Wednesday 19 November 2008

Paris có gì lạ (November 20, 2008)



Si jamais il y avait un seul choc culturel face auquel j’étais à mon arrivée à Paris, c’était le problème du logementimg. Ayant demeuré dans une maison indépendante et tout à fait tranquille dans mon pays natal depuis mon enfance, je me suis trouvé soudainement confronté à une crise psychologique quand j’ai dû faire de longues queues pour saisir la bonne chance de louer un petit appartement à Paris. A cause des difficultés et des détresses que j’avais vécues au cours d’environ 2 mois de recherche pour une pièce d’abris, je me suis considéré comme la personne la plus heureuse du monde quand j’ai finalement trouvé un studio qui satisfait la plupart de mes conditions.

Mais ce bonheur n’a pas duré longtempsimg. Les gênes ambiantes causées par les voisins m’ont amené à un nouveau tour de dépression. Il faut dire tout de suite que j’avais pris l’élément du voisinage fort au sérieux en même temps que l’emplacement, la superficie, l’exposition de la propriété et le loyer qui va avec quand j’étais à la recherche de l’appartement. Mais il existent toujours des inconnus de l’appartement que l’on ne peut reconnaître qu’après que l’on s’y installe. J’avais été assuré par l’agence immobilière et puis par les gardiens que tous mes voisins étaient des fonctionnaires bien payés, ce que j’ai automatiquement perçu comme étant « bien éduqués et disciplinés ». Je m’étais à peine installé dans mon petit studio que j’ai commencé à subir des gênes provoquées par des bruits de pas et de meubles provenant de l’appartement au dessus.

Au lieu d’accuser mes voisins immédiatement, j’ai reproché le problème à la tranquillité générale parfaite de la résidence et en même temps la qualité trop limitée du système d’insonorisation qui permettent aux résidents en dessous à entendre le bruit du pipi provenant de l’appartement au dessus img! Une autre raison pour laquelle je me suis retenu de critiquer mes voisins était ma supposition qu’ils auraient pu faire ces bruits involontairement. C’était simplement du à leurs habitudes. Je me suis également efforcé de me distraire de ces bruits en écoutant la musique et regardant la télé. Mais ma patience s’est épuisée quand le tapage qui se produisait jour et nuit, tôt et tard est devenu mon obsession. J’ai décidé de passer à l’action. J’ai commencé par déposer une plainte orale aux gardiens qui m’ont promis d’envoyer le message aux voisins en question.

Malheureusement, la gêne est devenue plus grave suite à cette action. Je me suis demandé si c’était parce que je faisais plus d’attention aux bruits et, par conséquent, devenais plus obsédé par cela. J’ai décidé de prendre l’étape suivant en rencontrant les voisins pour leur en parler directement et, bien sûr, poliment. J’ai même recommandé des solutions pour qu’ils puissent mettre fin à ces bruits, telles que l’utilisation de pantoufles et de moquettes. A l’encontre de mes attentes pour une réponse amicale, ce fameux couple russe a donné un « Non » retentissant à toutes mes remarques et recommandations en niant toutes les responsabilitésimg. J’étais tellement choqué que j’ai commencé à batailler en anglais sans besoin de savoir s’ils me comprendraient. Enfin, je les ai quitté sans dire au revoir. Conscient que ces gens, eux aussi, sont des locataires, le lendemain j’ai écrit une longue lettre à l’agence immobilière en portant plainte contre ces voisins méchants. J’ai aussi mis dans le casier de ces voisin choquants une lettre, les mettant en garde que je devrais avoir recours à la police si la situation ne s’améliorait pas. Pouvez-vous imaginer leur réponse ? Elle était une seule phrase : « si vous voulez appeler la police, faites-le » img Bien sûr, j’ai signalé cette réponse immature à l’agence immobilière qui m’a promis de prendre des mesures nécessaires.

En fait, la situation s’est à peine améliorée après. J’ai quasiment abandonné « la lutte » en m’encourageant de cohabiter avec les gênes ambiantes comme la façon dont mes compatriotes vietnamiens cohabitent avec les inondations ! A ce moment là, j’ai commencé à critiquer ma compagnie dont la générosité m’avait permis de transporter trop de meubles du Vietnam, ce qui, par la suite, me rendait tellement immobile que je devenait terrifié par l’idée de déménager!

Finalement est venue une bonne matinée où j’ai entendu des « grands boums » toujours au dessus et c’était ce que j’ai vu : mes « chers » voisins ont déménagé !!! Quel bonheur img! Quel soulagement ! Certes, j’avais du moins un mois de tranquillité absolue après leur départ. J’ai aussi eu du temps pour penser à « une stratégie » envers les voisins venant et j’ai trouvé « la tactique de l’attentat préemptif » que le Président Bush avait appliquée pour affronter « les nations méchantes»img. Dès que mon nouveau voisin est arrivé, j’ai parlé avec lui, mettant l’accent sur le problème des bruits de pas et de meubles. Le voisin semblait avoir pris note de l’avertissementimg. Pour l’instant, tout va bien !

(TMH, Paris, 11/2008)

Thursday 13 November 2008

Máu mặt (November 14, 2008)



Bức ảnh kia thì nhiều người biết rồi, nó là một minh họa khá hay về cuộc chiến biên giới Việt- Trung. Có người nói bức ảnh đó còn là cảm hứng cho một bài hát mà rất nhiều người Hoa trên thế giới biết, nhiều người Việt Nam cũng biết, đó là bài 血染的風采, đọc là "Xueran de Fengcai" hay "Hsüe-jan te Fung-t'sai", còn phiên âm Hán Việt theo mặt chữ là "Huyết nhiễm đích phong thái" (Đại Cồ Việt) hay "Phong thái huyết lương" (Công Tôn Sách), dịch nghĩa sang tiếng Anh là "the blood-stained flag", còn Google cho nghĩa thuần Việt tương đương rất máu là "Máu mặt" img.

Theo một người bạn học Asian studies thì:

"The song was written in 1987 in memory of those who died in the Sino-Vietnamese War of 1979 , which was a short but particularly bloody war between China & Vietnam, which ultimately resulted in a stalemate.( Xem cách Trung Quốc sân khấu hóa cuộc chiến tranh này ở đây)


However, after the Tian'anmen Massacre, the song began to be used by the survivors of the massacre to commemorate those who had died. The song became associated with the democracy movement within the People's Republic of China.( Nghe bài hát này ở đây)


It was famously sung by Anita Mui (每艷芳, Mei Yanfang, Mai Diễm Phương) for the 1st anniversary of the massacre in Hong Kong." (Nghe bài hát ở đây)

Well, here is a translation of the song:

血染的風采

The blood-stained flag

也許我告別 將不再回來,你是否理解?你是否明白?
Perhaps, when I leave I ,will never come back, can you understand? Can you comprehend?
也許我倒下 將不再起來,你是否還要永久的期待?
perhaps when I fall down I won't get back up, are you still going to expect me to be there?
如果是這樣 你不要悲哀 共和國的旗幟上有我們血染的風採。
If things are going to be like this
don’t be sorry
the elegant republic flag will be dyed with our blood.

也許我的眼睛 再不能張開,你是否理解我沉沒的情懷?
perhaps, I if I cannot open my eyes again,
can you understand my suppressed feelings?

也許我長眠 再不能醒來,你是否相信我化作了山脈?
Perhaps, I will never awake from the never-ending sleep,
Can you understand that I have turned into mountains, and rivers?

如果是這樣 你不要悲哀,共和國的土壤裡有我們付出的愛。
Let it be, don’t be sorry, we have devoted love to the republic’s soil.

如果是這樣,你不要悲哀,共和國的旗幟上有我們血染的風採。血染的風採。
If So, don’t be sorry
the elegant republic flag will be dyed with our blood.
----

Bản Hán Việt do Công Tôn Sách dịch: (xem Comment)

Có thể nghe qua các links dưới đây:

http://www.youtube.com/watch?v=uBOPgN08j2I&feature=related

http://www.youtube.com/watch?v=4ka-zqQ5vHI&feature=related

http://www.youtube.com/watch?v=tcYhEw4j-x0&feature=related

http://www.youtube.com/watch?v=EQW-0jpbVk4&feature=related

http://www.youtube.com/watch?v=BzCfSeMcb68&feature=related

http://www.youtube.com/watch?v=0NIJ9orgWks&feature=related

http://www.youtube.com/watch?v=ReflJVog-Ik&feature=related

http://www.youtube.com/watch?v=iOKVQbPrRks&feature=related

http://www.youtube.com/watch?v=LdT57wL9Y6I&feature=related

http://www.youtube.com/watch?v=5_IdpQ680oM&feature=related

http://www.youtube.com/watch?v=Q4_-AtXF1G4&feature=related

--

Thursday 6 November 2008

KIỂU HƯNG- Tài hoa & Lưu lạc (November 07, 2008)



(Có cả trăm bài bác Kiều Hưng và cô Xuân Thanh hát, nhưng 360° không cho post nhạc nữa nên đành chịu thôi)

Tác giả: Hữu Việt- Báo Tiền Phong

Đến với âm nhạc một cách tình cờ nhưng Kiều Hưng nhanh chóng khẳng định được tài hoa của một ca sĩ thực thụ. Nhắc đến Kiều Hưng là người ta nhớ đến những tác phẩm có dấu ấn gần như kinh điển.

img
Ca sĩ Kiều Hưng. Ảnh: HV
Buổi biểu diễn văn nghệ do Hội Việt - Mỹ và Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Hà Nội tổ chức tại khách sạn Opera Hilton vào dịp kỷ niệm 10 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có số khách quá đông. Nhiều người đến chậm phải đứng ngoài sảnh của khách sạn, một số lục tục ra về.

Bỗng qua khe cửa phòng hòa nhạc vang vút lên: “Khi cất lên tiếng ca gửi về người yêu phương xa...” (Tình ca - Hoàng Việt). Tiếng hát vừa lạ vừa quen, như đã bị lãng quên, mà vẫn hiện hữu... có sức cuốn hút lạ lùng, khiến những người đứng ngoài đổ xô vào trong phòng.

Người nghệ sĩ vóc dáng nhỏ bé, đã luống tuổi, nhưng giọng hát thì gần như không bị thời gian làm hề hấn gì: Đẹp, mượt mà, da diết. Nghe tiếng hát những người thuộc thế hệ chúng tôi, hoặc muộn hơn một chút trở về trước, đều có thể gọi đúng tên ông: Kiều Hưng. Hai năm nữa ông bước sang tuổi cổ lai hy.

Kiều Hưng hát liền một mạch 3 bài. Ông dễ dàng vượt qua những quãng nhạc khó và liên tục nhận được những tràng pháo tay tán thưởng. Không chỉ khán giả Việt có mặt hôm đó thích tiết mục của ông, những vị khách Mỹ đứng gần tôi cũng vỗ tay rầm rầm khi ông hát xong bài “Oh, Susanna !- S. Foster”

Cách đây lâu lắm rồi, nghe đồn Kiều Hưng đi Nga xuất khẩu lao động (?), rồi trốn sang Đức tị nạn? Đất nước thời mở cửa, hội nhập, thanh niên thích nghe nhạc mới, tên tuổi ông dần bị lãng quên.

Nhưng nghe mãi “tóc nâu môi trầm, thấy em ngoài phố đông”, “em đến bên anh, tình yêu dối lừa” v.v... người ta bỗng chợt nhận ra, những bài hát ngày xưa ca từ mới thật hay, thật sâu sắc, còn nhạc thì thật đẹp. Một trong những người thể hiện xuất sắc nhất dòng nhạc cách mạng, kháng chiến và xây dựng xã hội mới ấy chính là Kiều Hưng.

Trước ngày Kiều Hưng lên đường quay lại nước Đức, tôi đã có cuộc trò chuyện kéo dài khoảng 7 tiếng với ông trong một quán giải khát. Nghe ông tâm sự về cuộc đời lạ lùng, đầy biến cố của mình tôi chợt nhận ra một điều. Có những người nghệ sĩ mà tài năng và số phận thật mong manh. Một cơn gió mạnh có thể nâng họ bay vút lên, nhưng cũng có thể hất họ xuống vực. Như một chiếc lá. Những chiếc lá như thế rất cần đến sự cảm thông, rộng lượng, tha thứ nhiều hơn là trách cứ, hắt hủi.

Hôm ấy Kiều Hưng đã kể với tôi rất thật, gần như toàn bộ về cuộc đời ông: “Đáng lẽ anh định dành kể câu chuyện này cho Trần Đăng Khoa. Nhưng Khoa dạo này bận quá...”.

Chúng tôi thoả thuận là, những chi tiết riêng tư có thể làm một số người trong cuộc bị tổn thương, tôi sẽ chưa được phép công bố cho đến khi nào ông đồng ý. Và vì vậy, câu chuyện dưới đây mới chỉ là những mảnh ghép của cuộc đời một ca sĩ - từ cậu bé nông thôn thiệt thòi, yếm thế nhưng giàu nghị lực đến người nghệ sĩ tài hoa và lưu lạc.

“Tôi sinh ở làng Thường Xuyên, nằm bên bờ sông Nhuệ, thuộc huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Tây). Gia đình tôi, ngày xưa gọi là địa chủ nông thôn. Nhà có khoảng 30 mẫu ruộng, 4 con trâu. Bố tôi mất năm tôi mới 2 tuổi. Nhà hiếm con trai nên ông cụ cứ phải... lấy nhiều vợ, mẹ tôi là người thứ 7. Tuy là gia đình địa chủ nhưng thân phận lẽ mọn nên chẳng khác gì người làm...”.

Kiều Hưng sống một tuổi thơ cô độc, ngơ ngác. Người anh gầy nhỏ, nên thường bị bắt nạt. Mẹ anh suốt ngày lao động vất vả, cơm phải ăn cùng với thợ. Nhà chủ ăn cơm trắng, còn thợ chỉ được ăn cơm vàng. “Tuổi các em chắc không biết “cơm vàng” là cái gì đâu. Nó được nấu bằng gạo hẩm, xay từ thóc mót quanh những cây rơm, nên có màu vàng”.

Kiều Hưng lấy khăn tay lau nước mắt. Thương mẹ quá, nhiều hôm anh lén giấu phần xôi sáng, ủ vào chăn, đợi đến tối mẹ đi làm về lấy ra mời mẹ...

Cha mất sớm, mọi quyền bính trong nhà nằm trong tay người anh cả. Người anh rất nghiêm khắc. Những khi Kiều Hưng mắc lỗi, bị người anh phạt, bắt quỳ trên hai chiếc bát úp ngược. Mẹ anh, cho dù rất xót con cũng không dám xin.

“Anh cả mua rất nhiều đĩa hát. Những hôm uống rượu say anh cả gọi tôi lên nhà trên, bắt bóp chân cho anh nằm nghe nhạc”. Không ngờ, từ đây những bài học âm nhạc đầu tiên, tự nhiên, lặng lẽ bám rễ vào tâm hồn đa cảm của cậu bé Kiều Hưng. “Sở dĩ sau này tôi hát tốt nhiều làn điệu dân ca và những bài hát nước ngoài cũng là nhờ được “luyện âm” từ thuở ấy”.

Tôi hỏi: “Năm nay ông 68 tuổi, vẫn giữ nguyên được giọng hát, có bí quyết gì không?”

“Trời cho là chính. Thêm nữa, tôi không bao giờ hút thuốc lá”.

Kiều Hưng thú thật, hồi nhỏ do sức yếu nên học văn hoá rất xoàng. Đến tuổi thiếu niên, gia đình đưa anh ra Hà Nội. Anh từng học nghề may trong nhà mấy ông chú ở phố Hàng Đào. “Suýt nữa tôi trở thành thợ may rồi! Đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ cách thùa khuyết”.

Thế nhưng hình như tiếng gọi của số phận đã nhắc đến tên anh. Nghe tin nhạc viện tuyển sinh cho khoá thanh nhạc đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, anh đến đăng ký. “Tôi nhớ cùng thi với mình có anh Trung Kiên. Hồi ấy tôi hát đã bắt đầu hay rồi...” - “Hôm ấy ông hát bài gì?”. Kiều Hưng hát luôn: “Bạn ơi đi với tôi lên đỉnh núi khi trời chiều... bài Leninski Gory - Đỉnh núi Lê nin, do một chị đi Nga về dạy lại”.

Hát xong, giám khảo là một ông thầy người Trung Quốc gật gù, khen ngợi. Thế nhưng khi công bố kết quả thì Kiều Hưng lại trượt! “Tôi bao giờ cũng cố gắng nói thật. Sự thật mới hay, giả dối chẳng có nghĩa gì. Lí lịch của mình tôi thành thật khai là con địa chủ, nhưng thuộc thành phần bị áp bức; năm 54 tôi có vào Nam với người chị mấy tháng rồi quay ra Bắc v.v... tóm lại có gì tôi khai tất tật.

Nhưng lúc ấy cũng chưa biết lí do vì sao mình lại trượt! Chỉ thấy buồn. Tôi còn biết ngâm thơ, giọng đọc cũng khá nên sau khi không đỗ vào nhạc viện, tôi xin đi làm thuyết minh phim, nhưng viết hàng trăm lá đơn, chẳng đâu nhận...”.

Để có tiền học thêm văn hoá, Kiều Hưng phải dậy từ 3, 4 giờ sáng, đi bỏ mối báo, tối lại dạy kèm thêm trẻ em trong phố. Khi học sắp xong phổ thông thì Đoàn ca múa nhạc Trung ương tuyển người. May mắn thay, lần này Kiều Hưng được nhận vào làm hợp xướng viên. Nhưng những lúc rỗi anh được giao thêm nhiệm vụ giúp chị Tình - thủ kho, đánh giầy, là quần áo cho các diễn viên khác.

“Bao giờ thì ông được hát đơn ca?”

“Chính thức thì trong phim Vợ chồng A Phủ. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương khi đó là trưởng đoàn của chúng tôi được mời viết nhạc cho bộ phim này. Anh Vũ Chất là trưởng tốp hát nam được phân công hát. Anh đóng cửa tập: “Ơ... đầu trời có sao chiều, sao sớm, đầu núi kia có ở hai người yêu nhau...”.

Tôi thuộc giai điệu, thỉnh thoảng lẩm nhẩm hát theo. Có người nghe thấy, mách với ông Thương. Ông Thương gọi tôi lên, bảo hát thử. Nghe xong, ông nói, được, Kiều Hưng hát luôn nhé. Hôm phim chiếu ra mắt ở rạp Tháng Tám, lần đầu tiên tôi nghe thu thanh chính tiếng hát của mình, cảm động đến trào nước mắt.

Ông La Thăng, đội trưởng đội ca ngồi cạnh tôi khen: “Thằng nào hát hay quá!”. Tôi thưa: “Em hát đấy ạ!”. Ông Thăng nhìn tôi có vẻ ngạc nhiên. Tôi ngồi cắt tóc, lại nghe người thợ cạo nói một câu tương tự: “Thằng đ. nào hát trong phim Vợ chồng A phủ hay quá!”. Được quần chúng khen, trong lòng thấy thích lắm, nhưng tôi không dám khoe nữa. Bài hát này được phát trên đài, thính giả khắp nơi gửi thư về động viên, khuyến khích. Từ đó đoàn mới chính thức công nhận tôi hát được đơn ca”.

Vào những dịp 20/7 hàng năm là Ngày đấu tranh thống nhất và Quốc khánh 2/9, Kiều Hưng thường được biệt phái vào Đoàn ca múa miền Nam, đi biểu diễn ở vùng giới tuyến, Bến Hải, Cửa Tùng.

img
Kiều Hưng đăng ký tác phẩm tại trung tâm bản quyền tác giả âm nhạc (7/2005). Ảnh: H.V
Bên kia bờ sông Bến Hải, địch lắp loa cá sấu của Mỹ. Mỗi khi ta biểu diễn, chúng lại bật lên át hết cả tiếng. Bên mình cũng có một dàn loa Trung Quốc gồm 36 cái, xếp theo hình bông hoa, nhưng không ăn thua so với họ. Những khi không hát được thì ta cho múa ra. Địch lại tổ chức một tốp nữ thanh niên mặc áo dài, xếp hàng, tay dứ quả đấm sang khiêu khích. “Nhưng đồng bào mình ở bên ấy cứ giả vờ giặt chiếu, rửa rau, đứng ngâm chân dưới sông để nghe ca nhạc miền Bắc. Chúng tôi lại hát càng hăng...”.

“Chuyến đi Nam nào ông nhớ nhất?”

“Năm 1966 Bộ Văn hoá tổ chức một đoàn ca múa nhạc gồm các nghệ sĩ hàng đầu đi vào tuyến lửa Vĩnh Linh, Quảng Bình, Đường 9 Nam Lào. Ca có anh Quốc Hương, múa có chị Phùng Thị Nhạn, các anh Mạnh Hùng, Đinh Thìn... Nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc (tác giả các bài hát nổi tiếng Cô lái đò, Tiếng đàn bầu...) làm trưởng đoàn.

Chuyến đi này khá gian khổ. Có hôm gặp máy bay oanh tạc, bom nổ hất cả tôi và chị Phùng Thị Nhạn xuống rệ đường. Có hôm chúng tôi cùng tham gia tiếp đạn cho bộ đội phòng không đánh giặc. Buổi tối thắp đèn dầu hát, khi máy bay nó đến, phải lấy dù chùm lên che bớt ánh sáng để hát tiếp. Xuống tận giao thông hào hát phục vụ thương binh... vừa hát chúng tôi vừa khóc.

Nhạc sĩ Trần Hữu Pháp tình cờ nhặt được mẩu báo có in bài thơ “Em bé Bảo Ninh”, anh đem phổ nhạc. Tôi tập, hát luôn: “Em bé Bảo Ninh, bên bờ Nhật Lệ...”. Với bài hát còn nóng hôi hổi đó, tôi hát tại các trận địa phục vụ bộ đội và bà con, ở đâu cũng được hoan nghênh nhiệt liệt. Nhờ chuyến đi này mà anh chị em nghệ sĩ mới thâu lượm được thêm nhiều điều có ý nghĩa về cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc của quân dân ta”.

Trên đường ra Bắc, có một câu chuyện mà Kiều Hưng nhớ mãi. Đến bến phà sông Gianh đang vào giờ cao điểm, nhưng xa nhà đã lâu ngày, anh chị em nghệ sĩ liều, rủ nhau tranh thủ sang sông. Ông Nguyễn Đình Phúc giang tay ngăn lại: “Các em phải chấp hành nguyên tắc. Các em là vốn quý của đất nước, không được chủ quan. Nhân danh trưởng đoàn và người chỉ huy cao nhất ở đây, tôi ra lệnh cho tất cả ở lại!”.

Trong suốt thời gian đi vào tuyến lửa, ông Nguyễn Đình Phúc là người nhẹ nhàng, tâm lý, thương yêu mọi người nên rất được anh chị em nghệ sĩ kính trọng. Đây cũng là lần đầu tiên ông dùng mệnh lệnh. Thế nhưng lúc ấy trời yên tĩnh, nên mọi người không nghe, cứ ùa lên phà. Ông Phúc giận, quay lại ngồi bên này sông một mình, chờ đến chiều, hết giờ cao điểm mới sang. Thế là những người đã qua được sông rồi vẫn phải ngồi chờ. Chờ mà ân hận và thương người thủ trưởng hết lòng vì các nghệ sĩ mà ông gọi là “vốn quý của đất nước” !

Một thời gian sau, Bộ Văn hoá tổ chức đoàn văn công đi biểu diễn ở 12 nước XHCN. Kiều Hưng nhỏ con, lại còn trẻ, nhưng nhờ có thành tích trong chuyến đi nói trên nên cũng được xếp vào đoàn làm hợp xướng viên. Sát ngày lên đường thì ông Giáp, phó đoàn thông báo tin gấp: Bộ Văn hoá có công văn cử chị Tường Vi và chị Khánh Vân đi học ở Liên Xô. Thế nhưng các chị muốn tham gia biểu diễn hơn, nên từ chối. Nay nếu ai có nguyện vọng du học thì sẽ được đi thế vào suất này.

“Nghe được đi học, tôi mừng quá, nhận ngay. Thế nhưng khi ấy lại có đơn kiện, Kiều Hưng hát hay, có thành tích, nhưng người nhỏ yếu, không biết có đủ sức khoẻ không? Kiều Hưng chỉ hát dân ca, nay lại đi học opera có phí không? v.v... Đúng là con người ta có số vất vả thật. Nhưng vì không còn người đi học, và tôi cũng hứa sẽ tích cực rèn luyện sức khoẻ nên cuối cùng đã được chấp nhận !”.

Kiều Hưng được phân về học ở Nhạc viện Kiev. Có lẽ đây là thời kỳ ông cảm thấy được bình yên nhất. Đất nước Liên Xô ngày ấy với ông, chẳng khác gì trong những cuốn tiểu thuyết ông được đọc và như trong bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tí: “Nhân dân Liên xô vui hát trên đồng hoa...”.

Ông lại được học cùng với nghệ sĩ Trung Kiên. “Hai anh em ở cùng phòng, học cùng thầy. Chúng tôi rất quý mến nhau. Anh Trung Kiên là người có chất giọng đặc biệt, bẩm sinh đã là teno cao, khi hát thường cao hơn nửa tông hoặc một tông so với người bình thường thì mới đạt tới độ trong sáng và hay nhất. Anh cũng là người thông minh, học nhanh, hát romance của Traicôpxki là những bài khó mà anh vẫn đạt kết quả rất tốt”.

Sau này khi Kiều Hưng đã ở CHLB Đức, ca sĩ Trung Kiên khi ấy là thứ trưởng Bộ Văn hoá dẫn một đoàn VN đi biểu diễn ở mấy nước châu Âu, hai ông đã gặp lại nhau. Tuy khoảng cách, địa vị không còn như xưa nhưng theo Kiều Hưng kể lại thì họ vẫn cư xử với nhau khá thân mật.

Thứ trưởng Trung Kiên mời Kiều Hưng ở lại nghỉ cùng phòng để trò chuyện, nhưng Kiều Hưng từ chối vì bận việc. Ông Kiên còn tỏ ý sẵn sàng đứng ra bảo lãnh nếu Kiều Hưng có ý định trở về VN. Thật không may là lúc ấy Kiều Hưng mới nhận lời tham gia một show biểu diễn ở bên Mỹ nên đã để lỡ đi một dịp có thể hồi hương.

Ở Kiev bấy giờ họ có một cộng đồng âm nhạc khá mạnh. Nam có Trọng Khanh, Trung Kiên, Kiều Hưng... nữ có Thanh Trì, Mai Khanh... sau đó có thêm nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn, nghệ sĩ Trần Thu Hà (Giám đốc nhạc viện Hà Nội bây giờ) sang.

Thường khi thi tốt nghiệp, SV Việt phải hát ghép với một SV Nga. Riêng Kiều Hưng, là người đầu tiên được hát một mình cả một chương trình. Ông đóng hai vai: giáo viên vũ đạo Priker và nhà thơ Lenski trong vở opera nổi tiếng Evghenhi Onhegin. Giọng hát của ông được thu làm tài liệu giảng dạy của nhà trường.

img
Kiều Hưng (thứ 2 từ trái sang) tại Festival quốc tế âm nhạc và múa dân gian (Mátxcơva)
Năm 1972, Kiều Hưng tốt nghiệp. Lúc chia tay, bà giáo người Nga cứ ôm lấy ông khóc và nói: Ôi, những học sinh yêu quý cuối cùng của tôi! Hình như bà linh cảm được tuổi già, chiến tranh và cách trở khiến mình không bao giờ còn gặp lại các học trò Việt Nam này nữa. Tất cả đều chảy nước mắt.

Thật ra gần 20 năm sau, năm 1991, Kiều Hưng sang Nga, có về thăm lại trường xưa và tìm gặp cô giáo cũ xin học tiếp. Nhưng bà giáo đã quá già, không thể dạy ông được nữa. Tuy nhiên bà vẫn nhiệt tình viết thư giới thiệu để ông được vào làm thực tập sinh ở trường Đại học Văn hoá Mátxcơva. Tôi để ý thấy, khi nhắc đến cô giáo mình, Kiều Hưng mấy lần lấy khăn tay ra chấm nước mắt. Đây cũng là cử chỉ ông thường làm khi kể về mẹ.

Về nước, Kiều Hưng tiếp tục cống hiến cho ca nhạc cách mạng. Giọng của anh đã đạt tới độ chín. Những bài hát do anh thể hiện như: Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người, Tiếng hát Thành phố mang tên Người, Tiếng đàn bầu, Rặng trâm bầu, Thành phố hoa phượng đỏ, Tình ca, Người đi xây hồ Kẻ Gỗ, Trước ngày hội bắn, điệu Giã bạn v.v... đã để lại những dấu ấn gần như kinh điển

Đặc biệt bài Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người Kiều Hưng hát sau nhiều ca sĩ khác nhưng anh đã có những thành công đặc biệt. Khi anh cất lên tiếng hò, được sự trợ giúp của dàn tốp ca nữ và tài phối âm, phối khí của nhạc sĩ Cao Việt Bách, không gian như trải rộng thêm, mênh mang và có độ vang vọng mới.

Bài hát này đã được thu thanh và gửi đi phát trên đài phát thanh của tất cả các nước XHCN. Một bài hát khác là Tình ca, Kiều Hưng cũng hát sau nhiều người, thế nhưng cùng với giọng hát của anh, Tình ca đã được chọn vào tuyển những bài hát hay nhất (mỗi nước chỉ được chọn một bài) của các quốc gia thuộc khối không liên kết.

Quãng năm 1987 - 1988, Bộ Văn hoá có chủ trương “Thanh xuân hoá đội ngũ nghệ sĩ”. “Đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ đó là thông tri số 22 của Công đoàn Bộ Văn hoá - Kiều Hưng ngậm ngùi - theo đó, các nghệ sĩ có 50 năm tuổi đời và 30 năm tuổi nghề sẽ phải nghỉ hưu.

Đọc xong công văn, chúng tôi thấy buồn và tiếc vô cùng. Mình đang còn sung sức mà đã phải về ư? Anh thử tưởng tượng cuối những năm 80 của thế kỷ trước, người về hưu nếu không có nghề phụ thì biết sống bằng gì. Mà chúng tôi lại chỉ biết mỗi một việc là hát”.

Thoạt tiên người ta cũng chưa đụng đến các soloist xịn. Những anh chị em hợp xướng viên thuộc diện phải về trước đấu tranh dữ quá: Tại sao Kiều Hưng, Bích Liên, Đinh Thìn... vẫn được ở lại? Chẳng qua là phân công nhiệm vụ, chứ hợp xướng viên và đơn ca thì có khác gì nhau? Nếu đơn ca không phải về thì chúng tôi cũng không về! v.v...

Thế là cả soloist lẫn hợp xướng viên cùng phải về cả!

Ở tuổi 50, Kiều Hưng lại bắt đầu một hành trình đi xin việc. Hành trình này xem ra còn có vẻ gian truân, vất vả hơn khi ông mới bước vào đời.

Thoạt tiên ông tìm tới Đài phát thanh vì giọng ông thu thanh rất hợp. Ông Phan Phúc, bấy giờ là người phụ trách, nghe Kiều Hưng hát xong, nắm lấy tay ông: “Hát hay quá! Kiều Hưng hát cho đài là hợp nhất. Thế nhưng ở đài có anh Trần Khánh, đến khi gần về hưu rồi mà vẫn chưa được vào biên chế, vì ngày xưa đi kháng chiến, song không biết vì sao có thời gian lại quay về thành... Thêm nữa quy định 50 năm tuổi đời và 30 năm tuổi nghề với cơ quan Đài cũng không có ngoại lệ. Không thuận nó ở chỗ ấy nữa...”.

(Còn nữa)

PHẦN 2

Không chỉ bươn trải trong Nam, ngoài Bắc, nghệ sĩ tài hoa Kiều Hưng còn sống những ngày tháng lận đận long đong ở nước ngoài. Trong đó sang nước Nga là bước ngoặt lớn đầu tiên.

img
Nghệ sĩ Kiều Hưng
Hồi Kiều Hưng còn công tác tại Nhà hát Ca múa nhạc nhân dân TW, ông được mời dạy thêm hệ tại chức khoa Thanh nhạc, Nhạc viện Hà Nội. Nghệ sĩ Mai Khanh là trưởng khoa.

Học sinh tại chức giọng hát khá hạn chế, nhưng nhờ thầy nhiệt tình, trò cố gắng nên trong số đó có các ca sĩ như Mạnh Hưng, Tiến Hỷ... sau này đã giành được danh hiệu NSƯT. Như vậy, dù phải về hưu, nhưng chí ít ông cũng còn hy vọng có việc làm ổn định, phù hợp với chuyên môn.

Nhưng trước đây có lần đến nhạc viện, Kiều Hưng nhận được lá thư nặc danh, nội dung đại khái như sau: “Anh Kiều Hưng thân mến. Vừa rồi khoa Thanh nhạc họp, có ý kiến nói anh là soloist của nhà hát, đã được đi biểu diễn nhiều, nay còn được dạy thêm ở nhạc viện. Bây giờ thầy nhiều, trò ít, người ta định cho anh nghỉ. Vì lòng quý mến đối với anh, xin thông tin lại để anh biết...”.

Kiều Hưng mỉm cười: “Có thể người viết thực lòng quý mình, cũng có thể họ muốn làm cho mình biết khó mà rút lui... Tôi cầm lá thư lên gặp ông Nguyễn Văn Thương khi ấy vừa là giám đốc nhà hát của tôi, vừa là giám đốc nhạc viện. Lúc ấy trong phòng có cả anh Trung Kiên, người mới thay anh Mai Khanh làm Trưởng khoa Thanh nhạc. Hai người đọc xong, anh Trung Kiên không nói gì. Ông Thương bảo: “Anh để thư này lại cho tôi”. Bẵng đi một thời gian dài, không thấy ai nhắc tới lá thư đó nữa, tôi đành cho qua”.

Kiều Hưng tiếp tục tìm đến Viện Âm nhạc. Anh thấy mình còn có khả năng hát ca trù và ngâm thơ để tự tiến cử với nhạc sĩ Tô Vũ. Ông Vũ bảo Kiều Hưng hát thử. Nghe xong, ông Vũ khen: “Được lắm. Nhưng bên mình cũng làm gì có... biên chế”.

Không thể bó tay ngồi yên, nhóm nghệ sĩ tuy hết tuổi cơ quan nhưng vẫn còn sung sức tuổi nghệ thuật: Mạnh Hùng, Hữu Xuân, Bích Liên, Xuân Nhung, Đinh Thìn, Kiều Hưng... tìm đường Nam tiến, vào miền đất vốn năng động và cởi mở với những thực tài.

Ở Sài Gòn, khi nào kiếm được một show diễn nghiệp dư, nhóm nghệ sĩ miền Bắc lẫy lừng một thuở tập hợp nhau lại. Họ phải ở nhờ nhà tập thể của một công ty đường sắt...

Đang lúc lang thang chưa biết bấu víu vào đâu, Kiều Hưng bất ngờ gặp lại một người bạn học cũ là bà Ca Lê Hồng (bà Hồng là chị em với nhạc sĩ Ca Lê Thuần và nhà thơ, liệt sĩ Ca Lê Hiến - Lê Anh Xuân). Với sự giúp đỡ của bà, Kiều Hưng được làm giảng viên lớp Đại học Thanh nhạc dân tộc của trường Nghệ thuật sân khấu 2. Vì dạy môn này nên Kiều Hưng biết thêm... hò Đồng Tháp!

Thế nhưng khi lớp học kết thúc, không đủ kinh phí mở lớp mới, Kiều Hưng phải chuyển sang dạy thanh nhạc cho một lớp cải lương hệ B. Bấy giờ hệ B mang nặng tính thương mại, tuyển rất đông học sinh. Phần đông các ca sĩ tương lai này chỉ đến trường để trốn nghĩa vụ hoặc đi học... cho vui.

Với một người lao động nghệ thuật chuyên nghiệp như Kiều Hưng thì tình trạng này khiến ông vô cùng chán ngán. Điều an ủi duy nhất là, nhờ dạy ở đây mà ông được phân nhà. Đó là căn buồng tập rộng vỏn vẹn 6m2.

Khi ông đón vợ và 2 con từ miền Bắc vào mới được linh động bổ sung thêm một phòng tập rộng 6m2 nữa, vậy là 12 mét. Nếu ta nhớ lại thời gian cách đây gần 20 năm ở Sài Gòn nhà cửa không quá khan hiếm như ngoài Hà Nội thì gia đình Kiều Hưng 4 người ở một diện tích như vậy quả là quá khiêm tốn.

Năm 1991, chị Việt Bắc (vợ ca sĩ Kiều Hưng) trúng tuyển đi nghiên cứu sinh ở Nga. Một cơ hội mới mở ra với cả gia đình. Đã từ lâu Kiều Hưng muốn đi học tiếp. “Lớn tuổi rồi, nếu không hát được nữa thì học xong mình sẽ về nước đi dạy...” Như vậy ở thời điểm đó, Kiều Hưng đã tính đến bước lùi.

Kiều Hưng tư lự: “Năm ấy tôi cùng các con sang thăm nhà tôi. Nhờ có thư giới thiệu của bà giáo cũ ở Kiev, tôi được nhận vào trường Đại học Văn hóa tổng hợp Matxcơva. Ở đây tôi đã gặp vợ chồng người bạn cũ là anh Tôn Thất Chiêm và chị Xuân Thanh”. Có thể nói cuộc gặp gỡ này là bước ngoặt khiến cuộc đời của Kiều Hưng rẽ sang hướng khác mà ta sẽ nói đến ở sau.

Ngoài giờ học, bộ ba này lập thành một nhóm tham gia các chương trình công - xe (concert) của nhà trường. Liên Xô tan rã, chi phí học tập (không nhỏ) họ đều phải tự trang trải. Bộ ba nhận thêm hợp đồng biểu diễn phục vụ cộng đồng người Việt từ khắp nơi đổ về Matxcơva ngày một đông.

Thời kỳ ấy có thể gọi là thời hoàng kim của những người VN sang Nga buôn bán. Trước đó một, hai năm, mua chiếc máy tính XT ở Việt Nam với giá cắt cổ hơn 1000 USD, mang sang Nga dễ dàng bán với giá cao gấp đôi, gấp rưỡi! Còn nếu bạn đi từ Ba Lan sang Matxcơva, chỉ cần “trông hộ” một giàn máy vi tính, sẽ có người mua tặng bạn vé tàu; đến nơi lại có người đưa đón, và bạn sẽ được nhận thù lao hai vé dễ như bỡn.

Sau này thì ào ào áo gió ra quân, rồi áo thêu, áo phông, quần lót bông hồng, đồng hồ điện tử, son môi, bút chì kẻ mắt... ở nhà giá khá bèo, sang bên ấy lập tức biến thành vàng, thành đôla. “Đôm” 5, “ốp” Vòng bi, Búa liềm, Saliut... trở thành những trung tâm thương mại tấp nập. Các soái (chữ dùng để suy tôn những người giỏi buôn bán hoặc được phỏng đoán có tài sản trên 1 triệu đôla) người Việt liên tục xuất hiện.

Nhưng Kiều Hưng không phải tạng người biết lợi dụng thời thế để làm ăn. Trong không khí nóng bỏng tiền tiền tiền thời bấy giờ, ông chỉ là một kẻ “vô tích sự”.

img
Kiều Hưng, Xuân Thanh đang biểu diễn tại Leipzig 1995
Hồi ấy tôi có nhiều cơ hội qua lại nước Nga, nghe tin đồn Kiều Hưng mới bị trấn lột. Những tên cướp người Việt tống ông lên xe ô tô bịt kín, đưa vào rừng và thất vọng khi nhận ra cái người ăn mặc bảnh bao kia hoá ra chỉ là một anh nghèo kiết với vài chục rúp trong túi.

Thậm chí chúng đã định nện nạn nhân một trận cho bõ tức nếu không có kẻ trong bọn nhận ra ông đây chính là ca sĩ Kiều Hưng! Hôm đó chúng đã làm một việc “tử tế” hiếm hoi là chở Kiều Hưng quay lại metro gần nhất khi ông ấp úng nói mình không biết đường về.

Khi tôi hỏi ông thực hư chuyện này, Kiều Hưng chỉ cười: “Việc ấy thì có, nhưng đã bị thêu dệt thêm ít nhiều”. Ông trầm ngâm: “Hồi còn sống, bà cụ tôi thường bảo: May mà mày còn có giọng hát, chứ không có giọng thì đẻ chẳng biết mày làm được cái gì!” Chị Việt Bắc có một định nghĩa ngắn ngọn về chồng: “Cuộc đời anh, gói gọn lại thì chỉ có 3 chữ “H”, “A”, “T” - hát !”

Lớ ngớ giữa thời buổi kinh tế thị trường sôi sùng sục như thế thì khó mà tồn tại được. Nhưng cái khó chẳng bó được cái khôn. Nhóm ba người nảy ra sáng kiến. Ông Tôn Thất Chiêm vốn là người tháo vát và biết tiếng Pháp khá. Ông tìm thấy thông báo về các cuộc thi công - cua âm nhạc quốc tế vốn chẳng có người Việt nào thèm quan tâm dán khắp nơi ở thủ đô Matxcơva. Nhóm ba người đến ĐSQ nước chủ nhà xin đăng ký dự thi.

“Các cuộc thi đều hạn chế tuổi thí sinh dưới 30. Tôi bấy giờ đã hơn 50, nên phải khai thấp đi hơn hai chục tuổi. Vì người Việt mình có nét mặt trẻ so với người châu Âu, nên họ không biết, cho visa liền. Nhưng đến khi vào thi, có nơi đã phát hiện ra mình quá tuổi. Ở Phần Lan, mới hát xong bài đầu tiên tôi đã bị họ mời xuống. Ở Pháp người ta cũng biết tôi lớn tuổi, nhưng vì tôi hát thành công một bài aria rất khó nên họ để cho được vào vòng trong...”

“Ông có được giải gì không ?”

“Tôi lớn tuổi rồi... chỉ Xuân Thanh được mấy giải be bé”.

Mục đích của việc đi thi là để có visa vào các nước, có giải thì tốt, không có giải cũng chẳng sao. Thi xong, nhóm ba người tranh thủ thời gian còn lại biểu diễn phục vụ cộng đồng người Việt. Tuy không thể làm giàu, nhưng vẫn còn được làm nghề và có tiền tiêu là quý lắm rồi.

“Một lần đi thi chúng tôi bị hải quan cửa khẩu Lvốp giữ lại. Họ hỏi: “Các anh đi đâu, làm gì mà mỗi người chỉ có một cái vali nhỏ thế này?” - Tôi thay mặt đáp: “Chúng tôi là nghệ sĩ đi thi công - cua quốc tế!”. Cả nhóm hải quan phá lên cười ngặt nghẽo: “Qua cửa khẩu này chỉ có người Việt đi buôn thôi. Nghệ sĩ! Ha ha!”.

Họ nghi chúng tôi giấu hàng quốc cấm trong nhạc cụ nên bảo: “Nếu các anh chứng minh được mình là nghệ sĩ thì chúng tôi sẽ cho đi qua”. Cái này đối với chúng tôi không khó. Anh Chiêm đánh đàn, tôi cất tiếng hát một bài dân ca Ucraina quen thuộc. Cả nhóm hải quan đứng vây quanh ngỡ ngàng vỗ tay theo nhịp. Tôi chuyển sang hát tiếp một trích đoạn trong vở opera Evghênhi Ônhêgin. Mấy anh chàng hải quan xua tay: “Thôi, thôi, pass, pass... (cho qua)”.

Tháng 12/1994.

Lần này bộ ba đi thi ở Ý. Nhưng chuyến đi lại không thật như ý. Chẳng những không được giải mà việc tìm show diễn cho cộng đồng người Việt cũng không thành công. Trên đường về Matxcơva, họ có mấy tiếng transit qua thủ đô Berlin.

Trước khi sang Ý, ở sân bay Sheremenchievô xảy ra một chuyện bất bình thường. Khi làm thủ tục tại công an cửa khẩu, vợ chồng ông Tôn Thất Chiêm dễ dàng được cho qua, nhưng đến Kiều Hưng thì hộ chiếu bị giữ lại. Giờ bay sắp đến gần mà vẫn không thấy ai đả động gì. Vợ chồng ông Chiêm ở bên trong sốt ruột vẫy tay rối rít ra hiệu. Cực chẳng đã, Kiều Hưng đành đến gặp mấy anh công an Nga trình bày, kèm theo món tiền lót tay 50 đô.

Họ trả lại hộ chiếu cho ông và cũng không nói lí do vì sao. Đây chính là điểm mấu chốt hơn 10 năm lưu lạc trên nước Đức của Kiều Hưng mà mãi đến khi bị bắt ông mới biết.

Vợ chồng ông Tôn Thất Chiêm chưa về Nga ngay, muốn ghé vào thăm em gái ông Chiêm là nghệ sĩ piano Tôn Nữ Nguyệt Minh đang định cư ở Đức. Hai người sợ Kiều Hưng buồn nên rủ ông đi cùng, tiện thể làm luôn mấy show diễn cho cộng đồng người Việt ở đây.

Mới đầu Kiều Hưng từ chối. Thế nhưng vốn tính cả nể, vả lại thấy vợ chồng ông Chiêm nhiệt tình quá nên ông xiêu lòng. Ông không biết rằng mình đang đột nhập vào nước Đức bằng visa quá cảnh.

Sau một thời gian thăm thú và biểu diễn ở Berlin, không muốn làm phiền gia đình Tôn Nữ Nguyệt Minh, Kiều Hưng đi thăm người quen ở Munich. Ngày thứ Năm, ông định quay lại Berlin để về Nga, thế nhưng mọi người giữ lại nói, để đến thứ Bảy hãy đi vì vào các ngày lễ vé sẽ được giảm giá.

Thứ Bảy mọi người đưa ông ra ga, vẫy tay chào tạm biệt. Còn nửa tiếng nữa mới tới giờ tàu chạy, Kiều Hưng lang thang trên sân ga, ghé vào kiốt xem mấy quyển tạp chí. Bỗng từ đâu xe cảnh sát Đức ập tới. Họ đòi kiểm tra hộ chiếu của Kiều Hưng rồi lạnh lùng tống ông lên xe.

Trên xe đã có mấy người Rumani, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Tư... ngồi sẵn. Tất cả được đưa tới một khu nhà tập thể. Người ta phát chăn gối và cho mỗi người một suất ăn rồi lặng lẽ bỏ đi. Không biết tiếng Đức nên Kiều Hưng chẳng hiểu mô tê ra làm sao, đành phó mặc cho số phận.

Sáng hôm sau, Kiều Hưng được đưa lên phòng thẩm vấn. Nhà chức trách Đức xì xồ một hồi. Nghe phiên dịch xong, Kiều Hưng toát mồ hôi. Hoá ra căn phòng hôm qua ông ở chính là một trại tị nạn! Người ta thông báo cho ông biết ông đã nhập cư bất hợp pháp vào nước Đức, rằng ông đã vi phạm luật pháp của Đức v.v...

Cuối cùng viên chức nọ hỏi nguyện vọng Kiều Hưng muốn gì ? Ông đáp: Trở lại nước Nga. Viên chức nọ cầm quyển hộ chiếu của ông lên và trả lời: Không thể được. Hộ chiếu của ngài đã hết hạn. Mặc dù thái độ của viên chức người Đức khá nhã nhặn, nhưng từng lời anh ta nói, Kiều Hưng nghe như sét đánh ngang tai.

Bấy giờ ông mới hiểu lý do vì sao bị biên phòng Nga giữ lại ở sân bay Sheremenchievô không cho làm thủ tục xuất cảnh. Thì ra khi ấy hộ chiếu của ông chỉ còn thời hiệu là 10 ngày, về nguyên tắc ông sẽ không được rời nước Nga với quyển hộ chiếu như thế.

Anh lính biên phòng đã linh động sau khi nhận tiền lót tay mà không cho khổ chủ biết tai họa đang chờ ở phía trước. Như vậy, khi từ Ý trở về, cho dù Kiều Hưng không dừng lại ở Đức một thời gian thì thực tế anh cũng không thể vào nước Nga được nữa vì hộ chiếu đã hết hạn.

Kiều Hưng lại đề đạt nguyện vọng mới: Ông xin được về Việt Nam. Nhà chức trách trả lời: Nếu đưa ông về được VN thì chúng tôi nhẹ quá. Nhưng ông đến đây từ nước Nga, theo luật pháp của Đức, chúng tôi chỉ trả tiền vé cho ông quay lại Nga, chứ về VN thì chịu. Nhưng về Nga thì hộ chiếu của ông đã hết hạn.

Đi mắc núi, về mắc sông, đúng là họa vô đơn chí. Kiều Hưng bắt đầu thấy núng, không biết phải làm gì. Nhà chức trách chỉ ra một lối thoát duy nhất trong tình thế này: Kiều Hưng phải xin tị nạn ở Đức.

“Lúc ấy tâm trạng tôi rất hoang mang. Nhớ gia đình, bạn bè, người thân, Tổ quốc. Nhưng cho dù tôi không muốn ở lại nước Đức thì cũng chẳng thể đi đâu được nữa. Thôi thì cũng liều nhắm mắt đưa chân, thử xem con tạo xoay vần đến đâu...”.

Nghe Kiều Hưng lẩy Kiều, tôi tự hỏi, có phải câu thơ đã ứng vào hơn 10 năm lưu lạc (và còn chưa biết bao giờ mới kết thúc) của ca sĩ họ Kiều trên đất Đức hay không ?

(Còn nữa)

Tôi nói với Kiều Hưng: “Người nghệ sĩ khi xa quê hương, xứ sở thì sẽ chẳng còn làm được gì nhiều cho nghệ thuật...”. Kiều Hưng im lặng khá lâu.

img
Kiều Hưng
“Có một lần, tôi không nhớ chính xác năm nào, nhà tôi đề nghị với Bộ Văn hoá giúp đỡ tôi trở về VN và được chấp nhận. Sau đó ĐSQ Việt Nam tại Đức cho gọi tôi lên, hỏi: “Nghe anh có nguyện vọng hồi hương, bây giờ anh còn muốn trở về không?”.

Tôi mừng quá, đáp có, có, có! Mọi thủ tục khai báo đã hoàn thành. Chỉ còn việc ĐSQ yêu cầu tôi nộp lại quyển hộ chiếu gốc (đã hết hạn) do VN cấp, nay phía Đức đang giữ.

Tôi khấp khởi đến Sở Ngoại kiều Đức. Hồi đó ai mà xin về thì phía Đức họ ký cả mười tay. Nhưng rủi thay cho tôi đúng thời điểm ấy Chính phủ Đức vừa ký với ta hiệp định đưa 40 nghìn người VN tị nạn về nước.

Người ta giải thích, hiệp định này vẫn còn chưa được cơ quan chức năng Liên bang thảo luận và thông qua nên phải chờ, chưa thể trả hộ chiếu cho tôi được. Chờ mãi, thế rồi quá mất hạn, tôi lại bị lỡ một cơ hội vô cùng đáng tiếc đối với cá nhân tôi. Giá như lúc ấy tôi được linh động cấp giấy thông hành hay hộ chiếu mới thì đã có thể trở về rồi”.

“Hỏi ông một câu thẳng thắn nhé: Tị nạn ở Đức, ông làm gì?”.

“Anh hỏi thẳng, thì tôi cũng xin nói thật: Tôi không vào hội hè, đảng phái, không hát những bài hát chính trị, không phát biểu, tuyên bố gì. Ở trại tị nạn được khoảng 4 - 5 tháng, người ta phân tôi về thành phố Landshut, cách Munich khoảng 70 - 80km.

Tôi làm ở nhà máy bánh kẹo Brand, chuyên sản xuất kẹo sôcôla. Thỉnh thoảng có nơi nào mời thì tôi lại đi hát dân ca. Mình không có tiền, đâu thuê thì hát thôi... Sau có người khuyên tôi nên xin về miền Bắc nước Đức, ở đấy nhà rộng, giá cả sinh hoạt rẻ, công việc cũng nhiều. Tôi nghe theo và đến ở Hannover từ đó đến giờ”.

“Có tin đồn anh từng cộng tác với một số tổ chức Tin lành và nhà chùa ở Đức ?”.

“Chính tôi cũng từng nghe đồn mình đã tham gia biểu tình, cầm cờ nguỵ, xé cờ ta v.v... nữa. Những tin đồn này có thể do người ta hiểu lầm mình, hoặc vu cáo mình, tôi xin bác bỏ tất cả. Bản thân tôi rất mong được gặp các cơ quan hữu trách, được điều tra để làm sáng tỏ mọi sự việc... về tôi”.

“Thực hư việc này thế nào?”.

“Năm ấy có một ca sĩ mà tôi không tiện nêu tên... Nhưng thôi, đã thống nhất từ đầu là nói thật thì thật luôn cũng được. Ca sĩ Ái Thanh đang định cư ở Đức, đến Hannover để quy y tại chùa Viên Giác.

Nhân dịp Tết, cô rủ tôi lên chùa hát dân ca cho phật tử nghe. Ngôi chùa này tôi đã biết từ trước, do một Việt kiều xây, khá lớn. Trong chùa treo cờ Phật nhưng cũng treo cả cờ ba sọc.

Tuy là nhà chùa nhưng bên ngoài bán đồ lưu niệm, hàng hoá VN... lại bán cả trứng vịt lộn và thịt nữa! Năm mới, khách thập phương đến, ông sư trụ trì còn mừng tuổi mỗi người 1 đô... Mình sống yên phận, lại luôn nghĩ đến ngày trở về nên không muốn đi. Nhưng Ái Thanh nói, anh Hưng ơi, ngày Tết có tới hàng nghìn người Việt đến đây, chủ yếu là người miền Bắc, mình hát dân ca cho đồng bào mình nghe, có sao. Nghe nói thế, tôi đồng ý.

Hát xong, sư trụ trì mời chúng tôi ăn cơm chay, nhân đó nhờ tôi tự chọn, hát, thâu một đĩa nhạc cho nhà chùa. Chi phí do ông chịu. Vì tôi đi hát nhiều nên cũng tập tọng sáng tác, nay có người thuê, nội dung đĩa nhạc do mình chủ động, nên tôi nhận lời.

Trong đĩa đó, tôi thu âm những bài như Lời của gió, Cô hái hoa tươi, Nhớ quê (của tôi sáng tác)... Vì là người lưu lạc nên tôi thu thêm bài “Xa quê hương” của Shuman, lời Việt do nhạc sĩ Tô Vũ dịch, đại ý bây giờ mình ở xa quê, khi trở về thì cha mẹ đã khuất núi rồi, không ai còn nhớ ta nữa, nhưng dù thế nào thì ta vẫn yêu quê hương, xứ sở của mình.v.v... lời rất hay và xúc động, như nói hộ lòng mình.

Ngoài ra còn có một bài hát tôi đặt lời theo điệu dân ca “Lên chùa”: Xuân về nở rộ ngàn hoa/Xuân vui mọi nhà, xuân đến khắp nơi/Em có đi hái lộc cùng tôi, lễ Phật cùng tôi/Lên chùa Viên Giác, sáng trưng ánh đèn v.v...

Tóm lại đây là một đĩa hát bách hoá tổng hợp. Tương tự như vậy, khi có một nhà thờ nhờ, tôi cũng đặt lời cho họ trên nền nhạc một bài hát (...) của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn: "Từ ngày con tin Chúa đến nay/Sức sống con lớn lên từng ngày/Người đã dạy phải sống bình an, chớ có tham lam gây nên tội v.v... Chuyện chỉ có thế thôi, thẩm tra rất dễ vì những cái đĩa ấy vẫn còn”.

“Tôi cũng từng một lần hát dân ca ở Paris by Night, từng sang Mỹ hát chung với ái Vân nhạc cảnh Thằng Bờm của Phạm Duy”. “Người ta sống ở đâu thì cũng có người yêu, kẻ ghét. Tuổi đời vốn ngắn, tuổi nghệ thuật còn ngắn hơn nữa.

img
Kiều Hưng hát “Tình ca” - ảnh Nguyễn Đình Toán

Năm nay đã gần 70, cuối đời vẫn còn một chút khả năng, tôi mong được trở về quê hương để thực hiện 3 nguyện vọng:

1. Hát lại và thu âm một số bài dân ca và ca khúc cách mạng mà mình đã từng thể hiện thành công trước kia

2. Có thời gian thanh thản để tập trung vào sáng tác, ra album cá nhân. (Về nước lần này, Kiều Hưng đã đến Trung tâm bản quyền âm nhạc đăng ký hơn một chục ca khúc mới của mình)

3. Nếu được chấp nhận, tôi muốn đi dạy để truyền lại một số kinh nghiệm và sở học của mình cho lớp trẻ”.

“Ông có yêu cầu cụ thể gì cho mình không?”.

“Là người sắp quá “đát” rồi, tôi cũng không dám yêu cầu gì nhiều. Nếu ở nhà thấy nên, thì giang tay đón tôi về và có sự nhìn nhận thoả đáng với những đóng góp của tôi trong quá khứ”.

“Hiện ông cần những thủ tục gì? Vướng mắc ở đâu?”.

“Thật ra đến giờ tôi vẫn không biết mình cần phải làm gì, ở đâu, với ai? Những người tôi gặp, đều nói việc về của Kiều Hưng rất đơn giản. Thế nhưng đến nay việc đơn giản ấy vẫn dậm chân tại chỗ...

Thôi thì thủ tục gì, cũng xin làm giúp nhanh nhanh lên một chút. Đời người ca sĩ hữu hạn, nếu về mà không còn hát được nữa thì việc trở về cũng chẳng còn ý nghĩa”.

Câu chuyện về cuộc đời lưu lạc của Kiều Hưng qua những mảnh ghép có thể tạm kết thúc ở đây. Trong phần đời lưu lạc của mình, không thể nói Kiều Hưng không có lỗi. Có một chút tự do chủ nghĩa. Có một chút buông thả. Có một chút thiếu cân nhắc, nấn ná, cảm tính trong hành xử.

Sự lơ đãng nghệ sĩ đã khiến ông vướng vào những rắc rối do chính ông tạo ra. Vân vân và vân vân... Chỉ có nguyện vọng xem ra không lấy gì cao xa của ông là vẫn còn tiếp tục.

Tôi hỏi ông Tôn Thất Triêm: “Ông chơi với Kiều Hưng đã mấy chục năm. Ông thấy việc này nên thế nào?” - “Tôi rất tâm đắc với ý của nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc: “Những nghệ sĩ tài năng là vốn quý của đất nước”. Không dễ mà có đâu.

Đặng Thái Sơn thì phải hàng trăm năm mới có. Kiều Hưng, Tôn Nữ Nguyệt Minh... (tôi chỉ nói những người mình biết) thì phải hàng chục, thậm chí vài chục năm mới lại có.

Kiều Hưng nắm rất vững kỹ thuật thanh nhạc của phương Tây và lại có cả một kho tàng dân ca Việt Nam sẵn trong người. Bỏ phí đi thì quá tiếc”.

Ông Triêm nói tiếp: “Tôi kể anh nghe chuyện này. Cách đây mấy chục năm, hồi ấy đa số còn đi xe đạp. Nghe tin có thương binh mới về nằm ở Viện 103, Kiều Hưng, Mạnh Hùng (PV báo Quân đội Nhân dân) và tôi lóc cóc đạp xe vào Hà Đông.

Cả buổi hôm ấy, tôi đệm đàn, Kiều Hưng đi giữa các giường bệnh hát cho thương binh nghe. Tự nguyện hát xong, rồi lặng lẽ trở về. Có anh thương binh tên Phúc (nghe nói sau này hy sinh) mới tập sáng tác, đưa một tệp bài hát nhờ Kiều Hưng xem hộ.

Tưởng nhờ vu vơ, nhận xã giao vậy thôi, thế mà Kiều Hưng đã vẫn tập, hát và thu thanh cho anh Phúc 3, 4 bài. Ấy là người có tâm. Cứ như tôi nghĩ thì nhờ tâm mà Kiều Hưng giữ được giọng hát lâu thế”.

Điểm mạnh và có lẽ cũng là điểm yếu của Kiều Hưng, đó là ông có thể làm tất cả, miễn mình được hát. Nếu được hát, ông sẵn sàng bỏ ngoài tai những lời dị nghị, đàm tiếu, sự phân biệt chiếu trên, chiếu dưới vốn khá nặng nề trong giới nghệ sĩ.

img
Gia đình Kiều Hưng và Tôn Thất Triêm gặp lại nhau tại Hà Nội

Những ngày về thăm quê hương, thứ Bảy hàng tuần, ông đều đặn đến hát ở... Legend Beer trên phố Vũ Ngọc Phan.

“Hát quán bia, ông không sợ bị mất giá ư ?” - “Đấy là một quán bia Đức. Tôi đến hát dân ca Đức và dân ca VN. Có hôm hát xong, khách uống bia thích quá xúm lại, công kênh tôi tung lên giời. Vui.

Phục vụ thính giả thì ở đâu chẳng là phục vụ. Hơn nữa, về nước mình cũng ít có cơ hội được hát”. Tôi trộm nghĩ, một ông lão bảy mươi mà khi nói đến chuyện hát vẫn hồn nhiên như ca sĩ mới vào nghề!

Những đêm diễn cùng trẻ khiếm thị ở KS Melia và Hanoi Opera, tiền thù lao, Kiều Hưng đều nhờ ông Triêm chuyển cho các em học sinh trường mù Nguyễn Đình Chiểu. Việc làm này ông thực hiện một cách lặng lẽ, khi ông trở lại Đức rồi tôi mới nghe kể. Vì vậy không thể nói ông vì danh, lại càng không thể nói vì tiền.

Tôi hỏi Kiều Hưng: “Khi hát song ca, cặp đôi với ai ông thấy hợp nhất?” - “Tôi có may mắn được hát đôi với nhiều ca sĩ giỏi như Thanh Huyền, Thu Hiền, Mai Lan, Thanh Hoa... thời gian sau này là Xuân Thanh. Nhưng ăn ý nhất vẫn là người bạn Thu Hiền của tôi”.

“Bài đơn ca nào ông cho là mình hát thành công nhất?” - “Tham tiền thì có nhiều người tham, tôi không dám tranh. Nhưng riêng hát thì tôi tham lắm. Nếu phải gọi ra một bài đỉnh cao thì tôi chưa biết là bài nào?”.

“Ông có nghĩ rằng mình thiếu khiêm tốn?” - Tôi hỏi đùa. Kiều Hưng cũng cười : “Không. Vì anh hỏi thực, nên tôi cũng nói thực” - “Thôi được, ông có nghe lớp ca sĩ trẻ hát dòng nhạc dân ca hiện nay không? Ông thấy bộ ba Đăng Dương, Việt Hoàn, Trọng Tấn thế nào ?”.

“Nhớ hôm khai mạc SEA Games 22, dù chỉ được xem lại qua băng video nhưng tôi rất thích nghe Trọng Tấn hát bài Việt Nam, quê hương tôi của nhạc sĩ Đỗ Nhuận. Các em bây giờ đã đủ lông, đủ cánh. Kỹ thuật cũng không đến nỗi xoàng. Tôi chỉ muốn nói thêm với các em rằng, học một bài hát, ngoài giai điệu, tình cảm, hồn vía, còn cần phải đặc biệt chú ý phần phát âm tiếng... Việt. Và đừng quên học thêm ở dân ca. Có bột thì mới gột nên hồ được!”.

Có lẽ tôi chỉ là một trong số nhiều người hâm mộ thi thoảng tự hỏi: “Cái ông Kiều Hưng ngày ấy bây giờ ra sao, ở đâu, làm gì mà lại lặn một hơi biệt vô tăm tích như vậy?” Và phải đến gần đây mới được biết về phần đời lưu lạc gian truân, thú vị nhưng cũng thật rắc rối của ông.

Đặt mình vào hoàn cảnh của ông và đất nước cách đây gần 20 năm, chắc chúng ta sẽ phần nào hiểu và thông cảm với những quyết định của ông khi ấy. Trong không khí cởi mở hiện nay, chúng ta đã mở vòng tay với những đứa con lầm lạc thì có lẽ cũng sẽ rộng lượng với những người con lưu lạc.

Tài năng bao giờ cũng hiếm. Tài năng nghệ thuật lại càng mong manh. Chính vì thế mà nó mới quý giá. Tiếc cho một tài năng vẫn còn có lửa, thương cho một số phận tha hương đau đáu ngày về, người viết bài này kể lại cuộc đời của ca sĩ Kiều Hưng là mong những người có trách nhiệm xem xét, tạo điều kiện để ông có thể thoát khỏi nỗi buồn Shuman, trở về nước. Và còn vì cả người hâm mộ sẽ có cơ hội nghe và xem Kiều Hưng diễn, bởi vì giọng hát của ông qua bấy nhiêu năm hầu như vẫn không hề suy suyển.

Tôi nghĩ về một đêm nhạc kinh điển có nhiều thế hệ ca sĩ như Trung Kiên, Kiều Hưng, Thu Hiền, Thanh Hoa,... bên cạnh Đăng Dương, Trọng Tấn, Việt Hoàn, Cẩm Vân, Thái Bảo,... biểu diễn những bài ca lẫy lừng một thuở, có sức lay động hàng triệu con tim của những người thuộc nhiều thế hệ.

Cách đây không lâu, ở bên Đức, xem qua chương trình VTV4, biết tin Bộ Ngoại giao mới trao quyết định hồi hương chính thức cho nhạc sĩ Phạm Duy, Kiều Hưng đã hào hứng “meo” ngay cho tôi: “Anh hy vọng ngày đó với mình cũng sắp đến gần!”.

Và có cả tôi hy vọng.

Wednesday 5 November 2008

Chú í (November 06, 2008)



Le piratage de coordonnées bancaires

Jeudi dernier, lorsque j’ai reçu le nouveau bulletin de paiement je suis allé en ligne pour vérifier mon compte bancaire. Une opération en tête de la liste des prestations m’était très étrange : un montant de xxx BR, équivalent à xxx Euros, avait été retiré de mon compte au Brésil, pays dans lequel je ne mets jamais les pieds. Immédiatement, je suis allé signaler le problème à la banque. En regardant les informations détaillées relatives à cette fameuse transaction, l’employée de la banque a conclu que l’opération était une utilisation frauduleuse de la carte bancaire à l’étranger. L’auteur de l’infraction qui avait saisi mes coordonnées bancaires dont le code confidentiel, avait dupliqué ma carte et effectué le retrait de l’argent. Sans délai, la banque a fait l’opposition de ma carte bleue et m’a demandé d’aller au commissariat pour déposer une plainte. Au commissariat, après avoir écouté mes déclarations, l’agent de police judiciaire m’a donné un document s’appelant « compte rendu d’infraction initial », ce qui fait partie du dossier dont la banque a besoin pour traiter l’indemnisation.

Le processus m’a pris une matinée entière mais le cas ne s’est pas arrêté là. Après le déjeuner, j’ai trouvé dans mon casier une lettre de la Société Générale par laquelle la banque m’a fait part qu’une nouvelle carte bleue était disponible à l’agence. Comme je n’avais pas bien lu la lettre, j’ai automatiquement supposé que c’était la carte que la banque avait commandé pour moi le matin après avoir annulé la carte piratée. Si cela avait été le cas, il aurait été vraiment quelque chose d’incroyable. Je me suis demandé comment la banque s’était débrouillée pour le faire si vite . Je me suis même exclamé « quelle efficacité » ! Mais l’expérience que j’ai vécue à l’égard du système administratif français m’a réveillé tout de suite. J’ai relu la lettre et trouvé que c’était une autre carte mise à ma disposition pour remplacer la carte actuelle qui expirerait dans quelques semaines. Quelle coïncidence ! Comme elle était une carte renouvelée, elle prendrait le même numéro et le même code confidentiel que ceux-lui de la carte frauduleusement utilisée. Cela signifiait que je devrais retourner de nouveau à la banque pour faire opposition.

La nuit, j’ai encore ouvert le site web de la Société Générale et je me suis rendu compte qu’une autre opération en même date était passée sur mon compte pour un montant plus grand ! De toute façon, cela ne m’était rien d’étonnant parce que, étant donné le décalage de 3 jours entre la date de la première opération et la date de l’opposition, j’avais déjà prévu qu’il y aurait plus de retraits similaires à venir. De plus, l’affichage des transactions effectuées à l’étranger prend souvent plus longtemps. Ce qui m’a gêné était le fait que je devrais me rendre à la banque et au commissariat plusieurs fois pour faire des compléments à la plainte déposée précédemment et que je n’aurais pas de carte bancaire pendant au moins une semaine.

Préoccupé par l’incident, je n’étais pas d’humeur à penser aux autres sujets, même à la course vers la Maison Blanche. J’ai passé du temps sur l’Internet pour lire de nombreuses histoires autour de la fraude sur la carte bancaire. J’ai beaucoup appris. J’ai éclaté de rire quand j’ai appris des nouvelles disant que le Président Sarkozy, lui aussi, faisait actuellement, partie des victimes de ce crime ! Certes, le piratage de cartes bancaires n’épargne personne qu’il soit chef d’Etat ou un fonctionnaire ordinaire.

Jusqu’à ce moment, je n’ai aucune idée comment mes coordonnées bancaires étaient tombés dans les mains des criminels. C’est vrai je n’ai pas l’habitude de régler en espèces ou par chèques aux supermarchés et aux restaurants. J’ai aussi acheté des biens en ligne deux fois au cours de deux dernières années : une réservation d’un billet d’avion sur www.ebookers.com et l’achat d’un ordinateur portable à Darty. La seule fois que j’ai donnée la carte bleue à un autre individu était dans un hôtel à Pékin où mes collègues et moi-même avions tous été priés de montrer les cartes bancaires à la réception. Je ne pense pas que mes transactions n’aient pas été sécurisées ! L’incident m’a mis dans une situation inconfortable : d’un côté, je ne pourrai pas éviter des opérations par la carte bancaire, de l’autre, je serai obsédé par l’insécurité de cette forme de transaction. Bien que j’aie le remboursement de 100% couvert par la Société Générale, je me trouve confronté à une perte de confiance, comme les Français le disent « chat échaudé craint l’eau froide ».