Thursday 31 January 2008

Cung đàn mùa xuân (February 01, 2008)



Tiếng đàn mùa xuân

Sáng tác: Cao Việt Bách (1980)

Trình bày: Nghệ sỹ Nguyên Hoàn và Tốp vocal nữ

*

Em ơi vút lên một tiếng đàn

Kìa đàn đã so dây cung đàn đã lựa phím

Đất nước mình xôn xao mùa vui đang nở rộ

Bình minh chiến thắng reo ca

Xuân về non nước bao la

Mầm sống ta ươm giữa đời

Tay em bưng ngọn đèn, anh che ngọn gió

Anh nâng mầm trổ, em trút nắng vàng

Đường vui nay bước thênh thang

Tâm hồn lộng gió em ơi

Xây đời mộng ước tương lai

Em ơi vút lên một tiếng đàn.

imgimgimg

Cung đàn đất nước

Sáng tác: NSND Cao Việt Bách (1990)

Trình bày: Nghệ sỹ Hữu Nội và Tốp nữ

*

Em thấy chăng đất nước mình như một cung đàn

Trải bốn ngàn năm tiếng tơ bên tiếng trúc

Lấp lánh những âm thanh

Dạo khúc đàn xuân sang

Năm tháng thêm tươi màu.

Bàn tay em nhẹ buông

Xôn xao từng cánh gió

Bàn anh theo cha anh

Vươn lên tầm cao mới.

*

Gẩy đàn lên hỡi em

Tiếng đàn mà anh đắm say

Tiếng đàn gọi nắng xuân sang

Cùng chung tay xây ngày mới.

*

Gẩy đàn lên hỡi em

Tiếng đàn tỏa lan bốn phương

Tiếng đàn dậy khắp non sông gọi tương lai

Tương lai đang đến gần.

**

Em thấy chăng khắp đất trời vang một cung đàn

Tổ quốc mình đây lớn lên trong bão táp

Dáng đứng vẫn hiên ngang.

Mảnh đất đầy yêu thương

Chan chứa bao ân tình.

Bài ca xây ngày mai

Cho tâm hồn chấp cánh.

Tuổi thơ bay cao xa

Xây nên mùa xuân mới.

*

Gẩy đàn lên hỡi em

Tiếng đàn mà anh đắm say

Tiếng đàn gọi nắng xuân sang

Cùng chung tay xây ngày mới.

*

Gẩy đàn lên hỡi em

Tiếng đàn tỏa lan bốn phương

Tiếng đàn dậy khắp non sông gọi tương lai

Tương lai đang đến gần.

Gẩy đàn lên hỡi em.

Wednesday 30 January 2008

Sốc văn hóa: xuôi và ngược (January 31, 2008)

Một tổng kết thú vị đối với những đã từng, đang, hoặc sẽ sống, làm việc, học tập ở nước ngoài hoặc từ nước ngoài trở về nước.

(adapted from the English original of Culture shock in Wikipedia by TMH)

Le choc culturel

Le terme choc culturel est utilisé pour décrire l’anxiété, la surprise, la désorientation, le déroutement, etc., sentiments ressentis lors d’un vécu dans un environnement social ou culturel entièrement différent, comme dans un pays étranger. Il se produit des difficultés auxquelles l’on fait face en assimilant une nouvelle culture, situation dans laquelle on a du mal à savoir ce qui est approprié et ce qui ne l’est pas. Ceci se combine souvent à l’écoeurement moral ou esthétique devant certains aspects de la culture nouvelle ou différente.

Ce terme a paru pour la première fois en 1954 grâce à Kalvero Oberg. D’autres chercheurs qui ont ultérieurement travaillé sur le choc culturel inclurent Michael Winkelman. Le choc culturel fait l’objet d’un domaine de recherche dans la communication interculturelle. Récemment, certains chercheurs revendiquent que le choc culturel a justement de nombreux effets positifs, tels que l’augmentation de l’efficacité de soi et de la motivation de soi, sur les séjournants interculturels.

Le choc culturel se manifeste de différentes manières. Certains symptômes comprennent des changements dans le mode de régime et de sommeil, le besoin de passer des appels téléphoniques vers le pays natal plus souvent que d’habitude, la tendance à éviter les gens de la culture hôte, l’anxiété dans des situations publiques, et une hostilité envers le nouvel environnement.

D’autres symptômes sont l’inquiétude excessive de l’hygiène et le sentiment que ce qui est nouveau et étrange est « sale ». Cela peut concerner l’eau potable, des aliments, la vaisselle et la literie ; la peur du contact physique avec des serveurs, des gardiens ou des femmes de ménage ; le sentiment d’impuissance et de vulnérabilité et le désir de compter sur les résidents à long terme de sa propre nationalité ; l’irritation par les retards et d’autres petites frustrations en proportion à leurs raisons ; le retard et le refus retentissant d’apprendre la langue du pays d’accueil ; la crainte excessive d’être trompé, d’être volé ou d’être blessé ; le souci exagéré des douleurs mineures, même les irruptions cutanées ( !) ; et finalement le grand désir de retourner chez lui, de visiter ses proches, et, globalement, la nostalgie des environs familiers.

Le choc culturel grave se compose souvent de phases distinctes bien que tout le monde ne vive pas toutes ces phases et que tous les individus ne soient pas dans une nouvelle culture assez longuement pour passer par toutes ces phases :

  1. La phase de « lune de miel » au cours de laquelle les différences entre la culture ancienne et nouvelle sont vues sous une lumière romantique, merveilleuse et nouvelle. Par exemple, en se déplaçant dans un nouveau pays, un individu peut adorer de nouvelles nourritures, le rythme de vie, les habitudes des gens, les bâtiments, etc.
  2. La phase de négociation pendant laquelle les différences mineures entre la culture ancienne et nouvelle sont résolues après quelques jours, quelques semaines ou quelques mois. On peut avoir très envie des plats préparés de telle façon que l’on trouve dans son pays originaire. On peut trouver le pas de vie trop vite ou trop lent. On perçois peut-être que les habitudes de la population locale soient gênantes, etc.
  3. La phase de « tout est bon » durant laquelle on se rend accoutumé aux différences de la nouvelle culture et a déjà développé des routines. A un tel point, on ne réagit plus à la nouvelle culture ni positivement ni négativement, simplement parce que cette culture ne lui semble plus nouvelle. On devient de nouveau préoccupé par la vie basique comme on le faisait dans sa culture originaire.
  4. Le choc culturel inverse, phénomène dans lequel le retour d’une personne à sa culture natale après être devenue habituée à celle du pays d’accueil peut susciter les mêmes effets que ceux décrits au dessus. Pourtant ces effets peuvent durer plus ou moins longuement par rapport à ceux du choc initial.

A chaque individu son degré auquel le choc culturel peut influer sur lui. Dans certains cas, c’est impossible d’affronter le choc culturel. Bien qu’il ne soit pas commun, il y a ceux qui peuvent à peine survivre à l’étranger. D’autres cessent de s’assimiler à une nouvelle culture et retournent à leur propre culture. Au contraire, certains deviennent tellement magnétisés par la culture étrangère qu’ils estiment qu’ils n’ont pas d’autre choix que s'y installer définitivement !

Saturday 26 January 2008

Tản mạn phố (January 27, 2008)



Tản mạn phố

= Văn Thành Nho = & tiếng hát Vinh Hiển

Mẹ sinh ra tôi một ngày nắng

Ru tôi ru tôi từng mùa đông

Gió rét căm căm môi tím lạnh

Tiếng guốc đi về mong thêm mong.

*

Tuổi thơ tôi qua từng bờ phố

Thơ tôi dâng lên cả dòng sông

Cái lúc xuân sang hoa chớm nở

Ánh mắt em nhìn mông lung mông lung.

*

Có về Hà Nội nhớ cơn mưa chiều

Phố phường Hà Nội một thời phiêu diêu em ơi nhớ không

Nhớ ngôi nhà nhỏ ngõ xưa ta về

Nhớ cây cơm nguội nở vàng bên lối đi.

***

Phượng đang cho tôi một mùa nắng

Tôi không sao quên từng ngày đông

Hoa sữa đêm đêm thao thức hoài

Cái rét đang về ai thương ai.

*

Người xe đi qua dồn dập phố

Bâng khuâng trong tôi kỷ niệm xưa

Con sáo sang song giang cánh rộng

Biết có ai còn đi xa không.

*

Nếu về Hà Nội nhớ lên Nghi Tàm

Phố phường Hà Nội một đời yêu hoa em ơi nhớ không

Nhớ cây cổ thụ gió thu êm đềm

Nhớ con đường nhỏ chiều nào anh đón em.

*

Hỡi cây bàng nhỏ tán giương ô tròn

Cớ sao ta về mà chiều nay đứng yên.

***

Francophile (TMH 01.2008)

img

Le théâtre municipal de Hanoi- anciennement l’opéra tonkinois

img

img

Nous avons plus d’une fois entendu parler de Bucarest comme Paris de l’Est ou de Hanoi et Saigon comme Paris de l’Extrême Orient. Pourquoi ne pas avoir donc un Paris ou même un Lyon du Moyen Orient ? On n’est pas surpris par l’idée d’un gros investisseur dubaïote qui se dit tombé amoureux de Lyon et qui veut faire construire dans son pays natal une ville inspirée de l’esprit lyonnais et important l’urbanité de l’ancienne capitale des Gaules. On peut bien qualifier Butti Saeed Al-Gandhi de francophile. Mais la chose un peu étonnante est que ce francophile ne vient pas d’une ancienne colonie française mais d’un ancien protectorat britannique !

img

img

"Gare du Nord" de Hanoi

Le terme francophile en matière de langue se réfère à une personne non française qui a un intérêt particulier ou une admiration pour la France. Cela peut inclure la France elle-même et son histoire, la langue française, la cuisine française, la littérature française, etc. Mais dans la connaissance populaire, la francophilie se trouve souvent dans les anciennes colonies françaises dans lesquelles l' élite parle le français et adoptent les habitudes françaises. Même dans les pays tels que le Vietnam et l’Algérie où le ressentiment contre la domination coloniale française aurait dû amener les populations locales à se débarrasser de tous les héritages coloniaux, la culture française demeure très populaire, surtout parmi les classes éduquées. En fait, on peut trouver des francophiles partout, même aux Etats- Unis où le français est toujours l’une des principales langues étrangères enseignées aux lycées.

img

Ministère des Affaires Etrangères- anciennement Ministère des Finances Indochinois

Le rayonnement français dans l’histoire de la civilisation mondiale est un sujet incontestable. Certes, on peut constater par endroits les quintessences françaises tout autant immatérielles que matérielles : de l’esprit de la démocratie et de l’état gouverné par la loi en passant par des valeurs architecturales… Au Vietnam, par exemple, malgré toute la résistance anti-coloniale dans le passé, le patrimoine architectural et urbain français reste toujours une fierté des gens du pays. Les grandes villes vietnamiennes telles que Hanoi et Saigon héritent d’un aménagement urbain français qui demeure quasiment parfait après un siècle et demie bien que les villes, elles, aient beaucoup changé avec le temps.

img

L’hôtel de ville de Saigon

img

L’hôtel de ville de Paris

Du point de vue architecturale, les quartiers coloniaux restent toujours des références dans ces villes. Les Vietnamiens, vieux ou jeunes, considèrent les villas et les bâtiments français construits dans leurs villes comme les fleurs les plus charmantes. En réalité, les Vietnamiens maintiennent jusqu’à aujourd’hui un bon appétit de l’architecture française pour les édifices contemporains et aussi pour leurs maisons privées.

img

img

L’ancien palais du Gouverneur Tonkinois

Il est toutefois important de remarquer que l'héritage architectural français au Vietnam n’est jamais une réplique pure calquée sur ce que l’on trouve en France. Ce patrimoine est plutôt le fruit de la créativité des Français et des francophiles vietnamiens qui ont réussi à harmoniser les valeurs françaises et les valeurs indigènes. Autrement dit, les quintessences françaises ont été localisées quand elles ont été importées au Vietnam. L’expansion française à l’époque s’est accompagnée de réflexions sérieuses sur l’habitat, les ingénieurs imaginant d’abord des solutions d’adaptation au climat dans le souci du moindre coût.

img

img

Centre de Bourse de Hanoi

Effectivement, il y a eu dans les années 1900 une série de conférences sur l’habitation et les travaux publics dans les colonies. En ce qui concerne le Vietnam, les années 1920 ont vu apparaître une véritable théorie qui a pris en compte le contexte naturel et culturel du pays. Selon cette théorie, la construction coloniale a tenu ses spécificités des réponses apportées aux contraintes naturelles d’une part (une forte chaleur, des pluies abondantes et un taux d’humidité élevé) et à l’organisation sociale locale d’autre part. Cette théorie est par la suite devenue un principe pour l’urbanisme du pays.

img

Jardin des enfants, actuellement palais des enfants de Hanoi, mon ancienne école de l’anglais

Il est à regretter que ce principe n'a pas été respecté pendant les années post-coloniales. Pendant les décennies de 1960-1990, les architectes et urbanistes vietnamiens formés en Union Soviétique et en Europe de l’est ont introduit au Vietnam une série d’immeubles d’habitation et d’autres constructions qui mettent les gestionnaires urbains d’aujourd’hui dans un vrai dilemme en ce sens que l’on ne peut ni les garder ni les détruire facilement.

img

“La Fayette” de Hanoi

Certainement, il n’est pas juste de dire que l’architecture française et l’urbanisme français sont supérieurs aux autres. En fait, les architectures provenant de l’Europe de l’est ont satisfait plusieurs impératives du Vietnam, du moins en matière de vitesse de construction, de quantité et de prix, pendant une longue période où le pays était pauvre et la population citadine était en plein essor. Le seul problème réside dans le fait que les architectes de l’époque avaient calqué leurs travaux complètement sur les modèles étrangers sans prendre en compte les particularités naturelles et culturelles locales, ce qui a eu des répercussions sur l’utilité de ces bâtiments et sur le paysage urbain à long terme.

img

img

Bon Marché” de Hanoi

En bref, on peut considérer l’architecture comme la mode. Il convient cependant de garder toujours à l’esprit que la mode va et vient alors que l’architecture d’une ville, elle, ne peut être changé comme des chemises. Puisse l’expérience du Vietnam être utile à l’investisseur dubaïote.

img

La Banque d’Etat- anciennement la Banque Indochinoise

img

Nôtre Dame de Paris

img

Notre Dame de Hanoi

img

Notre Dame de Saigon

img

img

Hôtel de Poste de Saigon

img

Vue de la fenêtre de mon bureau à Hanoi

imgimg

img

(inspirée de l'esprit français)

img

Palais présidentiel vietnamien- anciennement palais du gouverneur-général indochinois

img

Thursday 24 January 2008

Musharraf's Lecture in IFRI- Paris (January 24, 2008)



On the occasion of his official visit to France, President Musharraf gave a lecture at the Institute for International Relations of France, IFRI . Amongst the audience were members of the diplomatic corps in Paris, researchers, students and journalists. The lecture was moderated by Mr Thierry de Montbrial, Director- General of IFRI.

In his introductory remarks, President Musharraf spoke highly of the bilateral relationship between Pakistan and France. He said that former President Jacques Chirac is one of his great friends and he expected to build a similar friendship with President Sarkozy. While noting with satisfaction the solid economic and commercial bonds between France and Pakistan, he expressed his wish to further strengthen the political ties between the two countries. Mr Musharraf also expressed how much he admired Napoleon whom he considered as the father of the modern strategic thinking in military studies.

President Musharraf’s lecture consisted of two parts: the geo-political environment in the world and in the South Asian region during the past 3 decades; and Pakistan’s role in the process “inter-civilization dialogue”. His presentation was followed by a brief session of Questions and Answers.

The geo-political environment in the world and in the South Asian region during the past 3 decades

In this part, Mr Musharraf showed how he perceived a flurry of major events that had happened in the world and in the region from the late 1970s up until the first decade of the 21st century. He took a review of the events such as the Soviet invasion of Afghanistan; the breach of the Berlin Wall; the disintegration of the Soviet Union; the reorientation and “abandonment” of strategic allies by the West; the emergence of the Taliban in Afghanistan; the 3 Indian-Pakistani wars over the disputed Kashmir; the genocidal war in Bosnia; the 9-11 catastrophe and the wars in Iraq. He also underlined the change of the world from the cold-war bipolarity to multi-polarity, in which the European Union is assuming an increasing importance.

Mr Musharraf went on to refer to the revolution in ICT over the past 30 years which had been bringing the countries and the people of the world closer to each other. However, he also pointed out a visible inequity between the haves and the have-nots, between developed countries and the Third World during this revolution. Mr Musharraf remarked that the widening rich- poor gap, coupled with the uncertainties resulted from the changing world over the past 3 decades had led to “anger, powerlessness, and desperation” in many parts of the world. This sentiment was conspicuous in the South and Central Asian region and had indeed led to “an upheaval” in the Muslim World.

Pakistan’s role in the process of “inter-civilization dialogue”

Mr Musharraf described Pakistan as the key and a powerful Muslim state in the world which is strategically located at the crossroad between the Middle East, Western China, India, Southeast Asia and Central Asia. Therefore, he said that the country always had a significant role to play not only in the region, in the Muslim community but also in the world.

Referring to the ongoing global anti-terror campaign, Mr Musharraf made it clear that Pakistan considered war as “a too expensive solution” in today’s world. He specified that Pakistan had proposed to the Organization of the Islamic Conference Summit (OIC) in Kuala Lumpur a two-pronged strategy, one aimed at the Muslim world and restructuring OIC and the other at the West and political solutions to major disputes in the world. At the regional level, Mr Musharraf informed the audience of Pakistan’s rapprochement policy with India and on how his country had contributed to the process of peace and harmony recovery in neighbouring Afghanistan. He underlined the role of dialogue in the peace process in this sub-region of Asia.

Mr Musharraf went on to give a brief introduction to the domestic situation in Pakistan. He called upon Western countries to have a better understanding of Pakistan. He highlighted the main features of Pakistan, saying that his is a country of great cultural and ethnic diversity, one that is “religious but moderate” and is struggling against the ramifications of more than 30 years of warfare which left behind it more than 4 million refugees and constant menaces from the Taliban.

Mr Musharraf expressed his government’s strong determination to fight extremism and terrorism. He, however, underlined that like extremism, terrorism is “a state of mind” and the best strategy to fight terrorism should be one that leads eventually to the change of mindset. To do that, according to him, the root causes such as poverty and illiteracy had to be addressed. He was of the view that the resort to forces would never be the ultimate solution to the problem of terrorism and extremism because “a military strategy only buys one time”. He said that the long-term solution should be “a multi-pronged” strategy incorporating therein the political, economic, social, religious and cultural aspects.

Questions and answers:

The questions raised by the audience concentrated on the capacity of the Musharraf administration to keep control of the current situation; the reputation of the army in Pakistan; the relations among the different religious and ethnic groups; the forthcoming elections and the recent assassination of Benazir Bhutto.

In response to those questions, President Musharraf said the government maintained a good control of the situation. With regards to the territories in the Western part of Pakistan, he said the situation is under control despite the instability caused by the refugee camps and the threats from the Taliban. Asked if he was afraid of a possible coup d’état against him during his absence on mission, Mr Musharraf said he had enough confidence and ground to believe that such a thing would not happen to him. He praised the Pakistani army, saying that it is widely recognized as one of the most popular armies in the United Nations Peacekeeping forces. Concerning the forthcoming elections, President Musharraf ascribed the current confusion in the country to the return of the two former prime ministers, namely Benazir Bhutto and Nawar Sharif. When asked about a possible international investigation into the assassination of Benazir Bhutto, Mr Musharraf said he welcomed such an investigation.

(TMH from Paris)

Service minimum à Paris
pour Musharraf

Alain Barluet
23/01/2008 | Mise à jour : 07:04 |
Commentaires img 1
.
img
Nicolas Sarkozy a insisté, mardi, pour que les élections pakistanaises de février se déroulent dans les meilleures conditions possibles de liberté, de pluralisme, de transparence et de sécurité. Crédits photo : AP

Le président a reçu mardi un soutien prudent de Nicolas Sarkozy.

Alors que son pays traverse une période de fortes turbulences, le président Pervez Musharraf est en quête de caution européenne. Il l'a reçue mardi à Paris, sans enthousiasme, lors d'un entretien à l'Élysée avec Nicolas Sarkozy. Moins d'un mois après l'assassinat de Benazir Bhutto, le chef de l'État a entrepris une tournée destinée à tenter de dissiper le trouble déclenché en Europe par l'assassinat de l'opposante, le 27 décembre. Après Bruxelles et Paris, Pervez Musharraf est attendu aujourd'hui à Davos, puis en Grande-Bretagne.

Au surlendemain de l'attentat contre Benazir, Nicolas Sarkozy avait téléphoné à son homologue pakistanais puis, dès le 1er janvier, dépêché Bernard Kouchner, premier responsable étranger à se rendre sur place. Les législatives ont été reportées au 18 février. Lundi à Bruxelles, le chef de l'État pakistanais s'est engagé à ce que ces élections soient «libres». Il a également appelé les Européens à «aider plutôt que critiquer» son régime, «en première ligne dans la lutte contre le terrorisme». Nicolas Sarkozy a insisté, mardi, pour que le scrutin se déroule dans les meilleures conditions possibles de liberté, de pluralisme, de transparence et de sécurité. À Paris, on est bien conscient des bénéfices que le pouvoir peut retirer de la crise, avec une opposition divisée et une campagne électorale dénaturée. Nicolas Sarkozy a souligné que la tenue des élections est «la seule réponse à apporter au terrorisme». Il a assuré que la France «continuera à apporter au Pakistan tout son soutien dans la lutte contre le terrorisme».

Personne n'est dupe des ambiguïtés de Pervez Musharraf. Mais, faute d'alternative, celui-ci reste incontournable. Mardi, le président pakistanais s'est une fois encore présenté comme le meilleur allié dans la «guerre contre la terreur». À deux jours de l'arrivée en Inde de Nicolas Sarkozy, l'accueil du dirigeant pakistanais à Paris n'a guère été apprécié par New Delhi. Une «maladresse», juge un expert des questions indiennes. (Le Figaro)

Friday 18 January 2008

Mùa xuân bên cửa sổ (January 19, 2008)



"Hạnh phúc đâu chỉ có cơm ngon và áo đẹp" (có đứa xuyên tạc là hạnh phúc đâu chỉ có lương cao và gái đẹp). Mà hạnh phúc là khi "mùa xuân" về bên cửa sổ! Đó là triết lý của Xuân Hồng. Sẽ có người thấy triết lý này hay, cũng sẽ có người thấy nó quá sến. Có người đồng ý với Xuân Hồng, có người lại chưa bao giờ nghĩ giống ông ấy. Chuyện đó cũng là thường tình bởi vì...

Tout le monde est perplexe quand la question « la santé, c’est quoi ? » leur est posée. On ne peut trouver la meilleure réponse à cette question qu’après avoir perdu soi-même une partie de sa santé et être tombé malade. Cette logique s’applique aussi au bonheur. Le bonheur est quelque chose de très abstrait que l’on peut d’autant mieux apprécier qu’après s’être trouvé dans une situation inverse.

Mais à la différence de la santé pour laquelle on peut établir une liste de contrôles, pour le bonheur on ne peut ni le mesurer ni imposer un standard. A chacun sa propre conception du bonheur. Discuter du bonheur est donc comme si les aveugles examinaient un éléphant. Certains sont d’avis que l’attente d’une bonne nouvelle les rend plus heureux que l’arrivée de la nouvelle elle-même. D’autres trouvent leur compte dans un bonheur généré par l’accomplissement d’une tâche. Beaucoup supposent que leur bonheur vient des activités qu’ils pratiquent afin d’apporter le bonheur aux autres. D’autres encore croient que le vrai bonheur n’existe que lorsque tous les besoins personnels sont satisfaits. Il y a même ceux qui se disent heureux quand ils assistent au malheur de leurs voisins !

La conception de bonheur varie aussi en fonction de la foi et du milieu philosophique de chaque personne ou chaque groupe de personnes. Pour beaucoup, le bonheur représente une aubaine que Dieu offre à certains et non à d’autres. Il y a donc ceux qui sont nés avec du bonheur et ceux sans bonheur. Comme le bonheur ou le malheur fait partie du destin que Dieu a déjà fixé pour chacun, personne ne peut changer son destin.

Or beaucoup ne confient pas leur sort au destin. Pour eux, l’être humain peut planifier sa vie et par conséquent, influer sur son propre bonheur. Le bonheur, après tout, réside dans une bonne santé, une famille douillette, la richesse économique, la protection sociale et une certaine reconnaissance dans la société. Un tel bonheur est à peine un fruit tombé par terre que l’on ramasse mais celui que l’on cultive et taille avec soin, celui auquel on s’attache à donner des engrais. En d’autres termes, on peut accumuler le bonheur mais on doit payer un prix pour le posséder. La différence entre deux personnes dans leur volonté de payer le prix déterminera la différence dans le niveau de bonheur dont ils jouissent.

(Paris, tháng 1- 2008)

Wednesday 16 January 2008

"Văn hóa" bạo lực? (January 16, 2008)

Tớ hiếm khi được xem thời sự 19h trực tiếp của VTV vì lúc đó đang là giờ làm việc, nhưng hôm qua lại mục kích được đúng cái phóng sự đó. Phóng sự khá dài, tua lại rất nhiều lần những hình ảnh không thể man rợ hơn được nữa, không ai có thể cầm lòng được. tớ đã loan tin ngay lúc đó trên blast!!! Mà không chỉ có con mụ béo “quỷ đội lốt người” kia oánh, chửi các cháu đâu. Tớ thấy một con mụ trẻ hơn cũng oánh, tát, mắng, chửi các bé. Có cả một thằng ôn mặt hầm hầm lườm các cháu, nhìn các bé như kẻ thù không đội trời chung. Hình như khẩu hiệu của bọn quỷ này là "tiêu diệt mầm non của đất nước"!!! Tội này đáng phải tùng xẻo.

Nghĩ mà buồn. Lại còn cả tin nổ mỏ khai thác than, rồi tin đá tiếp tục đè chết người. Trong lúc đó ở Mỹ lại có tin một ông bố Việt kiều ném bốn đưa con đẻ của mình xuống biển. Kinh tởm! Sao lại có thể tệ hại đến như thế. Sao bức tranh lại xám xịt đến thế!

Nhưng nghĩ đi nghĩ lại thì cũng thấy việc báo chí đưa tin và đưa dồn dập như thế này cũng là tín hiệu mừng. Dư luận và báo chí rõ ràng đang cố gắng vào cuộc và nói không với bạo hành, với việc coi thường nhân phẩm và tính mạng con người. Nói cho cùng thì chẳng phải bây giờ mới xảy ra bạo hành, chẳng phải bây giờ mới xảy ra tai nạn lao động. Chẳng phải bây giờ tính mạng và nhân phẩm con người mới bị coi rẻ. Hồi bé đi học tớ cũng chứng kiến không ít chuyện thầy giáo/ cô giáo véo tai, xách tai mấy cu bạn, quăng cả cái thước kẻ dài 1 mét vào học sinh, dùng phấn và rẻ lau bảng ném vào học sinh, coi đó là những biện pháp thể hiện sự nghiêm khắc!? Đồng thời cũng vài lần tớ chứng kiến học sinh chơi khăm lại các thầy cô. Cho nên, khi thấy báo chí, truyền thông đưa tin nhiều, thậm chí dồn dập về những chuyện đau lòng thì theo tớ cũng là tín hiệu mừng, rằng cái ác, cái xấu sớm muộn đều bị lôi ra ánh sáng và hy vọng sẽ bị trừng trị thích đáng.

Tớ hay nghĩ lan man. Khi xem cái phóng sự này, tớ lại liên hệ đến một đặc điểm trong “văn hóa ứng xử” của người Việt mình. Triết học của Việt Nam mình nói cho cùng là tổng hợp của những đúc kết dân gian của các cụ nhà ta. Các cụ nói thì thường là “cấm có sai”. Nhưng mà có một cái quan niệm tớ chưa bao giờ đồng ý với cổ nhân, đó là lý luận “yêu thì cho roi cho vọt, ghét thì cho ngọt cho bùi”. Có một câu chuyện mà tớ tận mắt chứng kiến. Mẹ một người bạn của tớ được mời từ Việt Nam sang bên này để trông cháu giúp vợ chồng anh bạn. Thằng cháu này thì cũng thuộc loại trẻ hiếu động. Một hôm bọn này cùng đi chơi ở vườn hoa Lục Xâm Bảo. Thấy thằng bé chạy đùa nghịch ngợm, gọi không được người bà đã cầm cái roi chạy theo và dọa vụt thằng bé. Các bạn có thể tưởng tượng các bác Tây ở xung quanh đã mắt chữ O, mồm chữ A như thế nào khi chứng kiến cảnh tượng đó không. Trời đất. Đó là cái văn hóa giáo dục trẻ em của Việt Nam mình đấy à???!!! Tớ thì thở phào khi thấy cuối cùng những người Tây kia không đi gọi cảnh sát tới bắt người bà Việt Nam kia vào đồn, can tội bạo hành với trẻ em.

Mở ngoặc thêm một chút. Trong một lần bọn tớ làm hội thảo quốc gia về Văn hóa hòa bình và phi bạo lực vì trẻ em trên thế giới ở Hà Nội, Giáo sư Tô Ngọc Thanh cũng nói rất mạnh về cái văn hóa “yêu cho roi cho vọt” của người Việt. Giáo sư nhấn rất mạnh là ở Việt Nam đó là “văn hóa” khá đặc trưng, nhưng chỉ là của người Kinh. Theo Giáo sư Thanh, hầu hết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam đều không có văn hóa “roi vọt” như người Kinh. Đó cũng là điều đáng suy ngẫm.

Tất cả các hành vi bạo lực dù được biện minh dưới bất kỳ hình thức nào (trừ bạo lực cách mạng, hehe) đều không thể chấp nhận được và cần phải loại bỏ. Bạo lực, roi vọt chính là đặc điểm man rợ, thú tính còn sót lại ở con người. Liên hợp quốc đã có cả một công ước về xóa bỏ mọi hình thức bạo lực. Liên hợp quốc cũng đã có nhiều nghị quyết về văn hóa hòa bình và có cả Năm quốc tế, rồi Thập kỷ quốc tế về Văn hóa hòa bình và phi bạo lực vì trẻ em trên thế giới… Nhưng xem ra tất cả vẫn chỉ dừng lại ở hô hào, lý luận. Chừng nào văn hóa hòa bình và phi bạo lực chưa trở thành thuộc tính của con người và đủ mạnh để làm tiêu giảm thuộc tính “con” man rợ của con người thì bạo lực phi nghĩa và bạo hành sẽ còn tồn tại dai dẳng.

Monday 14 January 2008

DVD Một thời & Mãi mãi (January 14, 2008)



1. NSND Lê Dung & solo Du kích sông Thao- Live Concert

2. NSND Lê Dung & NSND Quang Thọ & duo Du kích sông Thao

NSND Quang Thọ: "Một thời và mãi mãi" với cố NSND Lê Dung
Thứ hai, 14/1/2008, 09:20 GMT+7
Kỷ niệm 50 năm Hội Nhạc sỹ Việt Nam, đĩa nhạc giới thiệu hai giọng hát opera thính phòng: NSND Quang Thọ và cố NSND Lê Dung - một chương trình được thu trực tiếp, đã được gửi tới các thế hệ nhạc sỹ của Hội. Đây là đêm diễn chung cuối cùng của hai nghệ sỹ này. Hai nghệ sỹ vùng mỏ này đã đồng hành suốt nhiều thập kỷ, tạo nên những dấu ấn mãi mãi với thời gian...

img
NSND Quang Thọ và cố NSND Lê Dung.

Nhớ về những ngày tháng đó, NSND Quang Thọ thực sự xúc động:

- Năm1994, anh em tôi thực hiện chương trình "Một thời và mãi mãi", đây là một trong những live show đầu tiên tại Việt Nam và mùa đông năm đó được biểu diễn tại Paris. Còn nhiều đêm nhạc khá của hai anh em tại TPHCM, Hạ Long và đêm diễn cuối năm 1999 là đêm diễn cuối cùng.

Tất cả đã được ghi lại. Có thể nói đó là sự giao cảm gần như là tuyệt đỉnh nhất trong việc biểu diễn chung giữa tôi và Dung cùng với Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam dưới sự chỉ huy của nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân. Với nhiều người làm nghề, đây là chương trình giao hưởng thính phòng lớn và thành công nhất từ trước đến nay. Dung hát say sưa, cuồng nhiệt.

Và đó cũng là tính cách của cô ấy trong cuộc sống. Khi Dung bước vào những ngày nguy cấp, tôi đang ở Paris, nhưng được vợ thông báo tin tức từng giờ. Gia đình tôi với Lê Dung như anh em trong nhà, Dung bị tai biến là vợ tôi đưa cô ấy vào viện. Nhưng rồi Dung không ở lại được.

Tôi gửi một lời điếu từ Paris về để tiễn đưa Dung. Rất nhiều dự định lớn trong cuộc đời âm nhạc Dung bỏ dở. Và rất nhiều học sinh Dung đang trực tiếp giảng dạy cũng phải bỏ lại. Mất mát thực sự cho thanh nhạc khi Lê Dung không còn cất tiếng hát nữa. Nhưng đó là định mệnh, là số phận.

- Mỗi khi nghe lại những bản thu âm cũ, có bao giờ anh nghĩ rằng, nếu được hát lại thì hai người sẽ còn hát hay hơn nữa?

- Âm nhạc không phải là sự làm lại mà là sự thăng hoa cảm xúc. Có những khoảnh khắc duy nhất rồi lụi tắt mãi mãi. Thế nên đời mình hát hàng ngàn lần một ca khúc, nhưng mỗi lần hát lại một lần cảm xúc không nhàm cũ.

- Anh có tin vào định mệnh không? Còn tôi thì tin. Như anh và chị Lê Dung, hai người cùng đến từ vùng mỏ, cùng hát hết mình. Nhưng chị Lê Dung đến sau, tỏa sáng rực rỡ, đạt được nhiều thành tựu nhanh hơn anh. Và rồi đột ngột ra đi vào lúc không ngờ nhất. Còn anh, mọi chuyện đến từ từ và rồi đến giờ, anh vẫn may mắn được hát với công chúng của mình trên sân khấu...

img
Bìa DVD Tiếng hát Lê Dung - Quang Thọ.

- Cái đó cũng đúng. Dung may mắn hơn tôi, đạt được những thành công lớn ở những cuộc thi hát chính thống về opera trên thế giới như Concourt Traiskopski, được đóng vai chính trong vở opera lừng danh của thế giới. Còn tôi thì thành công không vang dội như thế. Có lẽ Dung là một ca sỹ luôn dồn hết sức mình cho từng ca khúc. Và cô bộc lộ mình trọn vẹn trong những ca khúc ấy, không giữ lại gì làm của riêng.

Khi cô ấy mất, tôi thấy, rất lâu sau người ta chưa tìm ra một giọng ca đẹp nhường vậy. Tôi được may mắn sống nhiều hơn nên hát được nhiều hơn. Nhưng chính vì cái "đặc ân" của cuộc sống này, mà mình biết mình cần phải tâm huyết hơn và hát hết mình hơn...

- Điều đầu tiên và sau cùng khi anh nghĩ về người bạn diễn này?

- Đó là những kỷ niệm. Cuối năm 1967, khi Mỹ bắn phá Quảng Ninh, có rất nhiều cuộc biểu diễn ở những nơi sơ tán, trong hầm mỏ. Tôi hơn Dung 4 tuổi, khi tôi là ca sỹ vùng mỏ thì cô ấy mới đang học lớp 9, nhưng đã bắt đầu theo chúng tôi đi diễn. Hồi đó chúng tôi đi bộ là chính, hai chục cây số là chuyện thường. May lắm mới có xe đạp.

Có lần tôi chở Dung đi diễn, xa nhà mấy chục cây số. Đi dọc đường, đến Nhà máy điện cọc 5 thì bị một trận oanh tạc, vội vàng nhảy xuống hầm, xe đạp bị bom cày nát. Tôi vác chiếc xe đạp nát và hai anh em đi bộ suốt đêm về nhà. Đó là kỷ niệm không bao giờ quên giữa hai anh em.

Ngày đó chúng tôi đi hát vì yêu thích và được phục vụ công nhân mỏ thế thôi chứ không nghĩ mình sẽ theo con đường này, cũng không nghĩ mình phải trở thành người nổi tiếng. Nhưng rồi mỗi đứa đi một hành trình khác nhau, rồi gặp nhau trong từng thời điểm của sự nghiệp. Dung và tiếng hát trong trẻo của cô ấy là điều không chỉ tôi mà nhiều người yêu nhạc Việt Nam luôn nhớ đến.

- Anh có cho rằng, theo dòng nhạc cổ điển - thính phòng để được thành công như NSND Quang Thọ là con đường khổ nạn và hiếm hoi? Và phải chăng nhạc cổ điển - thính phòng không thực sự phù hợp với số đông công chúng Việt Nam?

- Thành công nào cũng khó khăn cả. Tôi đã trải qua biết bao nhiêu thăng trầm mới có được một chút thành quả. Thời gian qua, các phương tiện truyền thông phát triển ồ ạt và họ phần nào đó tuyên truyền quá rầm rộ dòng nhạc trẻ và tuyên dương những gương mặt nghệ sỹ của dòng nhạc ấy khiến nhiều người cho rằng nhạc cổ điển - thính phòng không có chỗ đứng trong lòng khán giả.

Thực ra không phải vậy. Chỉ có cái nào ồn ào hơn mà thôi. Các ngôi sao nhạc nhẹ thường nổi rất nhanh nhưng họ cũng phải chạy đua với thời gian trước khi bị... thay thế bởi một gương mặt khác và tuổi thọ nghề rất ngắn. Còn các nghệ sỹ opera - thính phòng thì hát dài hơi hơn, đến với công chúng cũng bình tĩnh hơn.

- Nhưng chính anh cũng được biết đến nhiều ở những bài hát chính ca, chứ đâu phải những vở opera? Anh có nghĩ rằng, nếu dũng cảm theo opera thì phải biết chấp nhận nghèo và thậm chí là... vô danh trong nhiều năm?

- Tôi hát nhiều thể loại nhưng đúng là khán giả nhớ tới mình nhiều từ những bản chính ca hào hùng. Nhưng nghệ sỹ hát dòng cổ điển thính phòng họ cũng không đến mức vất vả như anh nói. Trọng Tấn là một ví dụ. Anh ấy có những thứ hạng cao nhất trong các cuộc thi hát. Anh ấy có lượng khán giả riêng của mình. Và anh ấy không nghèo...

- Anh hát cả ngàn ca khúc, anh dạy mấy trăm học trò, sự nghiệp ấy là một con đường không ngắn và không dễ dàng. Có khi nào anh nghĩ mình sẽ làm một con đường âm nhạc, như một tuyển tập riêng?

- Năm 2007 tính ra tôi cũng làm được nhiều việc, làm được đêm nhạc riêng, phát hành được đĩa nhạc, ra đĩa chung được với Lê Dung, rồi tham dự nhiều chương trình lớn. Năm 2008, tôi bước vào tuổi 60, cũng là năm tôi nghĩ có nhiều kỷ niệm. Tôi sẽ phát hành bộ 5 DVD tiếng hát Quang Thọ và 5 CD những ca khúc gắn liền với tên tuổi của mình. Và sau Tết Nguyên đán Mậu Tý, tôi và một số anh em sẽ cùng lên kế hoạch phát hành trở lại những ca khúc do Lê Dung hát dưới nhiều hình thức. Tiếng hát ấy không bao giờ có thể bị lãng quên.

- Cảm ơn NSND Quang Thọ!

Thursday 10 January 2008

Kỳ diệu (January 11, 2008)



***
Kỳ diệu
*
Thơ: Nguyên Sa - Nhạc: Anh Bằng - Trình bày: Gia Huy

Kỳ Diệu
Thơ: Nguyên Sa
Khi áng mây cao ..dừng trên nếp trán
Anh chợt nghe ..tình vỗ cánh bay
Trái tim anh hờn dỗi trên vai
Đêm hạnh phúc ..như hạt sương gầy.

Bỗng mùa xuân ..về trên năm ngón
Ôi bàn tay ..lộc biếc lá non
Anh đứng nghe ..âu yếm gọi tên em
Khi em đến nằm ngoan trên cỏ biếc
Có bở ngỡ là mặt trời bỡ ngỡ
Có xôn xao là sỏi đá xôn xao.

Cánh tay anh ..anh đã dặn nằm im
Để người yêu thả trôi suối tóc mềm
Đôi mắt anh đã trở thành tinh tú
Đứng thật xa canh chừng giấc ngủ ngon
Anh canh chừng con thuyền lạ đi ngang
Sẽ chở em về quê hương thần thoại.
img
img

Gia Huy's real name is Dang Quoc Hung (he sang under his real name in Canada). He is originally from Montreal Canada where he arrived in 1991 to resettle with his family. He first sang at Chateau Du Parc night club in Montreal. On that occasion, he sang with the Pham Manh Cuong band performing such favorites as Mau Nhuom Bai Thuong Hai, Muoi Nam Tinh Cu and Lambada.

Immediately after that first appearance, Gia Huy became quite a hit with the club going crowd of Montreal. He began to sing for local clubs such as Bistro Dore, Miss Saigon and Dem Saigon. However, Gia Huy's goal was to make a name outside of Canada and to expand his audience to other parts of the world.

In 1994, he got the "break" he'd always longed for when he was introduced to the staff of Asia Productions. Upon listening to one song performed by Gia Huy , Mr. Truc Ho, Musical Director of Asia, and Thy Van, the head of Asia, agreed to sign him to an exclusive contract. According to Gia Huy, that was the happiest day of his life, as he felt a large part of his dream to become a star has come true.

He arrived in California not long thereafter to began taping for Asia. Gia Huy first video appearance was in Asia 8 (1995), Dem Nhac Hoi where he sang Nhip Dieu Tinh and Under the Boardwalk (with Lam Nhat Tien, Johnny Dung, and Nhat Quan). He has since made appearance in all subsequent Asia music videos, the latest released in May 1997 and entitled Yeu. It was filmed in Montreal, Gia Huy's favorite city.

Gia Huy has steadily built a fan base worthy of a veteran singer and he has appeared in many shows sponsored by Asia throughout the United States and abroad. He has performed on several CDs that are among the most requested titles in stores. Gia Huy recently released a solo album entitled Anh Van Biet.

09:46' 05/09/2006 (GMT+7)

(VietNamNet) - Tuyết Lan

img
Gia Huy: Không còn em thì thôi, mai anh yêu người khác!

Sến hay không sến? Theo Gia Huy trong nghệ thuật không có quy định sến và sang nên mình không cố tình chạy theo hoặc lựa chọn.

Trở về VN mới hơn hai năm mà ca sĩ Gia Huy nhanh chóng đóng góp 3 album riêng. Album đầu tay của Gia Huy mang tên Kỷ niệm nào buồn đúng là hơi buồn vì chưa nhận được nhiều sự quan tâm. Đến album thứ hai, bài hát Biết làm gì hơn nhanh chóng nổi bật khi được các vũ trường yêu chuộng. Có DJ còn chọn bài Biết làm gì hơn làm nhạc hiệu tiễn khách ra về với cách mix nhạc khá điệu nghệ.

Trong chương trình V-clip 45 tháng 9, bài hát Biết làm gì hơn của ca sĩ Gia Huy đã có mặt với clip mới nhất được phát hành trong album thứ ba có chủ đề Để đời một câu nghĩa tình. Đặc biệt, bài hát Để đời một câu nghĩa tình (tác giả Minh khang) với tiếng hát Gia Huy như một cuộc sát nhập quyết liệt vào thị trường ca nhạc sôi động trong nước.

Từ lúc trở về VN ca hát, Gia Huy cảm thấy môi trường âm nhạc trong nước như thế nào? Có thích hợp với ca sĩ hải ngoại không?

- Môi trường âm nhạc trong nước khá đa dạng về thể loại, quá nhiều ca sĩ nên khán giả rất khó tính và biết thưởng thức. Với một ca sĩ ở nước ngoài lâu năm như Gia Huy, muốn hội nhập với khán giả trong nước là một thử thách lớn. Gia Huy xem như mình chỉ đặt những bước chân đầu tiên cho cuộc chi phục khán giả tại quê nhà.

Gia Huy được biết đến như một ca sĩ trẻ và sôi động nhưng tại sao về nước lại phát hành 2 album khá êm đềm?

- Thực sự từ trước đến giờ Gia Huy rất thích những loại nhạc trữ tình mang âm hưởng ngũ cung. Album đầu tiên ở VN của Gia Huy đã đi theo phong cách này. Gia Huy rất thích những ca khúc được phổ thơ vì lời rất đẹp và có ý nghĩa. Gia Huy hát những bài của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ (Nắng lên xóm nghèo), Văn Phụng (Trăng sơn cước), Hà Dũng (Nơi cuối nỗi cô đơn), Phú Quang (Mơ về nơi xa lắm)... thấy rất hợp.

Từ hình ảnh và dòng nhạc hơi êm đềm trong 2 album đầu tiên, Gia Huy lại xuất hiện rất lạ trong album thứ ba, hình như hơi bị…sến?

- Sau thời gian dài đi biểu diễn ở VN, Gia Huy thấy mình cần có sự thay đổi về hình ảnh từ cách hát đến cách chọn bài. Ngay cả cách chọn hình bìa album cũng thật đồng cảm và gần gũi. Sến hay không sến? Theo Gia Huy trong nghệ thuật không có quy định sến và sang nên mình không cố tình chạy theo hoặc lựa chọn.

Gia Huy hát bài "Để đời một câu nghĩa tình" với giọng khá nhão, tại sao vậy? Đây có phải là con đường Gia Huy lựa chọn để chinh phục khán giả trong nước?

- Đúng vậy, Gia Huy phải làm cho khán giả hiểu và nhìn thấy mình trong bài hát. Bài hát Để đời một câu nghĩa tình là bài hát Huy rất thích. Gia Huy nghĩ nó đồng cảm với mình và có lẽ sẽ có nhiều người đồng cảm như vậy trong cuộc sống.

Gia Huy đồng cảm như thế nào với với bài hát "Để đời một câu nghĩa tình" ?

- Đó là sự thống nhất chung về ý tưởng của cả một ê-kíp: Đạo diễn (Huỳnh Phúc Điền) - nhạc sĩ - biên tập và cả Huy nữa. Diễn tả nội tâm đâu có đơn giản, nhất là bài hát Để đời một câu nghĩa tình nếu không khéo sẽ dễ hiểu lầm ý. Gia Huy rất thích câu cuối của bài hát này: "...Không còn em thì thôi để ngày mai anh còn yêu người khác".

Sunday 6 January 2008

vật giá (January 07, 2008)



Diễn biến tỷ giá đồng Việt Nam so với một số loại ngoại tệ chủ chốt tại 3 thời điểm: Cuối tháng 10 và cuối tháng 12/2007; đầu tháng 1/2008.

Loại ngoại tệ Tỷ giá ngày 7/1/07 Tỷ giá cuối tháng 10/07 Thay đổi so với tháng 1/2007 Tỷ giá bán 28/12/07

Thay đổi so với tháng 1/07 Tỷ giá bán 7/1/08 Thay đổi so với tháng 1/07
Đô la Canada - VND/CAD 13.700 16.704 22% 16.334 19,22 16.224 18,4
Đô la Australia - VND/AUD 12.484 14.491 16% 14.027 12,35 14.096 12,91
Euro - VND/EUR 20.960 23.016 10% 23.495 12,09 23.669 12,92
Bảng Anh - VND/GBP 31.610 33.104 4,7% 32.069 1,45 31.65 0,12
Đô la Mỹ - VND/USD 16.060 16.084 0,15% 16.030 -0,19 15.995 -0,5

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ tỷ giá mua bán của các NHTM- VNN).

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan:

Mức sống gia đình tôi giảm đáng kể

img
Nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan trả lời phỏng vấn Tuổi Trẻ
TT -Từng được chứng kiến và nghiên cứu vụ "siêu lạm phát" hồi thập niên 1980, ông Vũ Khoan - nguyên phó thủ tướng Chính phủ - đã chia sẻ suy ngẫm và phân tích về hiện tượng lạm phát chưa có hồi kết hiện nay.

Nghe đọc nội dung toàn bài:

* Theo ông, câu chuyện lạm phát giữ vị trí nào trong bức tranh kinh tế năm nay?- Năm 2007, bức tranh kinh tế có nhiều điểm sáng như chỉ số tăng trưởng, thu hút đầu tư, xuất khẩu... nhưng cũng có một vài điểm tối.

Điểm tối nhất chính là chỉ số lạm phát, tức giá tiêu dùng tăng trên 12%, cao hơn tốc độ tăng trưởng. Chỉ số này làm bức tranh kém hẳn đi vì kinh tế tuy đi lên nhưng chất lượng sống đi xuống.

* Thưa ông, bằng cách nào chúng ta đã làm chủ được “con ngựa lạm phát” của những năm 1980? Những “đòn” quyết định là gì và có thể áp dụng được gì?

- Mức lạm phát khi đó là 800%/năm. Có rất nhiều bàn bạc, tranh luận, nhận định khác nhau. Nhiều cách thức, giải pháp đã áp dụng nhưng cuối cùng thì chúng ta tìm ra, mà thực chất là học kinh nghiệm của thế giới về bốn mối quan hệ cung cầu tạo nên lạm phát. Đó là quan hệ sản xuất - tiêu dùng; tiền - hàng; thu - chi ngân sách và xuất - nhập khẩu. Bốn quan hệ này bị mất cân đối trầm trọng.

img
Giá cả tăng vọt khiến mức sống của nhiều gia đình giảm đi
* Theo ông, bài học lớn nhất của “bài thuốc” đó là gì và có thể áp dụng cho “cơn bệnh” hiện nay?

- Bài học đó tên là “Vận hành đúng qui luật khách quan”. Bài thuốc này, theo tôi, luôn đúng trong vận hành kinh tế. Tuy nhiên, mỗi thời điểm lại có những triệu chứng khác nhau nên liều lượng và cách chữa trị cũng phải khác nhau.

Tôi cho rằng hiện nay nền kinh tế của chúng ta không mắc bệnh ở cả bốn mối quan hệ trên. Sản xuất và tiêu dùng thì thực chất hiện không thiếu hàng hóa. Sự thiếu hụt chỉ mang tính cục bộ và tức thời, như thiếu thịt gà khi dịch cúm gia cầm, thiếu thịt trâu bò khi có bệnh lở mồm long móng. Một số vùng thiếu hàng tiêu dùng cũng chỉ là trong thời điểm lũ lụt, thiên tai. Sự thiếu hụt này luôn có sản phẩm thay thế. Vì vậy giải pháp hạ thuế nhập khẩu nhằm tăng hàng để hạ giá là không trúng “huyệt”. Thu chi ngân sách mới ở mức bội chi trên dưới 4% là không quá nghiêm trọng.

Tuy nhiên, hai mối quan hệ còn lại thì có vấn đề. Xem ra thì tiền qua kênh phát hành, tín dụng, đầu tư đều cao. Theo thông tin từ các chuyên gia, báo chí, lượng tiền phát hành tăng trên 30%, trong đó có một lượng lớn được dùng để mua ngoại tệ; tín dụng từ các ngân hàng tăng trên dưới 35%, đầu tư toàn xã hội tăng trên 15%, chiếm tới 40% GDP là mức khá cao, chỉ kém Trung Quốc. Trong khi đó ít thấy các biện pháp nhằm kịp thời thu hồi tiền về, nhiều công trình chôn vốn, vòng quay không nhiều.

Một hiện tượng đáng chú ý nhưng ít được đề cập là tổng mức bán lẻ tăng tới trên 22%, nếu trừ nhân tố giá thì vẫn cao hơn các năm. Về cân đối xuất nhập khẩu thì nhập siêu ngày càng lớn. Đành rằng trong giai đoạn hiện nay ta chưa thể cân bằng xuất nhập, song không thể xem nhẹ tình trạng nhập siêu vì nó góp phần đẩy lạm phát lên.

Lạm phát là căn bệnh nan y, bốc thuốc chữa trị nó bao giờ cũng có tác dụng phụ. Vì muốn hút tiền về thì phải tăng lãi suất tiền gửi, nhưng như vậy sẽ phải tăng lãi suất tín dụng, từ đó tác động đến sản xuất. Muốn gia tăng xuất khẩu thì không thể để giá nội tệ quá cao. Nhưng điều chỉnh tỉ giá là bài toán tiềm ẩn nhiều tác động khó lường. Do vậy, muốn chữa lạm phát thành công, duy trì được tăng trưởng kinh tế, không gây xáo động xã hội đòi hỏi cả một nghệ thuật điều hành tinh tế.

* Theo ông, nghệ thuật đó là gì? Và lời giải bài toán lạm phát - tăng trưởng hiện nay có “tín hiệu” nghệ thuật ở đâu không?

- Quốc gia nào cũng muốn tăng trưởng cao nhưng lạm phát thấp. Nghệ thuật nằm ở chỗ chúng ta thúc đẩy tăng trưởng nhưng chấp nhận lạm phát ở mức nào. Nay chúng ta đã đặt ra và hoàn toàn có khả năng đạt mục tiêu tăng trưởng cao thì toàn bộ vấn đề là có nghệ thuật và những biện pháp hữu hiệu khống chế lạm phát có hiệu quả. Tôi thấy gần đây Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra chủ trương linh hoạt tỉ giá liên ngân hàng. Đây có lẽ là những bài thuốc đánh trúng bệnh vì nói cho cùng, lạm phát là căn bệnh tiền tệ, là hiện tượng kinh tế, do vậy phải chữa bằng “thuốc” tiền tệ, “thuốc” kinh tế. các biện pháp hành chính là cần thiết nhưng chỉ có thể bổ sung như vật lý trị liệu, xoa bóp mà thôi.

* Ông đối mặt với cuộc sống giá cả tăng quá cao này như thế nào?

- Cũng giống như mọi gia đình chỉ trông vào đồng lương, mức sống gia đình tôi bị giảm đi đáng kể vì giá những sản phẩm thiết yếu đều tăng. Nhà tôi đi chợ hôm nào về cũng kêu giá lên khiếp quá. Tôi cũng cảm nhận được điều đó. Từ thịt, cá, rau, mắm đến gas... đều ảnh hưởng. Trong hoàn cảnh ấy, đương nhiên phải dè sẻn thêm.

Thật ra đối với gia đình tôi thì lạm phát chưa tác động quá mạnh vì hai vợ chồng già chẳng ăn tiêu bao nhiêu. Nhưng cứ nghĩ đến bà con nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số và người nghèo đô thị kiếm một đồng quá nhọc nhằn thì không hiểu bà con xoay xở thế nào. Lạm phát những năm 1980 đánh vào mọi người lúc đó nghèo như nhau. Nay trước hết nó đánh vào những người nghèo. Đó là nỗi xót xa của chúng ta.

QUANG THIỆN (Báo Tuổi trẻ)