Friday 29 June 2007

Có một thời như thế (Entry for June 30, 2007)

img

Không nghi ngờ gì nữa, âm nhạc là một trong những điểm tham chiếu của lịch sử, và là điểm tham chiếu sinh động nhất, dễ chịu nhất. Âm nhạc không nhất thiết phải sống nhờ vào những thăng trầm chính trị của thời cuộc, xong thời cuộc bao giờ cũng để lại dấu vết của mình trong âm nhạc nói riêng, cũng như trong văn hóa, nghệ thuật nói chung. Có lẽ vì thế mới sinh cái gọi là "thuyết nghệ thuật vị nhân sinh", hay "ghê gớm" hơn là khái niệm "chiến sỹ trên mặt trận văn hóa", bên cạnh loại nghệ thuật vị nghệ thuật, và gần đây còn có loại "nghệ thuật vị thương mại", hay "hàng hóa nghệ thuật"...

Nhìn lại lịch sử âm nhạc Việt Nam trong thế kỷ trước, người ta thấy có một thời kỳ thật đặc biệt. Trong suốt gần một nửa thế kỷ (từ những năm dầu 50 đến đầu 90), dấu ấn của một thế giới lưỡng cực hằn rõ lên đời sống âm nhạc của nước nhà, đến nỗi có ai đó đã phải thốt lên rằng âm nhạc cũng có ý thức hệ! Nếu như miền Nam chứng kiến sự du nhập của các thể loại nhạc và các loại hình giải trí Mỹ- Tây Âu- TBCN, thì chất Liên Xô- Đông Âu-XHCN cũng ướt đẫm miền Bắc; đồng thời cả hai đều có vẻ hạn chế, nếu không nói là khước từ nửa còn lại của thế giới. Bất kỳ phạm trù nào của cuộc sống khi được/ bị chính trị hóa đều có nguy cơ trở thành điểm gây tranh cãi. Âm nhạc chắc chắn không tránh khỏi những rủi ro như vậy...

Theo lẽ đời, ở đâu có tranh cãi, ở đó cần sự công bằng và tỉnh táo, kể cả đối với âm nhạc, một lĩnh vực vốn đòi hỏi sự rung động, óc thẩm mỹ như điều kiện tiên quyết. Nhưng rồi sau tất cả, âm nhạc vẫn phải là văn hóa, mà văn hóa lại là cái còn lại sau khi tất cả những thứ khác mất đi...

1. Nguồn cảm hứng chính trong thời kỳ này vẫn được khơi dậy trước hết từ chính các tác phẩm nghệ thuật. Đặng An Nguyên đã viết "Nghe em hát Chiều Matxcova" theo cách như vậy. Bài hát là cảm xúc của tác giả trước bài hát Nga "Chiều Matxcova". Rồi sau đó bài hát của Đặng An Nguyên đã gặp được sự đồng cảm của Thanh Hoa ở đúng vào thời kỳ đỉnh cao trong giọng hát của người đàn bà hát này: mượt mà, sâu lắng, tinh tế. Đẹp!

img Thanh Hoa- 1987

2. Cảm hứng có thể từ vẻ đẹp của một con người hay một dân tộc được những con người khác, dân tộc khác biết ơn và ngưỡng mộ. Có lẽ vì vậy mà Dàn nhạc Mùa thu của Việt Nam, dưới tài dàn dựng và chỉ huy của Phú Quang đã trình bày thật xuất sắc bản nhạc Nga "Đôi mắt hạt dẻ". Thiết tha, sâu lắng, đam mê, và thấp thoáng đâu đó một nỗi buồn... rất Nga.

img Portrait of an Unknown Woman, 1883 (oil on canvas) Ivan Nikolaevich Kramskoy

3. Có lẽ hiếm người Việt Nam nào sinh trưởng trong những năm vừa qua mà lại không biết bài hát Kachiusa. Sau bao nhiêu năm, bài hát vẫn được hát và được yêu thích ở đất nước này. Vậy phải có cái lý gì chứ! Bài hát này do Phạm Tuyên viết lời Việt. Nổi tiếng ở Việt Nam với các tiếng hát Trung Kiên, Mỹ Bình, Ngọc Tân, Thu Phương, Tuyết Thanh. Và đây là tiếng hát Ngọc Tân năm 1979, cùng năm ông đoạt Giải thưởng Lớn tại Liên hoan âm nhạc quốc tế Dresden (Đông Đức) với bài hát "Chiều trên bến cảng":

img

4. Ái Vân là một nghệ sỹ từng làm rạng danh nền âm nhạc XHCN của Việt Nam. Ái Vân biểu diễn thành công nhiều ca khúc Liên Xô và Đông Âu như "Địa chỉ chúng tôi Liên bang Xô-Viết"; "Triệu triệu đóa hồng. Đặc biệt, năm 1982 Cô đoạt Giải thưởng lớn, cũng tại Liên hoan âm nhạc quốc tế Dresden với bài hát "Mặt trời chưa bao giờ mọc như thế", cùng với "Bài ca xây dựng". Rất tiếc vì một vài lý do, nhiều bài hát của Ái Vân thu âm trước đây đã bị mất. Bài "Mặt trời chưa bao giờ mọc như thế" được phát lần cuối cùng vào năm 1990 trên Vô tuyến truyền hình trong chương trình cuối cùng giới thiệu giọng hát Ái Vân tại Việt Nam, trước khi cô sang Đức, rồi Pháp, Mỹ. Nghe lại "Địa chỉ chúng tôi Liên bang Xô Viết":

img Ái Vân- 1991

5. Trong các cuộc thi đơn ca chuyên nghiệp toàn quốc được tổ chức xưa kia, các nghệ sỹ bao giờ cũng phải hát một ca khúc nước ngoài. Cho mãi đến cuộc thi đơn ca chuyên nghiệp toàn quốc năm 1988, phần lớn các ca sỹ đều chỉ chọn bài hát của Liên Xô, Đông Âu, cùng lắm là Pháp. Trong cuộc thi năm 1988, Cẩm Vân chọn "Khi yêu ai nỡ hững hờ", cùng với bài hát Việt "Ngôi sao cô đơn" và "Người sống mãi trong lòng miền Nam". Cẩm Vân đã đoạt giải nhất trong cuộc thi năm đó.

img

6. Trong lịch sử âm nhạc của Việt Nam XHCN, nếu như thế hệ của Vũ Dậu, Mạnh Hà, Ái Vân, Lệ Quyên được coi là gạch nối giữa nhạc nhạc cách mạng của thời chiến và nhạc nhạc nhẹ của thời bình, thì Hồng Nhung, Thanh Lam chắc chắn là thế hệ đầu tiên thuộc hoàn toàn về nhạc nhẹ, nhạc trẻ. Tuy vậy sự kế thừa hoặc ảnh hưởng của nền âm nhạc thời Liên Xô- Đông Âu vẫn thể hiện rõ trong việc thịnh hành của những ca khúc như bài "Đàn sếu" với tiếng hát Hồng Nhung:

img

7. Sự phổ biến của âm nhạc Liên Xô- Đông Âu còn bén rễ cả trong nhạc thiếu nhi. Thế hệ trẻ em Việt Nam sinh trưởng trong những năm 70, 80 hầu như ai cũng yêu thích và thuộc những bài hát như Nụ cười; Ở trường cô dạy em thế; Hãy để mặt trời luôn chiếu sáng:

img

8. Cảm hứng từ đất nước và con người Liên Xô/ Nga và Đông Âu còn kéo dài tới cả những năm sau này, khi thế giới và đất nước đã hoàn toàn thay đổi. Nghe nhạc Nga còn tồn tại trong một bộ phận khán thính giả như một "gu" nhạc, cũng giống như gu về nhac tiền chiến, nhạc đỏ, nhạc Trịnh... Chiều đông Matxcova của Phú Quang không hẳn nằm trong gu nhạc Nga, nhưng nó được nhiều người thuộc gu nhạc này yêu mến:

img

9. Đúng là nói về thời hệ thống XHCN mà không nói đến Trung Quốc thì hoàn toàn thiếu sót. Âm nhạc Trung Quốc ảnh hưởng tới âm nhạc Việt Nam thời kỳ này như thế nào là một chuyện không thể nói bằng dăm câu ba điều. Nhưng ít nhất cũng phải thấy rằng, quan hệ Việt - Trung như thế nào thì nó cũng được thể hiện chính xác như vậy trong nền ca khúc Việt Nam. Chúng ta có Hoa Mộc Miên, nhưng chúng ta cũng có "Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới". Còn phía Trung Quốc, có một thời Dàn nhạc Đài Phát Thanh Bắc Kinh đã hòa tấu bài "Xuân chiến khu" của Xuân Hồng hay như thế này đây:

img Hồ Chủ tịch và đồng chí Chu Ân Lai

10. Trong thời kỳ này, các bài hát Cuba luôn mang đến một không khí mới lạ, rộn ràng. Bài Va-xi-lô với tiếng hát Lê Dung là ví dụ điển hình. Còn nhớ, có một thời ai cũng hát bài này, thậm chí còn có cả lời xuyên tạc!!! Với Va-xi-lô, Lê Dung đã đoạt giải "Người hát dân ca hay nhất" tại một cuộc thi quốc tế tại Liên Xô:

img

11. Năm 1990, khi được chính thức trở lại thu âm tại Đài Tiếng nói Việt Nam, sau một thời gian phải hành nghề bán chính thức, thậm chí có lúc phải đổi nghệ danh thành Ngọc Hà, ca sỹ Ngọc Tân đã trình làng bài hát Nhật Bản có tên "Người yêu dấu" do ông tự đệm piano. Bài hát ngay lập tức được thính giả đón nhận nồng nhiệt. Cùng với những bài khác như Hai nửa vầng trăng, Lá diêu bông, Em ơi Hà Nội phố..., Ngọc Tân đã lấy lại được hoàn toàn vị trí sao sáng mà ông đã có một thời. Còn nhớ, Ngọc Tân đã nói trên báo Hà Nội Mới khi đó "Tôi đã phải trả một cái giá quá đắt, nhưng cuộc đời thật nhân ái và bao dung".

img

12. Điểm đáng tự hào nhất của nền âm nhạc thời kỳ này là sự hình thành và phát triển dòng âm nhạc bác học ở miền Bắc, điều mà người ta không thấy có được ở miền Nam. Được biết, các phóng viên và giới ngoại giao quốc tế ở Sài Gòn đã hết sức kinh ngạc khi Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Việt Nam do Trọng Bằng chỉ huy đã biểu diễn hết sức hoành tráng tại Sài Gòn ngay sau 30/4/1975. Nền âm nhạc thời Liên Xô- Đông Âu đã đưa Việt Nam vào cuộc với nền âm nhạc bác học quốc tế với những tên tuổi về thanh nhạc như Trung Kiên, Quý Dương, Quang Hưng, Quang Thọ, và đặc biệt là Lê Dung. Với giọng soprano đầy đặn, trong sáng, kỹ thuật điêu luyện, Lê Dung không hề thua kém các nghệ sỹ opera tên tuổi trên thế giới. Trích đoạn "Sức mạnh số phận" nói lên nhiều điều:

img

13. Nu00f3i gu00ec vu1ec1 u0110u1eb7ng Thu00e1i Su01a1n cu0169ng lu00e0 thu1eeba. Hu00e3y lu1eafng nghe tiu1ebfng u0111u00e0n cu1ee7a u0110u1eb7ng vu00e0 nhu00ecn lu1ea1i hu00ecnh u1ea3nh cu1ee7a anh ta vu00e0o u0111u00fang cuu1ed9c thi u00e2m nhu1ea1c quu1ed1c tu1ebf Chopin vu00e0o thu00e1ng 10/1980 tu1ea1i Vu00e1c-sa-va, Ba Lan. Anh lu00e0 ngu01b0u1eddi chu00e2u u00c1 u0111u1ea7u tiu00ean lu00e0m u0111u01b0u1ee3c viu1ec7c nu00e0y. Ngu00e0y xu01b0a, hu1ecdc cu1ea5p 1 cu00f2n u0111u01b0u1ee3c hu1ecdc hu1eb3n mu1ed9t bu00e0i ru1ea5t du00e0i cu00f3 tu1ef1a u0111u1ec1 "Tiu1ebfng u0111u00e0n u0110u1eb7ng Thu00e1i Su01a1n", trong su00e1ch Tiu1ebfng Viu1ec7t lu1edbp 4. Thu1ebf hu1ec7 mu00ecnh hay thu1eadt. Tu1ef1 hu00e0o lu1eafm.

P/S: Su1ebc Cu00d3 CHu01afu01a0NG TRu00ccNH Vu1ec0 NHu1ea0C NGOu1ea0I u1ede MIu1ec0N NAM

Tuesday 26 June 2007

Tiễn Sếp cũ về hưu- 'Entry for June 26, 2007)

Sếp cũ của em vừa kết thúc nhiệm kỳ, chuẩn bị hạ cánh mềm. Ngày xưa đồng chí là sếp của em. Sau này em chuyển ngành, nhưng cơ duyên thế nào hai người lại thành đối tác của nhau. Em học được nhiều điều từ ông này, từ công việc đến cách ứng xử. Em ngưỡng mộ ông ấy. Nhìn Sếp sắp hạ cánh, em thấy lòng ngậm ngùi. Em nghĩ tới hình ảnh của mình trong 30 năm tới, hìhì. Hồi trước học tiếng Anh em nhớ có câu "A sensible man thinks about his retirement at 25". Nếu đó là chân lý thì em thấy mình kém nhạy bén tới 5 năm, ack.

Saturday 23 June 2007

Song ca trong nền ca khúc Việt Nam (Entry for June 24, 2007)



(ảnh: Khánh Ly và Phương)
*****

Song ca (duo) là một hình thức thể hiện trong nghệ thuật biểu diễn ca khúc, cùng với đơn ca, đồng ca, hợp xướng... Trong nền ca khúc hiện đại của Việt Nam, các tác phẩm song ca chiếm một tỷ lệ đang kể trong số những bài ca đi cùng năm tháng. Người ta thấy các tác phẩm song ca của Việt Nam, nhất là các ca khúc thời kỳ đầu tân nhạc và các ca khúc phổ biến ở miền Nam trước 1975 có sự kế thừa rất đậm nét hình thức diễn xướng song ca, hát đối trong dân ca Việt Nam, chẳng hạn như Quan họ. Trong khi đó, rất nhiều ca khúc trong dòng nhạc Cách mạng ở miền Bắc lại lồng ghép được những yếu tố của âm nhạc bác học phương Tây.

Hình thức thể hiện song ca đương nhiên đưa đến sự thành danh định mệnh của những cặp song ca. Liên tiếp nhiều thế hệ khán thính giả đã gắn sự mộ điệu của mình với những cặp song ca thế kỷ như Thương Huyền và Văn Hanh; Sơn Ca và Bùi Thiện; Thanh Huyền và Kiều Hưng; Chế Linh và Thanh Tuyền; Thanh Hoa và Ngọc Tân; Tuấn Vũ và Giao Linh; Lê Dung và Tiến Thành; ... rồi đến các thế hệ tiếp nối như Hồng Nhung và Quang Vinh; hay Việt Hoàn và Anh Thơ... Có những cặp ca-nhạc sỹ hát song ca đã gắn bó cuộc đời cũng như sự nghiệp của họ với nhau đến mức tên của mỗi người trở thành hai vế không thể tách rời một nghệ danh, đó là trường hợp của Lê Uyên và Phương- Lê Uyên Phương.

Chẳng dám gọi đây là một Gala về song ca, song nó là một cách cảm nhận về chủ đề.

1. THỎA NỖI NHỚ MONG (Dân ca Quan họ.Tiếng hát Tiến Thành và Thanh Hiếu): Cái gốc Việt của song ca:

2. DUO D'ALFREDO ET VIOLETA (G. Verdi, Tiu1ebfng hu00e1t Lu00ea Dung vu00e0 1 giu1ecdng nam): Su1ef1 u1ea3nh hu01b0u1edfng cu1ee7a u00e2m nhu1ea1c cu1ed5 u0111iu1ec3n phu01b0u01a1ng Tu00e2y tu1edbi song ca Viu1ec7t cu00f3 thu1ec3 lu00e0 tu1eeb u0111u00e2y. u0110u01b0u1ee3c biu1ebft bu00e0i hu00e1t nu00e0y nu1eb1m trong su1ed1 nhu1eefng bu00e0i tu1eadp "vu1ee1 lu00f2ng" cho cu00e1c sinh viu00ean thanh nhu1ea1c u1edf Nhu1ea1c viu1ec7n Hu00e0 Nu1ed9i.

3. TÌNH TRONG LÁ THIẾP (Phan Huỳnh Điểu, Thương Huyền song ca với Văn Hanh): Từ giai điệu bài hát cho đến cách thể hiện của ca sỹ đều mang đậm chất dân ca Việt Nam. Ta có cảm giác các nghệ sỹ Thương Huyền và Văn Hanh nhẹ nhàng bước từ dân ca sang tân nhạc thời kỳ đầu. Ranh giới giữa lối đàn, lối hát của dân ca và kỹ thuật thanh nhạc, hòa âm của tân nhạc dường như còn rất mong manh.

4. Ru01afu1edaC Tu00ccNH Vu1ec0 Vu1edaI QUu00ca Hu01afu01a0NG (Hou00e0ng Thi Thu01a1, Bu00f9i Thiu1ec7n song ca vu1edbi Thanh Tuyu1ec1n): bu00e0i hu00e1t phu1ed5 biu1ebfn u1edf Miu1ec1n Nam tru01b0u1edbc 75, chu1ea5t du00e2n ca u0111u1eadm u0111u1eb7c, thu1ec3 hiu1ec7n tu1eeb giai u0111iu1ec7u, phu1ed1i khu00ed, lu1eddi ca, u0111u1ebfn giu1ecdng ca.

5. RẶNG TRÂM BẦU (Thái Cơ, Thanh Huyền song ca với Kiều Hưng): khi chất dân ca gặp kỹ thuật thanh nhạc sẽ sản sinh ra những tác phẩm đi cùng năm tháng như thế này.

6. TẠ TÌNH VÀ TÌNH KHÚC CHIỀU MƯA (Hoàng Thi Thơ & Nguyễn Ánh 9; tiếng hát Khánh Ly và Elvis Phương): Một hình thức kết hợp độc đáo và hết sức nhuần nhuyễn với 2 ca khúc gần nhau về chủ đề, với một giọng nữ trầm kết hợp với giọng nam cao.

7. TRÊN CÔNG TRƯỜNG RỘN TIẾNG CA ( Ngô Quốc Tính, Mạnh Hà song ca với Thúy Hà): Bài này mà hát đơn ca thì chẳng còn giá trị gì nữa!

8. VŨNG LẦY CỦA CHÚNG TA và TÌNH KHÚC CHO EM (Lê Uyên hát chính, Phương đệm guitare và hát bè): Một cặp tình nhân đặc biệt cả trong âm nhạc và trong đời thường.

9. NGƯỜI ĐI XÂY HỒ KẺ GỖ (Nguyễn Văn Tý): Một bản song ca đã từng bị đánh mất. Một cặp song ca từng khuấy động các sân khấu miền Bắc những năm 80. Họ là ai vậy?

10. CON ĐƯỜNG XƯA ANH ĐI (Lam Phương, Chế Linh song ca với Thanh Tuyền): có những lúc có cảm giác hai cái tên này là một. Giọng hát của họ có sự kết hợp của định mệnh.

11. DÒNG SÔNG QUÊ ANH, DÒNG SÔNG QUÊ EM (Nhạc Đoàn Bổng, Thơ Lai Vu, Kiều Hưng song ca với Thu Hiền): Bài hát này từ cái tên của nó đã thể hiện tính song ca. Có lẽ vì thế hầu hết các cặp nghệ sỹ tên tuổi ở miền Bắc đều song ca bài này: Kiều Hưng & Lê Dung; Kiều Hưng & Thu Hiền; Thu Hiền & Trung Đức; Tiến Thành & Lê Dung; Lê Dung & Trọng Thủy; Trọng Thủy & Tố Uyên...

12. ĐƯỜNG TÌNH ĐÔI NGẢ (Giao Linh song ca cùng Tuấn Vũ): Đôi mắt người xưa là tên của băng nhạc song ca mà hai ca sỹ này đã "làm mưa làm gió" trong suốt những năm 80 và đầu 90 từ Bắc chí Nam.

13. TÌNH TA BIỂN BẠC ĐỒNG XANH (Hoàng Sông Hương, Việt Hoàn song ca với Anh Thơ): Họ hát nhạc cách mạng làm người ta yên tâm rằng quả thật có những bài ca sẽ còn mãi với thời gian.

14. LỜI CỦA GIÓ (Duy Thái, Hồng Nhung song ca cùng Quang Vinh): Tác phẩm song ca tiêu biểu trong nhạc trẻ kể từ đầu thập kỷ 90.

Saturday 16 June 2007

Niệm khúc cuối (Entry for June 17, 2007)



(ảnh: Nhạc sỹ Ngô Thụy Miên)

Trong số rất nhiều dòng nhạc cùng thịnh hành ở Sài Gòn trước 1975 phải kể đến hai dòng nhạc áp đảo: dòng nhạc/ ca khúc sáng tác dựa trên âm hưởng ngũ cung, dân ca mà dân gian quen gọi là "nhạc vàng" hay "nhạc sến" với các tên tuổi như Thanh Sơn, Lam Phương, Trúc Phương, Anh Bằng, Nguyễn Hiền và các giọng ca như Giao Linh, Duy Khánh, Chế Linh, Thanh Tuyền ...; và dòng nhạc thính phòng trữ tình-bán cổ điển với các tên tuổi như Vũ Thành An, Trường Sa, và đặc và đặc biệt là Ngô Thụy Miên. Dòng thính phòng trữ tình- bán cổ điển này đã làm rạng danh các giọng ca thời đó như Khánh Ly, Lệ Thu, Khánh Hà, Duy Trác, Vũ Khanh, Tuấn Ngọc... Có thể xem "Niệm khúc cuối" của Ngô Thụy Miên là ca khúc tiêu biểu của dòng nhạc này.

1. Ngay từ khi mới ra đời, bài hát này đã gắn liền với giọng hát của danh ca Khánh Ly. Nhiều fans của Trịnh tự ái khi em nói nếu không có Trịnh, Khánh Ly vẫn cứ nổi tiếng. Các bác cứ nghe cô Mai hát nhạc Văn Cao, Phạm Đình Chương, Phạm Duy, Nguyễn Văn Khánh, Trầm Tử Thiêng, Vũ Thành An, Phạm Mạnh Cương, Từ Công Phụng, Trần Trịnh rồi Ngô Thụy Miên ... trong suốt gần nửa thế kỷ qua thì các bác sẽ thấy em không hoang tưởng. Và đây, tiếng hát của cô Mai trước 1975 với "Niệm khúc cuối":

imgKhánh Ly tại Sài Gòn

2. Trong 40 năm qua, Khánh Ly vẫn khẳng định được vị trí vô song của mình với "Niệm khúc cuối." Còn bây giờ hãy lắng nghe tiếng hát Khánh Ly hòa cùng tiếng dương cầm và dàn nhạc dây. Bản này thu âm sau 1975 tại Hoa Kỳ:

imgKhánh Ly năm 1990

3. Ngoài những bản đơn ca, Niệm khúc cuối còn được dàn dựng kiểu song ca rất ấn tượng. Ngày xưa là Khánh Ly và Elvis Phương. Sau này Elvis Phương thường song ca với Ái Vân.

img Khánh Ly và Elvis Phương năm 1991

4. Lần này, nghe thêm giọng Trần Thái Hòa nhé. Hòa song ca cùng Thanh Hà

img

5. Nói đến các ca khúc của Ngô Thụy Miên, không thể không nhắc tới Tuấn Ngọc. Cùng với Khánh Ly, Tuấn Ngọc là giọng hát chủ lực cho các ca khúc của nhạc sỹ họ Ngô. Tuấn Ngọc là nam ca sỹ hát "Niệm khúc cuối" ấn tượng nhất.

imgTuấn Ngọc

6. Cũng giống như những người anh em trong gia đình cô, Khánh Hà là ca sỹ thành danh với dòng nhạc thính phòng trữ tình-bán cổ điển. Vì vậy cô không thể vắng mặt trong các đêm nhạc của Ngô Thụy Miên.

imgKhánh Hà

7. Sinh ra trong gia đình có truyền thống hát dân ca nhưng Ái Vân lại là nghệ sỹ được đào tạo hết sức bài bản về dòng nhạc thính phòng cổ điển. Nói không ngoa, Ái Vân đã làm cho sân khấu hải ngoại thêm tính bác học.

Ái Vân đang hát Niệm khúc cuối trong Live show Khánh Ly- Ái Vân (3/2007) tại Paris

8. Ái Vân hát Niệm khúc cuối trong CD mới nhất "Tình cầm"

img

9. "Niệm khúc cuối " đã ở vào tuổi tứ tuần. Ca khúc này đã chứng minh được khả năng đi cùng năm tháng của nó. Các ca sỹ thế hệ @ cũng chọn ca khúc này để thể hiện đẳng cấp của mình (tuy mức độ thành công thì còn là chuyện phải bàn). Tăng Nhật Tuệ còn rất trẻ mà đã mạnh dạn hát "Niệm khúc cuối."

imgTăng Nhật Tuệ

10. Lê Hiếu đã chọn "Niệm khúc cuối" ngay từ Album début của mình.

11. Hu00e1t "Niu1ec7m khu00fac cuu1ed1i" cu00f3 thu1ec3 giu00fap Lam Tru01b0u1eddng bu1edbt u0111i cu00e1i tiu1ebfng xu1ea5u "ca su1ef9 thu1ecb tru01b0u1eddng hu00e1t nhu1ea1c thu01b0u01a1ng mu1ea1i"

Niu1ec7m Khu00fac Cuu1ed1i

Su00e1ng tu00e1c : Ngu00f4 Thu1ee5y Miu00ean

Du00f9 cho mu01b0a tu00f4i xin u0111u01b0a em u0111u1ebfn cuu1ed1i cuu1ed9c u0111u1eddi
Du00f9 cho mu00e2y hay cho bu00e3o tu1ed1 cu00f3 ku00e9o qua u0111u00e2y
Du00f9 cu00f3 giu00f3, cu00f3 giu00f3 lu1ea1nh u0111u1ea7y, cu00f3 tuyu1ebft bu00f9n lu1ea7y
Cu00f3 lu00e1 buu1ed3n gu1ea7y, du00f9 sao, du00f9 sao u0111i nu1eefa tu00f4i vu1eabn yu00eau em

Du1ef1a vai nhau cho nhau yu00ean vui u1ea5m u00e1p cuu1ed9c u0111u1eddi
Tu00ecm mu00f4i nhau, cho nhau ru00e3 nu00e1t, ru00e3 nu00e1t tim u0111au
Vu1eeba u0111u00f4i tay, u01b0u1edbc muu1ed1n tu00f9 u0111u1ea7y,
Tu00f3c ru1ed1i bu1ea1c mu00e0u vu1ebft du1ea5u tu00ecnh su1ea7u
Nhu00ecn em, nhu00ecn em giu00e2y phu00fat, muu1ed1n nu00f3i yu00eau em

Xin cho tu00f4i, tu00f4i nhu01b0 cu01a1n ngu1ee7
Ru em, u0111u01b0a em mu1ed9t lu1ea7n
Ru em vu00e0o mu1ed9ng, u0111u01b0a em vu00e0o u0111u1eddi
Mu1ed9t thu1eddi yu00eau u0111u01b0u01a1ng

Cho tu00f4i xin em nhu01b0 gu1ed1i mu1ed9ng
Cho tu00f4i u00f4m em vu00e0o lu00f2ng
Xin cho mu1ed9t lu1ea7n, cho u0111u00eam mu1eb7n nu1ed3ng
Yu00eau thu01b0u01a1ng vu1ee3 chu1ed3ng

Du00f9 mai u0111u00e2y ai u0111u01b0a em u0111i u0111u1ebfn cuu1ed1i cuu1ed9c u0111u1eddi
Du00f9 cho em, em u0111ang tu00e2m xu00e9, xu00e9 nu00e1t tim tu00f4i
Du00f9 cu00f3 u01b0u1edbc, cu00f3 u01b0u1edbc ngu00e0n lu1eddi, cu00f3 tru00e1ch mu1ed9t u0111u1eddi
Cu0169ng u0111u00e3 muu1ed9n ru1ed3i
Tu00ecnh u01a1i! du00f9 sao u0111i nu1eefa xin vu1eabn yu00eau em.

Wednesday 13 June 2007

TRẦN THÁI HÒA- KHÁNH LY (Entry for June 14, 2007)



-1-
Hãy lẵng nghe Trần Thái Hòa xử lý cụm từ "vời vợi" và "lặng lẽ thơ ngây". Chưa ca sỹ nào xử lý đẹp được như thế.
img

TÓC GIÓ THÔI BAY (Trần Tiến)
-2-
"Em đi như vẽ trên đường phố. Em nói như đàn trong miệng ai"
Có nhà thơ đã viết về Khánh Ly như thế.
Cho đến nay rất nhiều ca sỹ hát Bến Xuân/ Đàn chim Việt. Mỗi người một vẻ từ Thái Thanh, Hà Thanh đến Lê Dung, Ái Vân, rồi đến cả... Hồng Nhung, Mỹ Linh.
Nhưng em vẫn chỉ kết giọng hát Khánh Ly
---
---
Bu1ebeN XUu00c2N (Vu0103n Cao & Phu1ea1m Duy)
Khu00e1nh Ly thu hu00ecnh cu00e1ch u0111u00e2y gu1ea7n 20 nu0103m
-3-
Tru1ea7n Thu00e1i Hu00f2a su1edf hu1eefu mu1ed9t giu1ecdng hu00e1t tru1ea7m u1ea5m, u0111u1ea7y u0111u1eb7n vu00e0 u0111u1eb7c biu1ec7t "hiu1ec1n lu00e0nh". Nhu01b0ng nhiu1ec1u ngu01b0u1eddi nhu1eadn xu00e9t giu1ecdng Tru1ea7n Thu00e1i Hu00f2a monotone. Vu00ec vu1eady, chu1ec9 nu00ean nghe Tru1ea7n Thu00e1i Hu00f2a hu00e1t lu1ebb tu1eebng bu00e0i, khu00f4ng nu00ean nghe cu1ea3 1 CD liu1ec1n mu1ed9t lu00fac.
---

img
---
RU Tu00ccNH (Tru1ecbnh Cu00f4ng Su01a1n)
-4-
Tru1ea7n Thu00e1i Hu00f2a ru1ea5t thu1ea7n tu01b0u1ee3ng Khu00e1nh Ly, cu00e1i nu00e0y cu1ef1c ku1ef3 giu1ed1ng em! Cu00f2n Khu00e1nh Ly lu1ea1i tu00f4n tru1ecdng cu00e1c em tru1ebb, luu00f4n chu00fa tru1ecdng u0111u00e0o tu1ea1o thu1ebf hu1ec7 tru1ebb, cu00e1i nu00e0y cu1ef1c ku1ef3 giu1ed1ng mu1ed9t thu1ea7n tu01b0u1ee3ng khu00e1c trong ngu00e0nh em. Thu1ea3o nu00e0o em quu00fd cu1ea3 Tru1ea7n Thu00e1i Hu00f2a vu00e0 Khu00e1nh Ly :)
---

img
---
Tru1ea7n Thu00e1i Hu00f2a song ca vu1edbi Khu00e1nh Ly bu00e0i Bu1ebeN XUu00c2N

____________________

Thu00f4ng tin tu1eeb Wikipedia: Tru1ea7n Thu00e1i Hu00f2a sinh nu0103m 1973 tu1ea1i Ban Mu00ea Thuu1ed9t. Cha mu1eb9 lu00e0 ngu01b0u1eddi Huu1ebf, chuyu1ec3n vu00e0o su1ed1ng u1edf Ban Mu00ea Thuu1ed9t tu1eeb nu0103m 1969. Tran Thu00e1i Hu00f2a u0111u1ecbnh cu01b0 u1edf Mu1ef9 tu1eeb nu0103m 1993. Tru1ea7n Thu00e1i Hu00f2a (TTH) tu1eeb nhu1ecf u0111u00e3 u0111u01b0u1ee3c nghe cu00e1c nhu1ea1c phu1ea9m tiu1ec1n chiu1ebfn vu00e0 nhu1ea1c tu00ecnh bu1ea5t hu1ee7 do cu00e1c ca su0129 tu00ean tuu1ed5i tru00ecnh bu00e0y nhu01b0 Thu00e1i Thanh, Kim Tu01b0u1edbc, Mai Hu01b0u01a1ng, Lu1ec7 Thu, Khu00e1nh Ly,... Cu1ed9ng vu1edbi vu1ed1n nhu1ea1c lu00fd cu0103n bu1ea3n, su1ef1 khu00f4ng ngu1eebng luyu1ec7n tu1eadp vu00e0 nu00e2ng cao, tu1ea5t cu1ea3 u0111u00e3 nuu00f4i du01b0u1ee1ng vu00e0 phu00e1t triu1ec3n u0111u1ec3 cu00f3 mu1ed9t ca su0129 TTH ngu00e0y nay: giu1ecdng hu00e1t vu1eefng vu00e0ng,lu1ed1i diu1ec5n tu1ea3 tu1ef1 nhiu00ean, chu1ea5t giu1ecdng tru1ea7m u1ea5m nhu01b0 du00f2ng suu1ed1i - ru1ea5t du1ec5 u0111i vu00e0o lu00f2ng ngu01b0u1eddi. Ngu01b0u1eddi nghe nhu1ea1c cu00f3 cu1ea3m giu00e1c TTH hu00e1t vu00ec tru00e2n quu00fd nhu1eefng bu00e0i hu00e1t u0111u00f3 tu1eeb nhu1ecf. Thu1ebf nu00ean, ca su0129 cu00f3 yu00eau quu00fd bu00e0i hu00e1t thu1ef1c su1ef1 thu00ec mu1edbi cu00f3 thu1ec3 lu00e0m cho ngu01b0u1eddi khu00e1c yu00eau quu00fd theo, mu1edbi cu00f3 thu1ec3 lu00e0m cu1ea5u nu1ed1i giu1eefa nhu1ea1c su0129 vu00e0 cu00f4ng chu00fang yu00eau u00e2m nhu1ea1c. TTH xu1ee9ng u0111u00e1ng lu00e0 mu1ed9t ca su0129 tiu00eau biu1ec3u cu1ee7a thu1ebf hu1ec7 tru1ebb tiu1ebfp bu01b0u1edbc thu1ebf hu1ec7 tru01b0u1edbc vu1ec1 thu1ec3 lou1ea1i nhu1ea1c thu00ednh phu00f2ng, tiu1ec1n chiu1ebfn vu00e0 tru1eef tu00ecnh.

Friday 8 June 2007

Tình khúc mùa hè - (Entry for June 09, 2007)



(Ảnh do Thanh Lệ chụp- tháng 8/2006)

1. « ... tiếng ve đu cành sấu. Tiếng ve níu cành me. Tiếng ve thấy tuổi thơ. Tiếng ve chào mùa hè. Và gọi cơn gió mát. Những đêm đầy trăng thanh. Tiếng ve như lời hát đan giữa vòm cây xanh.. »

img

KỶ NIỆM THÀNH PHỐ TUỔI THƠ

2. « Giữ cho thời gian còn mãi trong ta. Giữ bao kỷ niệm mùa hè đã qua trong lòng ta »

img

KỶ NIỆM ĐÊM HÈ

3. « Đời nào cũng là nắng xôn xao mùa hè. Đời nào cũng là gió bồng bềnh mái tóc em... Quanh em quanh tôi cuộc sống tưng bừng. Vang mãi trong ta khúc tình ca. Hãy hát đi em. Vang khúc ca mùa hè. »

img

THÀNH PHỐ MÙA HÈ

4. « Tình em, tình em như biển mùa hè. Dạt dào, dạt dào nồng say. Say đắm, mặn nồng, ngất ngây…”

img

BIỂN MÙA HÈ

5. “Mùa hè thiên nhiên như tỉnh giấc. Mùa hè đưa ta tới hồng hoang. Trần truồng yêu nhau trong trời đất. Mùa hè của uyên ương…”

img

HẠ HỒNG

6. “Nhạc gọi người hay mưa trút xuống đời. Thành dòng lệ, thành đêm bão tố về. Rồi từ đó cũng nghe trong anh lòng đổ mưa. Cơn mưa hạ về giữa đêm…”

img

CƠN MƯA HẠ

7. “Sắp mưa to ở cuối chân trời. Và có bão giữa chúng mình em ạ. Nắng đầu hè sao oi ả quá. Mắt em nhìn chất chứa những cơn dông.”

img

TÌNH KHÚC MÙA HÈ

8. “Sao em còn mang áo mỏng. Có còn mùa hạ nữa đâu. Sao em làm lòng ta đau. Như ngọn lửa hè đã tắt… Đường phố trong anh mùa đông. Hãy để mùa hạ yên nghỉ.”

img (ảnh minh họa)

MÙA HẠ CÒN ĐÂU

9. “Em yêu dấu nói cho anh nghe. Bao nhiêu ngày tháng đã trôi qua. Bãi biển rồi sẽ thành nương dâu. Đời người rồi sẽ trở về cát bụi. Nơi em về trời không xanh và ngày không vui. Rừng xưa tưởng sẽ xanh, xanh mãi. Nhưng rừng xưa đã khép. Còn anh, nhiều khi chỉ muốn mình là loài sâu để ngủ quên trong tóc chiều. Nhưng anh vẫn đi loanh quanh dù nhiều khi thấy đời đã mỏi mệt. Giờ đây ở bên kia một biển nhớ, em hãy nhớ cho rằng chúng mình đã chia sẻ với nhau một mùa hè thật tuyệt vời. Và một lần cho nhau là trăm năm đó em.”

img

HẠ TRẮNG

_________________________

N.B: Đã vào tháng 6 nhưng "ở bển" vẫn chưa thực sự bước vào mùa hè. Có thể thời tiết "ở bển" như vậy, mình chưa nắm được quy luật. Nhưng cũng có thể do biến đổi khí hậu cho nên mới có tình trạng châu Âu năm vừa rồi gần như không có mùa đông giá rét, trong khi nhiệt độ cuối mùa xuân ở quảng trường Đỏ có lúc lên tới 31 độ. Sáng qua đến văn phòng, mình vẫn phải khoác chiếc áo khoác nhẹ. Ở cái xứ sở mà nửa năm mặt trời đi vắng thì người chuyện người ta ao ước được sưởi nắng, người ta khát khao được thấy ngày hè, âu cũng là chuyện dễ hiểu. Và trong cùng lô-gíc đó thì chuyện ở quê mình bà con sợ mùa hè oi ả, sợ "cái nóng nung người nóng nóng ghê" cũng là chuyện bình thường ở huyện. Đúng ra cho đến giờ này mình vẫn chưa bị mùa hè đánh thức. Nhưng mấy ngày vừa rồi, anh chị em mình ở nhà kêu ca ghê quá, nói rằng nhiệt độ ở Hà Nội đã lên gần 40 độ vào ban ngày, ban đêm thì cũng gần 30 độ, nhà chẳng dùng máy lạnh nên ai cũng bị mất ngủ... Thế là mình bỗng nảy ra ý định thức đêm cùng anh chị em bên nhà... Và cũng là thức đêm cùng "bao kỷ niệm của những ngày hè đã qua" còn vương lại trong lòng ta. Và 9 ca khúc lần này, hy vọng, có thể kể cho chúng ta một câu chuyện nào đó...

img

(Ảnh của em Thanh Lệ)

Sunday 3 June 2007

Hoa Mộc Miên (Entry for June 04, 2007)



Hoa Mộc Miên
*****
***
Tiu1ebfng hu00e1t Anh Thu01a1 (Bu1ea3n cu1eaft du00e1n lung tung)
*****
Bu1ea3n gu1ed1c Anh Thu01a1 hu00e1t trong Live show Con u0111u01b0u1eddng u00c2m nhu1ea1c cu1ee7a Huy Du
***
Bu1ea3n u0111u1eb9p do Nguyu1ec5n Vu0103n u0110ou00e0n xu1eed lu00fd ku1ef9 thuu1eadt
*****

Khi được biết Con đường Âm nhạc số 18 sẽ giới thiệu các tác phẩm của Nhạc sỹ Huy Du, mình đã bỏ cả một buổi hòa nhạc khác để ở nhà xem TV qua... internet ! Huy Du là một nhạc sỹ tài ba, các tác phẩm của ông đã xác lập được chỗ đứng vững chắc trong nền ca khúc Việt Nam, từ nhạc tiền chiến đến nhạc cách mạng và tình ca. Các tác phẩm của ông đã chắp cánh cho tiếng hát của các nghệ sỹ lừng danh như Quý Dương, Quang Hưng, Doãn Tần, Hoài Thu, Bích Liên, Lê Dung. Và nói gì thêm về ông cũng là thừa.

Yêu mến Huy Du là vậy nhưng mình cũng không dám kỳ vọng nhiều vào Con đường Âm nhạc số 18, chẳng phải chỉ vì ấn tượng xấu với cái ông nhà thơ « gàn dở » Đỗ Trung Quân, rồi đến cái cô người mẫu « nuột nà nhưng vô hồn » Thúy Hạnh, hay cô nhà thơ Phan Huyền Thư tuy thông minh, tinh tế, đủ tầm làm Con đường âm nhạc nhưng nhiều khi lại « trừu tượng » quá..., mà chỉ vì mình đã tiên lượng rằng một chương trình của Huy Du với những bài hát như « Ba Vì năm xưa », « Chợ chờ em vẫn chờ ai », « Bạch Long Vĩ đảo quê hương »... sẽ không thể trọn vẹn khi thiếu vắng Nghệ sỹ Nhân dân Lê Dung. Vẫn biết không ai là không thể thay thế được, nhưng rõ ràng có một số người khó thay thế hơn những người khác !

Mình háo hức chờ đợi chương trình này chủ yếu muốn được nghe lại « Hoa Mộc Miên ». Được biết, Huy Du viết bài hát này cách đây ngót nửa thế kỷ, trong thời gian ông đang học tại Nhạc viện Bắc Kinh, vào đúng lúc quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đang hết sức nồng ấm, « môi hở răng lạnh ». Bài hát đã trở thành bài hát biểu tượng một thời cho mối quan hệ Việt Trung. Tuy nhiên, khi cuộc chiến tranh biên giới nổ ra, bài hát này đã phải nhường chỗ cho « Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới » và những tiết mục « kể chuyện cảnh giác » với những vở kịch về « công an bắt thám báo là quân xâm lược bành trướng Bắc Kinh »...

Rồi thì cái thời kỳ rối loạn đó cũng qua đi. Bây giờ muốn nghe lại « Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới » cũng khó, khó như muốn nghe « Hoa mộc miên » trong những năm 70, 80. Nhưng cho đến giờ « Hoa Mộc Miên » hình như vẫn chưa thể trở lại được và cũng có thể nó sẽ không bao giờ nở rộ và rạng rỡ như xưa nữa. Còn nhớ, năm 1991 khi Lý Bằng sang thăm chính thức Việt Nam, đánh dấu sự tan băng trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong chương trình ca nhạc chào mừng trên truyền hình, người ta thấy ca sỹ Trung Đức đã hát lại « Hoa Mộc Miên ». Tuy nhiên, phần lời đã được cải chính giống như phần lời mà ca sỹ Anh Thơ hát trong con đường Âm nhạc số 18. Lời nguyên thủy của bài hát như sau :

Hoa Mộc Miên

- Huy Du -

Mộc miên hoa ơi
Mỗi khi qua cầu biên giới
Thấy hoa mộc miên nở
Lòng bỗng bồi hồi
Mộc miên hoa ơi
Phải chăng xưa ở nơi đây
Máu hai dân tộc anh hùng

Hoà trong núi rừng xanh thắm chống kẻ thù chung
Giữa khi hoa mộc miên
Bông trắng bay theo gió triền miên
Này Việt Nam này Trung Hoa
Đôi ta như bông hồng đỏ thắm
Ta như vầng dương soi sáng chân trời
Có phải rằng xưa nơi đây mọc lên
Cây hoa mộc miên đời đời ghi nhớ
Mối tình giữa đôi ta
Mang theo dòng máu anh hùng xưa
Mộc miên hoa vút cao chân trời xa
Như bài ca ngân mãi
Trong lòng ta

Mộc miên hoa ơi
Mỗi khi qua cầu biên giới
Thấy hoa mộc miên nở
Lòng bỗng dạt dào
Mộc miên hoa ơi
Dù cho đất rộng sông sâu
Tuyết rơi gió nổi bao lần

Dù cho dẫu thời gian trôi đất bằng nổi sóng
Có cánh hoa mộc miên
Vẫn khắc sâu nỗi nhớ niềm thương
Hồng Hà ơi Dương Tử ơi
Đôi ta chung một dòng máu thắm
Mang theo phù sa tới bốn phương trời
Đây Hồ Chí Minh đây Mao Trạch Đông
Ngôi sao chỉ Nam đời đời soi sáng
Mối tình giữa đôi ta
Phương Đông bừng sáng thiên hùng ca
Lồng lộng trong vũ trụ bao la
Theo thời gian ngân mãi trong lòng ta...

Anh Thơ hát « Hoa Mộc Miên » hôm nay theo mình là rất được tuy một đồng chí bạn vẫn nhận ra Anh Thơ hát chênh và phô một số chỗ. Bản thân mình thì cũng thấy Anh Thơ hát giọng ngực kém hơn so với cách đây chừng hai năm. Tuy thế đồng chí bạn kia cũng phải thừa nhận rằng các ca sỹ thi Sao Mai dòng thính phòng cổ điển nên nghĩ tới « Hoa Mộc Miên ».

(Chú thích : Mộc Miên là tên gọi khác của hoa Gạo)

Saturday 2 June 2007

Gửi em ở cuối sông Hồng (Entry for June 03, 2007)



Ảnh: Anh ngày ngày cùng bạn bè lên chốt
(Tư liệu do Biên Giới sưu tầm)
**********

(Nhu1ea1c cu1ee7a u0110u00e0o Duy Quu00fd)

(Nhu1ea1c cu1ee7a Thuu1eadn Yu1ebfn)

Lu00e1 thu01b0 tu1eeb biu00ean giu1edbi

Anh u1edf Lu00e0o Cai

Nu01a1i con su00f4ng Hu1ed3ng u0111u00eam ngu00e0y su00f3ng cuu1ed9n

Thu00e1ng hai mu00f9a nu00e0y

Con nu01b0u1edbc lu1eafng phu00f9 sa in bu00f3ng u0111u00f4i bu1edd

Biu1ebft lu00e0 em nu0103m ngu00f3ng thu00e1ng chu1edd

Thu01b0u1eddng su1edbm chiu1ec1u ra su00f4ng gu00e1nh nu01b0u1edbc

Anh ngu00e0y ngu00e0y cu00f9ng bu1ea1n bu00e8 lu00ean chu1ed1t

Giu1eef ngu1ecdn nu01b0u1edbc u00eam du00f2ng

Cho thu1ecfa nu1ed7i em mong

Quu00fd u0111u1ea5t nu00e0y tu1eeb ngu1ecdn cu1ecf cu00e0nh cu00e2y

Thu01b0u01a1ng nhu1eefng xu00f3m lu00e0ng quu00e2n thu00f9 u0111u1ed1t chu00e1y

Anh xa em cu0169ng lu00e0 trong lu1ebd u1ea5y

Riu00eang nu1ed7i nhu1edb chu00fang mu00ecnh

Su01b0u1edfi u1ea5m tru1ecdn mu00f9a u0111u00f4ng

Thu00ec hu1ee1i em yu00eau em u1edf cuu1ed1i su00f4ng Hu1ed3ng

Nu1ebfu gu1eb7p du00f2ng su00f4ng ngu1ea7u lu00ean su1eafc u0111u1ecf

Lu00e0 niu1ec1m thu01b0u01a1ng anh gu1eedi vu1ec1 em u0111u00f3

Qua mu00e0u nu01b0u1edbc su00f4ng Hu1ed3ng

Em su1ebd hiu1ec3u chiu1ebfn cu00f4ng anh.

(Du01b0u01a1ng Sou00e1i 1-1981)

Friday 1 June 2007

BÀI CA CHƯA VIẾT HẾT (Entry for June 02, 2007)

BÀI CA CHƯA VIẾT HẾT

Tôi viết tặng em

Từ những bài ca yêu

Đến những bài ca say

Những bài ca tôi viết tặng em

Nhưng còn đang dang dở

Vì cuộc đời còn những ước mơ.

Tôi viết tặng em

Bài ca chưa viết hết

Thì người đồng chí hy sinh.

Và bài ca tôi viết tiếp

Có bão tố chiều nay

Có căm thù rực cháy

Có cuộc đời tôi nay.

Và bài ca tôi viết tặng em chưa viết hết

Vì đường đời còn bước, còn say.

Nguyễn Mạnh Thường (tháng 8- 1980)