hướng dẫn thị hiếu, phát triển những xu hướng thẩm mỹ phù hợp cho công chúng. Nói cách khác, công chúng cũng cần được bổi bổ kiến thức và trở nên “chuyên nghiệp” hơn sau những cuộc thi như thế này. Khác với Sao Mai Điểm Hẹn, Ban tổ chức giải Sao Mai không nên chịu sự tác động bởi đòi hỏi của thị trường và càng không nên thỏa hiệp những giá trị đã được khẳng định, gắn liền với dòng nhạc kén người nghe như dòng nhạc truyền thống, thính phòng.
Có lẽ với các ca khúc đã được coi là tác phẩm kinh điển, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, thì không bao giờ có cái gọi là “nhàm chán”. Thậm chí việc “làm mới” vốn được nhiều người coi là một tiêu chí trong sáng tạo nghệ thuật nói chung thì cũng là một việc làm cần tính toán kỹ hơn khi ứng xử với dòng nhạc đã được coi là kinh điển, tương tự như việc người ta không nên khuyến khích “làm mới” các di tích lịch sử. Nghệ sỹ Nhân dân Trung Kiên, một trong ba khách mời tại trường quay S1 của VTV trong đêm chung kết vừa qua nhiều lần nhắc tới sự cần thiết phải có sự hội tụ đầy đủ cả giọng hát lẫn cách chọn bài, xử lý ca khúc và phong cách trình diễn dòng nhạc thính phòng. Âu đó cũng là tiêu chí chung cho sự thành công của bất kỳ tiết mục thanh nhạc nào. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, với dòng nhạc thính phòng thì tiêu chí giọng hát phải được chú trọng hàng đầu. Cùng với giọng hát là việc dàn dựng, hòa âm, phối khí, sử dụng dàn nhạc sao cho hợp lý, không thể để tình trạng “xập xình” quá đơn giản và lộ liễu như trong đêm chung kết miền Bắc vừa qua.
Với những ca khúc kinh điển của Việt Nam mà các thí sinh hay sử dụng để dự thi Sao Mai trong nhiều năm qua, có thể nói hát thế, chứ hát nữa, hát mãi cũng chưa thể coi là đủ, đơn giản là vì thời nào cũng cần tìm ra các nghệ sỹ tên tuổi gắn với dòng ca khúc đó. Người nghe và xem cũng không nên quan niệm cứng nhắc rằng các thế hệ sinh sau đẻ muộn không thể hát lại các ca khúc đó hay bằng các thế hệ trước. Nếu như thế hệ trước có lợi thế là được tận hưởng hơi thở của thời đại thổi vào từng lời ca tiếng hát, thì thế hệ ngày nay lại có lợi thế về cơ sở vật chất, có điều kiện học hành và luyện tập bài bản, khoa học. Chỉ cần thổi vào họ ngọn lửa đam mê với dòng nhạc hàn lâm này là họ có thể làm nên chuyện lớn. Trọng Tấn đã “cover” lại Tiếng đàn bầu, Những ánh sao đêm, Việt Hoàn và Anh Thơ với Gửi em ở cuối sông Hồng, Đăng Thuật và Thu Huyền với Người đi xây hồ Kẻ Gỗ, Tân Nhàn với Xa khơi, hay bộ CD Hoa lửa và Vinh Quang Việt Nam của Hồng Vy chẳng phải là những bằng chứng rất thuyết phục đó sao?
Cũng về cách ứng xử với dòng nhạc thính phòng, cần phải xem lại tình trạng “khoanh vùng” do vô thức hay cố ý (?) vẫn tồn tại bấy lâu nay trong giải Sao Mai. Trong kho tàng ca khúc của nền tân nhạc Việt Nam đâu chỉ có Tiếng đàn bầu, Tôi là người thợ lò, Trên đỉnh Trường Sơn ta hát … mà còn những Hoa Mộc Miên (Huy Du), Từ trên đỉnh núi (Nguyên Nhung), Như sóng về trùng dương (Hoàng Dương) và hàng trăm ca khúc như thế. Chỉ riêng việc Lê Anh Dũng tìm ra Người con gái Việt của Lân Tuất và Nhớ đàn xe nước của Vân Đông để dự thi năm 2007 đã xứng đáng để thí sinh này vượt trội so các thí sinh khác. Việc tìm kiếm và chọn bài của Lê Anh Dũng lẽ ra cần được các bạn thí sinh năm nay tham khảo nhiều hơn nữa. Ngoài ra, cũng cần thay đổi nhận thức cho rằng dòng nhạc thính phòng kinh điển của Việt Nam chỉ bao gồm các ca khúc có tính tráng ca, anh hùng ca, và cần khuyến khích các thí sinh mạnh dạn khai thác các tác phẩm tiền chiến kinh điển đậm chất thính phòng như Thiên Thai của Văn Cao, hay một số tác phẩm của Phạm Duy, Cung Tiến, Hoàng Dương v.v.
Từ hơn mười năm nay, giải Sao Mai, được tổ chức hai năm một lần, đã và đang là một sân khấu chuyên nghiệp, có thương hiệu, nhất là có úy tín trong việc vực dậy, bảo tồn và phát triển nền ca khúc truyền thống của Việt Nam, đồng thời khám phá và nuôi dưỡng các tài năng thanh nhạc của nước nhà. Với sứ mạng vừa gìn giữ truyền thống, vừa bắt nhịp với hơi thở của thời đại, hy vọng Sao Mai sẽ không dễ dàng thỏa hiệp các giá trị vốn làm nên bản sắc của cuộc thi uy tín này.
TMH (2/11/2009)
Thursday, 28 May 2009
His final battle (May 29, 2009)
By Tom Fawthrop (The First Post)
In 1954, General Vo Nguyen Giap masterminded a harrowing epic 57-day siege which brought about the crushing defeat of the French empire in Indochina. It was a victory which destroyed the assumption of Western invincibility and inspired anti-colonial struggles all over the world. During the US war Giap was again commander-in-chief, but this time he assumed extra responsibility as the defence minister in Ho Chi Minh's government of North Vietnam.
The amazing supply-line carved out of a 2,000 mile long trail through dense jungle and mountains dubbed the "Ho Chi Minh Trail" was Giap's Initiative. It was to become one of the most bombed roads in the history of warfare. The General also masterminded the final offensive in Spring 1975.
Giap is widely considered to be one of the greatest military leaders of the 20th century - all the more remarkable given that his background was entirely civilian - his early working years were spent as a teacher and a journalist. After the war hard-liners in control of the Vietnamese communist party were jealous of his international stature and intellectual abilities and the war hero was ejected from the politburo in 1982. In 1991 he retired as deputy prime minister.
The country's most famous soldier is still fighting. This time over the environment.
Now 97, physically frail but still mentally sharp, Giap lives with his wife in an old French colonial house in Hanoi, where he leads a modest existence. He rises at around 5am when he starts his day with breathing exercises before turning into RFI - Radio France International, before listening to the news on Vietnamese stations.
Domestic life is occasionally interrupted by the arrival of various visiting foreign and Vietnamese dignitaries who come to pay their respects. President Lula of Brazil, Hugo Chavez from Venezuela and the South Africa's Thabo Mbeki visited him last year. A number of US politicians have also been to see him, including Robert McNamara his counterpart in the Vietnam War in charge of US Defense Department.
Giap has largely retired from public office apart from holding several honorary roles in associations for Vietnam's war veterans and historians, but the country's most famous soldier is still fighting. This time the battle is over the environment.
The Vietnamese government, eager to keep up the impressive economic growth that was derailed by the global financial crisis, is committed to extracting an estimated 8 billion tonnes of bauxite, the ore which is essential to aluminum production.
Two-thirds of Vietnam's bauxite is to be found in the Central Highlands, a stunningly beautiful and fertile region of thickly forested mountains, coffee plantations and, some argue, an area of enormous eco-tourism potential. There are fears that open-cut mining will destroy vast areas of forest and crops leaving huge deposits of toxic sludge.
Despite Vietnam's long history of conflict with China which briefly invaded the country in 1979, the Chinese aluminum giant Chinalco has been granted a contract for one of the mines. But in January this year, General Giap sent an open letter calling on the government to halt the project.

Giap's stature as a national hero, one-time confidante of late president Ho Chi Minh and one of Vietnam's few untainted politicians is undisputed and the Government realized that they couldn't dismiss him as a mere dissident. Moreover having actively helped Vietnam's ecologists back in the 1980s when he was deputy prime minister, Giap's green credentials are convincing.
According to the scientist, Nguyen Huu Ninh, who was part of a UN team awarded the 2007 Nobel Peace Prize for work on climate change, Giap has a real understanding of ecology. Moreover, "He was our first leader after the war to focus on environmental problems". He has long been fascinated by the green movement. In 1986 a professor returned from a trip to UK with a copy of Schumacher's 'Small is beautiful', one of the Movement's great works and gave it to Giap on a Friday evening; by Monday the General had finished it and was asking for more books on ecology.

So the letter from the 'Green General', which detailed the consequences of the mining proposals in terms of environmental damage, harm to ethnic minorities and even threat to national security, prompted an unprecedented protest, a rare event in what is still a one-party communist state. It is also rare in a one-party system for such a protest to be reported in the state-owned media. The general's intervention prompted 135 intellectuals to sign a petition to the Vietnamese National Assembly calling for a halt to the project.
In the face of the outcry, Prime Minister Nguyen Tan Dung, who had described the exploitation of the bauxite as "a major policy of the party and the state", felt he had no choice but to backtrack. Last month, after a hastily convened seminar on the environment, he agreed to scale back the development until a full assessment of the possible environmental impact could be made.

Now opponents have questioned the mines' economic feasibility, given that bauxite processing requires a lot of water and access to cheap electricity, and Vietnam is facing shortages of both. In addition to the environmental concerns, some critics have complained about the presence of hundreds of Chinese workers in the strategic Central Highlands.
Amid the flurry of criticism, which was even joined by his Environment Minister, Dung has now frozen work on one bauxite mine, though he has permitted Chinalco to proceed with another.
General Giap may not win this battle outright but, as always, he is putting up a ferocious fight.
Monday, 18 May 2009
Bác Hồ một tình yêu bao la (May 19, 2009)
1. Hai trích đoạn đặc biệt: Phần 1- NSND Thanh Hoa hát đơn ca cùng Dàn nhạc dây Đài TNVN năm 1980; Phần 2- NSND Thanh Hoa hát cùng Hợp xướng và Dàn bán cổ điển Đài TNVN năm 1982; Phối khí và chỉ huy: Nhạc sỹ Lê Đình Lực.
2. NSND Thanh Hoa hát Bác Hồ một tình yêu bao la với nhạc điện tử
3. NSND Thanh Hoa hát Bác Hồ một tình yêu bao la trong Con đường Âm nhạc: Thuận Yến & Khát Vọng (2007)
4. NSND Thanh Hoa hát Vầng trăng Ba Đình trong Con đường Âm nhạc: Thuận Yến & Khát vọng (2007)
Saturday, 9 May 2009
Thời thanh niên sôi nổi (May 09, 2009)
песня о тревожной молодости - Thời thanh niên sôi nổi - dành cho 9-5
Thursday, 30 April 2009
Tôi là người thợ (May 01, 2009)
Một bài hát hay, một giọng ca đẹp, một dàn nhạc nhà nghề ... dành cho ngày Lao động
Wednesday, 29 April 2009
Wednesday, 22 April 2009
Thành phố lúc rạng đông (April 23, 2009)
Bộ phim tài liệu màu hiếm hoi của Điện ảnh miền Bắc với những hình ảnh về Sài Gòn và miền Nam Việt Nam ngay sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ngoại trừ lời bình của bộ phim với lời văn và cách nói phản ánh tư duy đặc thù của miền Bắc thời kỳ đó, đây là một bộ phim quý và hiếm của điện ảnh Việt Nam.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5 và hết
Friday, 17 April 2009
Sunday, 12 April 2009
Chỉ có một Lê Dung (for April 13, 2009)
Cái tên Lê Dung tôi nghe trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam rất nhiều từ lúc tôi còn nhỏ khi Đài phát các bài Mùa xuân trên TP HCM, Anh ở đầu sông tôi cuối sông, Chợ chờ em vẫn chờ ai … nhưng tuyệt nhiên tôi không thấy Lê Dung hát trên các sân khấu, trên truyền hình vào cái thời mà Thu Hiền, Thanh Hoa, Ái Vân ngự trị hầu hết các chương trình phát sóng ca nhạc. Thế nên vào khoảng năm 87, 88, 89 tôi cứ ngỡ Lê Dung là một nghệ sỹ của thế hệ trước đó và không còn hoạt động sân khấu nữa. Thế rồi vào đầu những năm 90 lần đầu tiên tôi nhìn thấy Lê Dung trên truyền hình Việt Nam, cũng là lúc nhà tôi bắt đầu có TV màu! Đó là chương trình ca nhạc trước thời khắc giao thừa. VTV phát 3 bài hát đại diện cho 3 miền: Hồng Nhung hát Nhớ Hà Nội của Hoàng Hiệp; Kim Phúc hát Một mùa xuân của Trần Hoàn và Lê Dung hát Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh của Xuân Hồng. Cả ba bài đều lấy âm thanh của VOV và các ca sỹ chỉ quay ngoại cảnh rồi hát “đớp”. 3 bài hát quá tuyệt, tới mức cứ mỗi khi Tết về tôi lại nhớ lại chính 3 bài đó. Tôi cũng có ý định sẽ dựng lại 3 bài đó thành một clip rồi đưa lên Youtube!
Lần đó Lê Dung xuất hiện trên truyền hình với phong cách thật hiện đại: không phải với mái tóc một mất một còn như trong một khoảng thời gian sau này mà là một mái tóc ngắn hoàn toàn. Hình ảnh ấy thật sự rất sốc với phấn lớn người Việt Nam khi đó vì phải gần 10 năm sau người ta mới quen kiểu tóc ngắn như vậy với sự xuất hiện của Mỹ Linh. Tôi nói bạn đừng cười, tôi còn nhớ ông hàng xóm của tôi đã thốt lên “trông nó như … con bớp”. Không hiểu khi đó Lê Dung để tóc ngắn như vậy là do sự cố về sức khỏe hay do thời trang. Nếu là thời trang thì quả là cô ấy đã đi trước thời đại. Khổ, đi trước thời đại là như thế đấy.
Tuy vậy, tôi vẫn có ấn tượng rất tốt đẹp về hình ảnh Lê Dung trong lần xuất hiện lần đầu đó. Trong những lần tiếp theo, tiết mục của Lê Dung luôn là tâm điểm theo dõi của tôi. Có lẽ tới giờ tôi vẫn có thể nhớ đầy đủ các tiết mục của Lê Dung trên truyền hình. Đó là hình ảnh Lê Dung đội tóc giả hát Em ơi Hà Nội phố (vì lúc đó tóc ngắn chưa dài) trong tà áo dài trắng cách tân không được đẹp lắm. Nhưng Lê Dung đã thật đẹp với mái tóc dài hơn, hơi một mất một còn với chiếc áo dài xẫm màu trong một chương trình giới thiệu các tác phẩm của Phạm Tuyên mà trong đó Lê Dung hát Lời ru của đêm. Lê Dung vừa hoạt bát, vừa tươi tắn khi xuất hiện cùng Tường Vy, Tuyết Mai, Đàm Liên là những người cùng được phong NSND nhân dân vào năm 1993. Lần đó Lê Dung hát cùng Tường Vy một bài hát của Nga mà trong đó khán giả rất ấn tượng về một Lê Dung đang rất sung mãn còn Tường Vy thì rõ ràng đă ỏ bên kia đỉnh dốc. Rồi Lê Dung trở thành ca sỹ chủ lực trong các đêm nhạc của Phú Quang, Dương Thụ được VTV phát sóng. Tôi thích nghe Lê Dung hát Lang thang và Nỗi nhớ của Phú Quang, Họa mi hót trong mưa của Dương Thụ cùng với piano. Cách xử lý đầy chất phóng tác vì được hát cùng piano chứ không phải hát cùng dàn nhạc nhẹ như trong Album sau này. Tôi được biết Phú Quang vẫn giữ hết các tư liệu này.
Lê Dung ít hát trong các chương trình ca nhạc dựng hình trong trường quay của VTV như Thu Hiền hay Thanh Hoa. Nhưng có một lần Lê Dung ngồi hát Khúc mùa thu của Phú Quang- Hồng Thanh Quang trong trường quay của VTV một tiết mục đã chinh phục rất nhiều khán thính giả, trong đó có tôi. Trong các năm sau đó Lê Dung thực sự trở về với đời sống ca nhạc trong nước với sự xuất hiện liên tục trong các chương trình lớn, điều này thì bạn và tất cả khán giả truyền hình Việt Nam đều quá rõ. Nhưng tôi còn nhớ có lần thời sự còn trích đoạn Lê Dung phát biểu với tư cách là thành viên của hội nhạc sỹ hay sân khấu Việt Nam, trong đó Lê Dung đứng trên bục của Nhà hát lớn và phát biểu rất mạnh mẽ về “sự xâm lăng của các loài cỏ dại vào nền âm nhạc thời mở cửa của Việt Nam”. Hình như trong Đại hội đó của hội nhạc sỹ Lê Dung lại không được bầu vào ban chấp hành… Lần cuối cùng tôi nhìn thấy Lê Dung trên truyền hình là một chương trình Lá thư âm nhạc hay Điểm hẹn âm nhạc truyền hình trực tiếp từ HCMC mà trong đó Lê Dung hát hai bài là Nụ cười sơn cước và Bóng cây K’nia. Có lẽ đây chính là chương trình mà bạn đã nói tới, chương trình truyền hình trực tiếp cuối cùng có sự xuất hiện của Lê Dung, trong đó Lê Dung hát quả là có phô và hơi yếu, mờ.
Tôi cũng có may mắn được xem Lê Dung hát trực tiếp một số lần. Lần đầu tiên là năm 1995 trong kỷ niệm 50 năm ngoại giao Việt Nam với sự có mặt của tất cả các lãnh đạo Đảng và Nhà nước đương thời. Lê Dung hôm đó hát Người Hà Nội và Đêm đông. Sau đó một năm tôi được xem Lê Dung hát lần thứ 2 trong một chương trình nhạc cổ điển đặc sắc, đó là chiêu đãi văn nghệ dành cho đoàn ngoại giao tại Nhà hát lớn. Chương trình không quá 45 phút và chỉ có Đăng Dương và Lê Dung hát. Đăng Dương hát Tình ca và một trích đoạn opera rất hay, nhất là Tình ca với ngón đàn điêu luyện của Hàn Ngọc Thoa. Tuy nhiên Lê Dung đã thực sự khiến cả khán phòng ấn tượng khi cô ấy xuất hiện trong bộ đầm màu đen, tóc dài vắt sang một bên. Ngay sau khi cúi chào khán giả, cử chỉ đầu tiên của Lê Dung là nhấc cái chân mic bỏ sang một bên và bắt đầu hát không mic. Lê Dung hát Bài ca hy vọng, Sông Lô và sau đó là trích đoạn Pace pace. Thật không thể có phần trình diễn nào hoàn hảo và sang trọng hơn thế. Phải qua những lần như thế tôi mới thấy hết được đẳng cấp của Lê Dung.
Tôi không có may mắn được tiếp xúc với Lê Dung lúc còn sinh thời cô ấy. Nói chính xác là có một số dịp bị bỏ lỡ. Lê Dung có quan hệ khá mật thiết với nhiều đồng nghiệp của tôi. Một lần Lê Dung và Phú Quang đến trực tiếp cơ quan tôi để giao lưu với các anh chị trong cơ quan. Không hiểu lần đó tôi bận gì mà không có mặt. Nghe kể lại hôm đó Lê Dung hát nhạc Phú Quang và Phú Quang chỉ đệm bằng ghi-ta, rất lạ, tôi chưa bao giờ được nghe như thế. Đồng nghiệp của tôi cũng kể, có một lần, khi hát tại sứ quán Việt Nam tại Singapore trong chiêu đãi quốc khánh, giữa vài trăm khách mời, Lê Dung còn thẳng thắn nhắc nhở khán giả là hãy trật tự nếu muốn nghe hát! Lê Dung cũng đi cùng các sư phụ của tôi trong đó có Mme Tôn Nữ Thị Ninh, Mme Nguyễn Thị Hồi (cựu đại sứ VN tại Canada) sang Bắc Kinh dự Hội nghị thượng đỉnh về phụ nữ và mọi người càng trở nên những người bạn thân.
Trong mối quan hệ đó, vào năm 2000, khi bọn tôi đăng cai Hội nghị phụ nữa Quốc tế, trong danh sách đại biểu Việt Nam bọn tôi đã ghi tên Lê Dung. Tôi rất mong chờ sự kiện đó để có dịp gặp và trò chuyện cùng Lê Dung. Tuy nhiên, cơ hội đó đã không đến vì Nhạc viện đã làm thất lạc thư mời và Lê Dung sau đó cho biết là cô ấy cũng rất tiếc vì không được đến dự hội nghị. Cũng có lần khi đi học tôi đã nhìn thấy Lê Dung đi bộ ở gần khu tập thể Thành Công (chắc là đi chợ về, trông rất có vẻ thế). Khoảnh khắc mà tôi đứng gần Lê Dung nhất, thật buồn, lại là trước linh cữu của cô ấy. Vào đúng buổi đi làm đầu tiên sau Tết Nguyên Đán năm 2001, tôi và các đồng nghiệp đều bàng hoàng khi hay tin Lê Dung đã qua đời. Cả cơ quan đi viếng, nhìn Lê Dung nằm trong quan tài với nét mặt vẫn tươi tắn mà thật xót xa. Hôm đó Phú Quang cũng bay từ Sài Gòn ra, tóc bạc phơ và chú ấy nói bản thân đang chống chọi với ung thư! Trong đám tang của Lê Dung, người ta không mở nhạc hồn tử sỹ hay tiếng kèn bát âm, xuân nữ mà là tiếng hát Lê Dung trong bài Gửi người em gái: “Em tôi đi màu son trên đôi môi, khăn san bay lả lơi …”.
Tối hôm đó chương trình thời sự VTV cũng đưa về sự ra đi của Lê Dung. Ngay sau khi kết thúc thời sự là một chương trình ca nhạc tưởng nhớ NSND Lê Dung với các bài gắn liền với tên tuổi Lê Dung trên VTV1: Bài ca hy vọng, Người Hà Nội, Ave Maria, Mẹ yêu con… là các tác phẩm thuộc dòng nhạc chính thống và cổ điển. Trên VTV3, Kiều Chinh làm một chương trình đầy đủ hơn, gồm cả phỏng vấn các nhân chứng, giới thiệu cả bài hát thiếu nhi Em yêu đất mỏ quê em, các cuộc thi quốc tế của Lê Dung, bài ca hy vọng cũng như một số bài hát tiền chiến như Đêm đông (video của Truyền hình Cần Thơ mà trong đó Lê Dung có hát Ảo ảnh của Y Vân). Cùng thời gian đó, Mai Trung Kiên của VOV làm một chương trình tưởng nhớ Lê Dung rất xúc động trên VOV1, trong đó giới thiệu các bài: Bạch Long Vĩ đảo quê hương, Anh ở đầu sông em cuối sông, Gửi anh đi đầu quân, Ngày mùa, Ba Vì năm xưa, Từ trên đỉnh núi, Tiếng đàn bầu, Mẹ yêu con và Đêm đông (bản thu thanh tại VOV ngay sau khi Lê Dung từ Pháp về nước). Thời gian đó tôi có gửi thư yêu cầu cho cả VOV1 của Ánh Quyên và VOV3 của Trang Công Tiến và yêu cầu được nghe hai bài Mùa xuân trên TPHCM và Chợ chờ em vẫn chờ ai. Ánh Quyên đã đáp ứng yêu cầu của tôi bằng cách cho phát Chợ chờ em vẫn chờ ai. Trang Công Tiến thì lại cho phát… Họa mi hót trong mưa. Tôi biết là Mùa xuân trên TPHCM do Lê Dung hát đang bị thất lạc và họ chỉ có thể phát bản của Tam ca Áo trắng hoặc Ngọc Lan.
Sau ngày Lê Dung qua đời, tôi rất chú ý theo dõi các chương trình ca nhạc trên VTV để hy vọng được xem lại những hình ảnh của Lê Dung. Quả thật đã có tới 3 chương trình giới thiệu những bài hát đi cùng năm tháng mà ca sỹ minh họa là Lê Dung: Người là niềm tin tất thắng- Lê Dung hát với phong cách opera đặc trưng, quay ngoại cảnh ngay phía sau Lăng Bác Hồ; Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người; và Người lá đò trên sông Pô Kô. Mặc dù VTV là nơi lưu trữ tư liệu hình ảnh tệ nhất trên thế giới nhưng hy vọng những video clips đó tương đối gần đây nên vẫn còn giữ lại được.
Tôi kể lể về những diễn biến ở trên quả là rất lan man và có lẽ những câu chuyện trên chẳng có ý nghĩa gì với nhiều người. Nhưng với tôi, sự ra đi của Lê Dung lại chính là sự kiện tác động rất lớn tới đam mê nhạc VOV của tôi. Kể từ sau sự kiện ấy, tôi tìm mọi cách để tập hợp lại các bài hát của Lê Dung. Tôi đã liên hệ được với Trang Công Tiến, Xuân Thọ, Xuân Kỳ của VOV và Kiều Chinh, Phương Liên của VTV. Đó cũng là sự khởi đầu cho việc tích lũy kho nhạc VOV của riêng tôi, một quá trình kéo dài tới nay cũng ngót 10 năm J Trong suốt một thời gian sau đó, dù đi đâu, làm gì thì trong ba lô của tôi cũng có chiếc Sony Walkman (hồi đó đâu đã có ipod) và mấy cuộn cassettes tiếng hát Lê Dung. Tôi đi Sài Gòn cũng mang theo, đi nước ngoài cũng mang theo. Tôi nghe và “bắt” những người thân và bạn bè của mình cùng nghe, cũng giống hệt như khi tôi nghe Khánh Ly- Trịnh Công Sơn, rồi Tiến Thành nữa. Cho đến vài tháng sau đó, đúng lúc tôi đang ở Sài Gòn, đang trọ ở đúng phố Phạm Ngọc Thạch, đang nghe nhạc ở Tiếng Tơ đồng vào tối 1/4 và được Quang Minh và Hồng Ngọc báo tin Trịnh Công Sơn vừa qua đời thì những người bạn và đồng nghiệp của tôi đã “tổng kết” rằng: mày cứ hâm mộ ai là người đó… đoản thọ!!! OMG, thiện tai!!!
Tôi không biết Lê Dung tu nghiệp ở Tchaikovski chính xác ở giai đoạn nào và cô ấy ở Pháp thời gian cụ thể nào. Tuy nhiên căn cứ vào tư liệu âm thbạn của tôi thì tôi thấy Lê Dung thu thanh khá liên tục từ năm 1974-75 (Tiếng đàn bầu, Xa khơi, Bạch Long Vĩ đảo quê hương … ) cho đến 1985-86 (Trở lại Cao Bằng) mặc dù có hai tư liệu sớm hơn, một là bài hát thiếu nhi Em yêu đất mỏ quê em từ năm 1964 (sang tác của Nguyễn Đức Huyên, hát cùng một thiếu nhi khác tên là Bích Ngọc, Lê Dung được biết với cái tên Kim Dung) và bài Nhanh tay lên chị em ơi mà Lê Dung hát cùng tốp nữ Văn công Tả ngạn từ năm 1971. Trong tư liệu của tôi không hề có bài hát nào được Lê Dung thu âm trong các năm 87, 88, 89 trong khi đây là thời kỳ nở rộ của Ái Vân, Thanh Hoa, Thu Hiền. Đến năm 90 mới bắt đầu tiếp tục có tư liệu của Lê Dung với Mẹ yêu con (1990), Lời ru của đêm của Phạm Tuyên, Đêm hương hồi của Vũ Hùng và Aria Sức mạnh số phận (la forja del destino) trong opera Pace pace được thu năm 1991. Năm 1992 thì Đài VOV và đài Hà Nội giới thiệu nhiều lần chùm ca khúc Việt Nam được Lê Dung hát kiểu semi-classic với Đêm đông (mà bạn đã đề cập), Em ơi Hà Nội phố, Tuyết rơi, Mặt trời bé thơ, O sole mio, Chiếc lá cuối cùng. VTV cũng dựng hình từ các băng âm thanh này, Lê Dung khi đó tóc chưa dài nên phải đội tóc giả. Sang năm 1993 thì Lê Dung được phong nghệ sỹ nhân dân và cho ra đời Album Họa mi hót trong mưa…
Như vậy thời gian 87,88,89 có thể là lúc Lê Dung không ở Việt Nam và nếu so sánh giọng hát Lê Dung ở thời điểm trước và sau khoảng thời gian thì thấy có sự khác biệt rất rõ về cách xử lý bài hát. Chủ yếu sự khác biệt được thể hiện ở chỗ Lê Dung lúc trước hát rất chỉn chu, mô phạm và lúc sau thì vô cùng tự tin, cách tự tin của một người đã làm chủ được toàn bộ nhưng gì thuộc về kỹ thuật thanh nhạc, một người đã nắm hết được phần hồn của bài hát và cũng là một người đang ở đỉnh cao của phong độ, của sự màu mỡ trong giọng hát và cả của sức khỏe nữa. Nhưng cái làm nên cái chất của Lê Dung, cái mà ta phân biệt Lê Dung với các giọng nữ khác thì dường như bất biến: giọng Lê Dung luôn trong vắt, tròn căng, đầy đặn, mượt mà, nghe không bao giờ chói tai. Để thấy rõ hơn cái này thì tôi đành phải so sánh. Chẳng hạn như ta không thể nói giọng Thu Hiền là trong vắt, không thể nói giọng Thúy Lan hay Kim Phúc hay thậm chí là Ái Vân, Thanh Hoa là căng tròn, là đầy đặn vì giọng của họ thực ra rất mảnh. Lê Dung có khẩu hình nhìn rất sang trọng, nhất là khi khép làn môi lại vừa như để mỉm cười trong lúc hát vừa để cho làn hơi được đẩy lên cao trong lúc ngân, và có thể là để lấy hơi qua mũi một cách khéo léo nữa.
Giọng hát của một ca sỹ trước hết và bắt buộc phải do thiên phú rồi sau đó mới tính chuyện được hoàn thiện nhờ học hành, rèn luyện chuyên nghiệp, và rồi lại phải được “Tổ đãi” nữa thì mới mong sống lâu với nghề. Lê Anh Dũng cũng đồng ý với tôi như thế với đại ý là “không có bột thì khó mà gột nên hồ”. Ở Lê Dung mấy yếu tố đó được thể hiện rõ ràng nhất. Nghe Lê Dung hát Em yêu đất mỏ quê em từ năm 1964 khi mới hơn 10 tuổi dù ta không thấy được rằng đó là một thần đồng nhưng cũng thừa sức để thấy được một tiềm năng rất mạnh. Lê Dung ngay từ khi xuất hiện trên sân khấu chuyên nghiệp của Đoàn Văn công Tả ngạn ắt hẳn đã bộc lộ tiềm năng của một soprano thứ thiệt của Việt Nam khi cô ấy lĩnh xướng trong Nhanh chân lên chị em ơi hay Hát mừng Việt Lào chiến thắng (đều trong năm 1971). Và từ 1974 Lê Dung bắt đầu có được chỗ đứng khá đĩnh đạc trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam giữa thời kỳ đỉnh cao của nền ca khúc Việt Nam với cả một rừng các cây đa, cây đề thuộc thế hệ đó như Bích Liên, Thanh Huyền, Vũ Dậu và biết bao nhiêu tên tuổi nữa. Cho đến nay, những bài hát Lê Dung hát từ thời kỳ đó như Xa khơi, Tiếng đàn bầu, Biết ơn chị Võ Thị Sáu, Bạch Long Vĩ đảo quê hương, Đất mỏ anh hùng … vẫn thường xuyên được phát sóng và được nhiều người yêu thích.
Tuy nhiên, đúng như bạn và nhiều người nhận xét, giọng Lê Dung thời kỳ này có một nhược điểm rất rõ, đó là rung giọng. Khoảng cách vibrato quá ngắn và liên tục khiến có lúc ta tưởng Lê Dung hát chưa được bình tĩnh, hơi chưa đủ căng nên tiếng hát thành ra run rẩy. Nhược điểm này kéo dài trong suốt các năm 74,75,76 mà ta thấy trong các ca khúc thu thanh vừa kể trên. Nhạc sỹ Phú Quang trong đêm nhạc Con đường âm nhạc số đầu tiên của VTV3 khi tưởng nhớ Lê Dung cũng nói về nhược điểm này trong giọng hát thời kỳ đó của Lê Dung. Đại ý Phú Quang kể rằng ông đã có lần rất nghiêm khắc phê bình Lê Dung vì cái “tội” rung giọng “như dê kêu” khi ông tập cho Lê Dung bài Anh ở đầu sông em cuối sông cùng Dàn nhạc Mùa thu vào năm 1978 tới mức Lê Dung bưng mặt khóc và chạy ra khỏi phòng thu.
Sự rèn luyện nghiêm khắc đó quả là đã phát huy hiệu quả khi mà ta nghe Lê Dung trong các tư liệu thu thanh từ thời kỳ đó trở đi không còn nhược điểm này nữa. Từ Anh ở đầu sông em cuối sông cho đến Tình em biển cả mà Lê Dung thu trong năm 1978 người ta thấy có sự chuyển rất rõ rệt. Cho đến các năm 79, 80, 81 giọng hát Lê Dung đã thực sự bước vào thời kỳ đỉnh cao với sự hoàn thiện về kỹ thuật, của sự màu mỡ trong chất giọng, của sự chín muồi trong xúc cảm. Đã đành nhạc cảm của Lê Dung luôn luôn thường trực như một hằng số trong các ca khúc cô hát thời kỳ này, nhưng đồng thời những người làm nghề và khó tính cũng không thể nào tìm ra được những nhược điểm trong kỹ thuật và cách xử lý bài của Lê Dung khi cô hát Suối Lê Nin, Viếng Lăng Bác, Chào tôi cô gái Lam Hồng, Cảm xúc tháng Mười, Vui mùa chiến thắng, Tiếng hát trên đường quê hương hay các bài dân ca như Đò đưa, Chung lập chiến công (thu âm năm 1979).
Giọng hát hoàn hảo, nhạc cảm đặc biệt, sự nhập cuộc và làm chủ tác phẩm đến nhuần nhuyễn của Lê Dung trong thời kỳ này đã làm sản sinh ra những tác phẩm lưu danh giọng hát của cô cho mãi về sau, đó chính là Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh (Xuân Hồng), Ba Vì năm xưa (Huy Du), Củ Chi yêu thương (Trương Quang Lục), Hát từ xóm biển Cà Mau (Văn Chung), Vầng trăng sáng (Thái Cơ), Vaxilo... Ta cũng cảm nhận rõ nhất sự hội tụ của tất cả các ưu điểm của Lê Dung khi cô hát Cô gái vót chông của Hoàng Hiệp (năm 1983) với khả năng hát giọng cao mà rất dày, đầy và rõ tiếng, cũng như cách hát nảy âm staccato giả tiếng chim rừng ở đoạn interlude. Nhạc cảm mà Lê Dung thể hiện trong Trở lại Cao Bằng của Tân Huyền, (1985) chính là thứ vốn liếng của cảm xúc mà nhiều năm sau này ta gặp lại trong Lời ru của đêm của Phạm Tuyên (1990), hay Đêm hương hồi của Vũ Hùng (1991), thậm chí trong Chiều phủ Tây Hồ hay Khúc mùa thu của Phú Quang.
Các cụ nói “yêu nhau củ ấu cũng tròn”. Tôi vẫn tin tôi có lý trí chứ không để tình cảm làm mình mất khách quan. Không hiểu tôi hiểu bình luận của bạn về giọng hát Lê Dung với dòng nhạc tiền chiến có chính xác hay không. Tuy nhiên, nếu bạn cho rằng Lê Dung không hợp hay không thành công trong dòng nhạc tiền chiến thì tôi nhất định phản đối. Rõ ràng Lê Dung luôn đứng đầu bảng trong mảng opera ở Việt Nam vì ở giọng hát của cô vừa có sự hoàn thiện về kỹ thuật vừa có sự dồi dào của cảm xúc. Cứ nghe Lê Dung hát Pace pace của nước ngoài hay aria Cô Sao của Việt Nam hay phong cách opera trong Bài ca hy vọng, Người Hà Nội, Đường chúng ta đi, Trường ca Sông Lô, Du kích sông Thao thì sẽ thấy điều đó.
Nhưng tôi vẫn phải khẳng định rằng Lê Dung là một ca sỹ hiếm hoi của Việt Nam thành công với nhiều thể loại ca khúc. Cô có khả năng chuyển giọng để nó rất phù hợp với các thể loại ca khúc khác nhau, loại nào ra loại ấy chứ không lẫn lộn như như nhiều nghệ sỹ khác. Opera hay nhạc đỏ thì chúng ta nói rồi. Lê Dung hát dân ca vô cùng hay với Đò đưa, chung lập chiến công như tôi đã kể hay âm hưởng dân ca trong Chợ chờ em vẫn chờ ai của Huy Du. Trong nhạc nhẹ thì ai có thể hát các ca khúc của Phú Quang, Dương Thụ như Chiều phủ Tây Hồ, Khúc mùa thu, Ngày mai, Nỗi nhớ, Họa mi hót trong mưa hay được như Lê Dung.
Với nhạc tiền chiến và nhạc Trịnh, nhạc miền Nam thì quả là tôi cũng không đánh giá cao Album Họa mi hót trong mưa nhưng chủ yếu do chất lượng phòng thu không được tốt. Còn bộ CD Những tình khúc bất tử mà Lê Dung làm ở Pháp và Thụy Sỹ với những Đêm đông, Buồn tàn thu, hay CD Tiếng thời gian, CD Màu nắng có bao giờ phai đâu với nhạc Đoàn Chuẩn, CD Tình nghệ sỹ … theo tôi là những sản phẩm hoàn hảo cả về nghệ thuật và thị trường. Tôi cũng có một băng cassette Lê Dung thu khi cô ở Pháp gồm các bài Quê hương, Mưa rơi (Trần Hoàn), một số bài của Ngô Thụy Miên, Đỗ Dũng do một người bạn tặng. Cũng từ các CD trên thị trường mà tôi tìm thấy bài Biển hát chiều nay, một bài theo tôi phải tới bản thu của Lê Dung thì Hồng Đăng mới thực sự tìm được chủ nhân cho bài hát của ông. Và chắc chắn nhiều nhạc sỹ cũng tìm thấy tri âm tri kỷ cho các tác phẩm của họ từ giọng hát Lê Dung. Nhiều nghệ sỹ thanh nhạc lừng danh của Việt Nam cũng thần tượng giọng hát Lê Dung. Nghệ sỹ Nhân dân Thanh Huyền nói trên một tờ báo rằng trong các giọng hát của thế hệ sau bà thì Lê Dung là người mà bà khâm phục nhất. Nữ danh ca Khánh Ly cũng coi giọng hát Lê Dung là một trong những giọng hát đẹp nhất của Việt Nam. Chỉ có một Lê Dung.
Wednesday, 8 April 2009
Cố đấm liệu có ăn xôi? (April 09, 2009)
Cuộc chơi tốn kém của Vịnh Hạ Long |
16:56' 08/04/2009 (GMT+7) |
>> Ai đảm bảo Vịnh Hạ Long không bị loại lần nữa? Nhân việc Đại sứ quán Hàn Quốc vừa khai trương gian quảng bá Vịnh Hạ Long lần thứ hai tại khách sạn Daewoo Hà Nội dưới sự chủ trì của Bộ VH-TT-DL, VietNamNet đã phỏng vấn ông Trần Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch quanh diễn biến mới của cuộc vận động bầu chọn này. |
Rất nhiều doanh nghiệp đã bỏ không ít tiền để tài trợ cho cuộc vận động Vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên thế giới mới của new7wonders như: Tập đoàn điện lực VN, Tập đoàn dầu khí VN, Tổng công ty hàng không quốc gia VN, tập đoàn Kumho Asiana của Hàn Quốc.... Ngoài chi phí trang bị máy tính nối mạng ở các điểm bình chọn, các đơn vị đứng ra vận động bầu chọn cho Vịnh Hạ Long phải chi một số tiền không nhỏ cho việc quảng bá sự kiện. Sau sự kiện Vịnh Hạ Long bị loại khỏi cuộc bầu chọn danh sách bầu chọn các kỳ quan thiên nhiên của thế giới ngày 14/4/2008, new7wonders đã ra quy định rằng các đơn vị muốn quảng bá bầu chọn cho vịnh Hạ Long phải trả chi phí từ 2.500-5.000 USD/tháng cho tổ chức trên. Theo thống kê của Alexa, địa chỉ uy tín chuyên xếp hạng các website trên thế giới thì new7wonders hiện tại đứng thứ 15.703 (tính đến 15h30 ngày 8/4) và chỉ xếp thứ 7.407 về lượng truy cập trong số các trang web tại Việt Nam.
- Nhiều ý kiến cho rằng cuộc vận động bầu chọn cho Vịnh Hạ Long trở thành di sản thiên nhiên của thế giới quá tốn kém mà không biết Vịnh Hạ Long có lọt được vào top 21 kỳ quan được đề cử và sẽ công bố vào ngày 1/7 sắp tới không. Ông nghĩ gì về nhận xét này?
- Tôi cũng chưa biết là nó tốn kém đến mức nào nhưng việc mỗi người bỏ ra một phần thời gian rất nhỏ của mình để ngồi trước máy tính bầu chọn cho Vịnh Hạ Long thì không có gì tốn kém. Có một số người nói việc bầu chọn cho Vịnh Hạ Long tốn kém nhưng tôi không biết so với cái gì để nói là tốn kém. Việc tôn vinh một di sản của Việt Nam đối với thế giới thì có lẽ bao nhiêu cũng không đủ.
- Nhưng trên thực tế Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới tới hai lần. Lần này chúng ta đang vận động cũng cho địa danh ấy danh hiệu di sản thiên nhiên thế giới, nhưng do một tổ chức tư nhân đứng ra bầu chọn. Đây được cho là một việc làm không cần thiết, nhận xét đó theo ông có xác đáng?
- Tôi thấy lớp trẻ rất quan tâm đến kỷ lục Guinness do một ông chủ quán bia lập ra. Tôi không biết có nên so sánh việc new7wonders bầu chọn các kỳ quan thiên nhiên của thế giới với Guinness hay không, nhưng ít nhất có một người đứng ra khởi xướng và quảng bá cho địa danh của chúng ta, tôi nghĩ chúng ta không nên từ chối.
- Mỗi cuộc chơi có một bản sắc riêng, cách thức riêng, cách tiếp cận riêng nên tôi không nghĩ cái này có thể so với cái khác. Cơ quan văn hoá khoa học đánh giá bằng những giá trị khoa học còn đây người ta chỉ chọn tính hấp dẫn. Anh có thể học rất giỏi nhưng không hấp dẫn. Anh có thể là tiến sĩ, giáo sư nhưng lại không đẹp trai. Anh có thể được chọn ở qui mô quốc gia nhưng ở làng có thể có người đẹp hơn mà họ không đi thi.
Cho nên, mỗi một cuộc chơi có một cách tiếp cận riêng. Và nếu nó mang lại lợi ích cho chúng ta ở tầm cỡ quốc gia là quảng bá hình ảnh cho đất nước mà chỉ có mỗi một việc ngồi vào máy tính là đã góp một hành động, một tiếng nói nhỏ tôn vinh cho địa danh của đất nước, thì nên làm.
- Tất cả số phiếu bầu chọn cho Vịnh Hạ Long không bao giờ được công bố và tỉnh Quảng Ninh đã thông báo chính thức rằng, kể từ khi có cuộc bầu chọn này khách quốc tế đến Vịnh Hạ Long rất đông và tăng đột biến. Số liệu cụ thể thì tôi chưa có, nhưng lượng khách tăng ít nhất 30%.
Ông có tin Vịnh Hạ Long sẽ lọt vào top 21 kỳ quan thiên nhiên có trong shortlist sẽ công bố ngày 1/7 tới trước khi chọn ra 7 cái tên cuối cùng?
- Tôi tin nếu tất cả chúng ta cùng bỏ phiếu. Bất cứ quốc gia nào cũng cố gắng vận động bầu chọn cho chính mình, tất nhiên!
- Bích Hạnh (thực hiện)
Thursday, 2 April 2009
Wednesday, 1 April 2009
Chủ nghĩa thực dân mới mang đặc sắc Trung Quốc (April 02, 2009)
La Chine mélange le riz avec le néo-colonialisme
Lorsque la Chine, l’un des pays les plus corrompus dans le monde, commence à distribuer des milliards de dollars en forme d’aide et de contrats d’affaires en Afrique, continent le plus corrompu du monde, les alarmes sonnent à Washington et dans d’autres capitales occidentales. Le fait que la Chine tourne un oeil aveugle envers les abus très répandus de droits de l’Homme dans ce continent intensifie encore plus les inquiétudes de l’Occident.
Sécuriser l’approvisionnement du pétrole constitue la principale raison pour l’agressivité de la Chine pour développer ses liens économiques avec l’Afrique. Afin d’alimenter sa croissance économique phénoménale qui a fait une moyenne annuelle de plus de 9% ces 20 dernières années, la Chine a besoin de pétrole ainsi que de matières premières. N’étant pas riche en réserves pétrolières, la Chine est devenue de plus en plus dépendante du pétrole importé.
Entre temps, l’Afrique abrite 8% des réserves mondiales de pétrole, ce qui incite la Chine à dépenser des milliards de dollars dans le but d’obtenir les droits de forage au Nigeria, au Soudan et en Angola tout en négociant des contrats d’exploration avec le Tchad, le Gabon, la Mauritanie, le Kenya, la Guinée Equatoriale et la République du Congo. Le continent représente actuellement 25% des importations pétrolières de la Chine. Par contre, les Chinois sont aussi les investisseurs principaux dans l’industrie de cuivre en Zambie et dans la République Démocratique du Congo. De plus, ils sont en train d’acheter du bois au Mozambique, au Liberia, au Gabon, au Cameroun et en Guinée Equatoriale.
En échange de l’énergie, des ressources minérales et d’autres matières premières, la Chine fournit l’aide et l’assistance technique en offrant des prêts sans intérêt aux gouvernements africains qui sont très adaptés aux besoins des affaires. En même temps, les compagnies chinoises ont gagné des contrats pour construire des autoroutes, des pipelines, des barrages hydroélectriques, des hôpitaux, des stades et pour moderniser des chemins de fer, des ports et des aéroports. Dès qu’il y a des endroits où les compagnies occidentales ont peur des faibles marges bénéficiaires ou des préoccupations environnementales ou politiques, les chinois s’y lancent. Les compagnies publiques de Chine sont capables de mettre les bénéfices à court terme de côté en se concentrant sur les plans économiques à long terme du gouvernement.
Quant aux scrupules environnementales et politiques, les dirigeants chinois ont fait comprendre qu’ils n’en ont pas beaucoup. Ainsi, l’approche sans condition pour faire les affaires en Afrique est en contradiction flagrante avec les soucis de l’Occident à l’égard du développement démocratique et du respect pour les droits de l’Homme. L’offre est clair : en échange des matières premières sécurisées nécessaires pour alimenter son économie vorace, la Chine ne s’ingérera pas dans les affaires internes des gouvernements africains, même si ces gouvernements sont connus pour leur corruption endémique et pour leurs abus des droits de l’Homme.
L’élite dirigeante de l’Afrique est également contente lorsque les Chinois pompent de l’argent et des marchandises bon marchées dans leurs économies sans poser aucune pression à propos de la démocratie et des droits de l’Homme qu’ils se sont habitués à entendre des partenaires occidentaux. Grâce à la Chine, la demande du pétrole, du cuivre et du platine africains augmente alors que toutes les choses fabriquées en Chine allant des tee-shirts aux ustensiles en passant par des motos sont en vente libre partout dans le continent aux prix beaucoup plus bas que ceux et celles importés d’ailleurs.
Certainement, les dirigeants africains comme Robert Mugabe du Zimbabwe et Omar Hasan Ahmad al-Bashir du Soudan sont reconnaissants à la Chine pour sa promesse d’un partenariat égal avec leurs nations. Au Soudan, Pékin est l’un des fournisseurs d’armes les plus importants de Bashir. La Chine a soutenu la résistance du président à l’encontre du stationnement des troupes de maintien de la paix dans la région du Darfour, là où les Etats-Unis ont accusé le génocide autorisé par le gouvernement d’avoir tué des centaines de milliers de personnes. L’appui chinois n’a étonné personne compte tenu du fait que plus de la moitié des exportations pétrolières du Soudan vont en Chine. En tout, le Soudan représente 5% du pétrole consommé par la Chine.
Les relations de la Chine avec les nations telles que le Soudan font craindre les officiels à Washington que l’investissement chinois ne puisse être utilisé, soit directement soit indirectement, pour soutenir les terroristes. Pour Pékin, cela montre juste un autre exemple de la pensée alarmiste de la Maison Blanche qui est apparemment déterminée de contenir l’essor de la Chine comme puissance mondiale.
Tandis que les dirigeants chinois et africains arrosent ce que Pékin qualifie d’une relation « à double gagnant », les africains moyens ne pourraient pas être tellement ravis. Dans un continent où près de la moitié de la population vit de moins d’un dollar par habitant par jour, une voiture ou un climatiseur bon marché, ou même un nouveau tee-shirt reste encore hors de portée des personnes ordinaires.
C’est vrai que les Africains ont besoin d’emplois. Bien qu’il n’y ait pas de question que les projets chinois ont créé des emplois dans certains endroits, ils ont évidemment fait perdre des emplois dans d’autres. Par exemple, en Afrique du sud et au Lesotho, on reproche la perte de dizaines de milliers d’emplois locaux dans l’industrie textile aux importations moins chères de Chine, alors la Chine a insisté sur l’embauche de travailleurs chinois dans les projets de rénovation des chemins de fer en Angola.
Bien que la politique africaine de Chine ait gagné les coeurs et les cerveaux des dirigeants du continent, le peuple africain traîne bien derrière ces « élites ». Le peuple attend de voir si le modèle d’engagement avec le continent sera différent de celui des puissances coloniales d’exploitation dans le passé.
Jusqu’ici, avec la Chine utilisant le continent comme une source de matières premières et comme un dépotoir pour ses propres biens manufacturés, la formule semble pareille.
(TMH, d’après Asia Times)