Thursday 31 July 2008

TIẾN THÀNH (August 01, 2008)



(Mu01b0u1ee3n cu1ea3m hu1ee9ng tu1eeb su1ef1 kiu1ec7n Hu00e0 Nu1ed9i mu1edf ru1ed9ng)

“Không ai là không thể thay thế, nhưng chắc chắn có những người khó thay thế hơn những người khác ».

Câu nói trên dường như rất chính xác để nói về Nghệ sỹ Tiến Thành (1950-1984), giọng hát chủ lực trong các chương trình ca nhạc trên sóng phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam, một viên ngọc sáng trong nền thanh nhạc Việt Nam kể từ cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước. Ngày nay, có thể nhiều bạn trẻ thuộc thế hệ 8x, 9x không còn biết nhiều về cái tên Tiến Thành bởi người nghệ sỹ tài hoa ấy đã mãi mãi đi xa từ ngót một phần tư thế kỷ nay. Tuy vậy, một điều chắc chắn là bất kỳ ai, hễ có chút yêu mến, quan tâm tới dòng nhạc mà tạm gọi là nhạc Đỏ thì đều biết đến, thuộc nằm lòng, thậm chí say mê những bài hát như Nơi đảo xa (Thế Song), Tiếng gọi sông Đà (Trần Chung), chùm ca khúc của Hoàng Vân gồm các bài Tình yêu Hà Nội, Tình ca Tây Nguyên, Tình yêu người thợ mỏ, hay những ca khúc song ca kinh điển như Gửi em ở cuối sông Hồng (Dương Soái & Thuận Yến), Dòng sông quê anh dòng sông quê em (Lai Vu & Đoàn Bổng) ... Đó là một số trong rất nhiều ca khúc đi vào lòng thính giả và còn mãi với thời gian nhờ giọng hát « rất khó thay thế » của nghệ sỹ Tiến Thành.

Sinh năm 1950 tại Nam Định, Nghệ sỹ Tiến Thành là ca sỹ cùng thời với các nữ nghệ sỹ Lê Dung, Thu Hiền, Thanh Hoa, Ái Vân, Vân Khánh, Thúy Lan, Bích Việt ..., các nam nghệ sỹ như Ngọc Tân, Dương Minh Đức, Huy Hùng, Trọng Nghĩa, Hữu Nội..., là thế hệ tiếp nối của thế hệ thứ hai với những Tường Vy, Bích Liên, Tuyết Thanh, Vũ Dậu, Trung Kiên, Quý Dương, Trần Hiếu..., và xa hơn nữa là thế hệ đầu đàn với những Thương Huyền, Khánh Vân, Kim Oanh, Tân Nhân, Mai Khanh, Trần Thụ, Quốc Hương, Văn Hanh ... Nếu hệ thế hệ thứ nhất và thế hệ thứ hai đã xây dựng nên những tượng đài của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam với những bản anh hùng ca và tình ca bất hủ trong suốt hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc thì thế hệ ca sỹ thứ ba mà Tiến Thành là đại diện tiêu biểu là thế hệ kế thừa, phát huy những giá trị âm nhạc của của các thế hệ đi trước, đồng thời là thế hệ cất lên những tiếng hát ngợi ca non sông đã thu về một mối, tiếng hát của thời kỳ dựng xây lại đất nước với biết bao đam mê, kỳ vọng và cũng đầy rẫy những khó khăn thách thức lòng người.

Trong bài Đất nước, Tạ Hữu Yên viết Mẹ Việt Nam « ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ ». Rất có thể con số 3 và số 2 ở đây là những con số có tính tượng trưng vì trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc mình, Mẹ Việt Nam đã nhiều hơn ba lần tiễn con đi và cũng nhiều lần khóc thầm lặng lẽ. Nhưng nếu đó là hình ảnh Mẹ Việt Nam của thế kỷ 20 thì lần thứ 3 Mẹ khóc chính là lúc những đứa con của Mẹ phải ra đi để bảo vệ những miền biên ải ở hai đầu đất nước. Và nếu như thế hệ thứ nhất của Quốc Hương, Mai Khanh là thế hệ của Điện Biên, của 9 năm, thế hệ thứ hai của Bích Liên, Vũ Dậu, Trung Kiên là thế hệ của những « giải phóng quân xẻ dọc Trường Sơn» thì thế hệ nghệ sỹ thứ 3 của Tiến Thành chính là thế hệ cất tiếng hát và trưởng thành từ cuộc chiến đấu vì lý tưởng « độc lập, tự do » của cả dân tộc.

Ngày nay, bạn trẻ yêu nhạc cách mạng nào cũng có thể dễ dàng liệt kê hàng chục, thậm chí hàng trăm ca khúc ra đời trong hai cuộc chiến tranh Việt Nam. Nhưng nếu có điều kiện nghe lại hoặc được cha anh kể chuyện các bạn cũng có thể kể ra cả trăm ca khúc ra đời giữa những ngày nóng bỏng nhất của « cuộc chiến giữa những người anh em Đỏ ». Đó là những bản tráng ca cũng rực lửa hờn căm, ngập tràn hào khí như « Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới » (lời trong ca khúc của Phạm Tuyên), Đường lên biên giới (Lê Mây), Bài ca biên giới anh hùng, Chiến thắng vinh quang (Nguyễn Đức Toàn), Ý chí Diên Hồng (Lưu Hữu Phước), Không được đụng đến Việt Nam (Phan Nhân), Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận (Hồng Đăng), Bảy Núi (Hoàng Hiệp) ... đến những bản tình ca lay động lòng người như Gửi em ở cuối sông Hồng (Thuận Yến), Chiều biên giới (Trần Chung), Tình ca tuổi trẻ (Tôn Thất Lập), Tiếng đàn bên bờ sông biên giới (Phạm Tuyên)... Và có một điều hết sức đặc biệt là rất nhiều trong số hàng trăm ca khúc giai đoạn này đều gắn liền với tiếng hát của nghệ sỹ Tiến Thành. Tiến Thành là người lĩnh xướng hoặc nam ca sỹ hát song ca hầu hết các ca khúc của giai đoạn này. Vì thế, hoàn toàn không quá lời nếu ai đó nói Tiến Thành là « ca sỹ thế hệ chống bành trướng ». Nhưng cũng chính vì thế nhiều người nói Tiến Thành ... thiệt thòi bởi sau này, do điều kiện lịch sử, hầu hết các ca khúc ra đời trong thời kỳ này không còn được phổ biến nữa.

Là ca sỹ của Đoàn ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam, cái nôi nuôi dưỡng lớp lớp các nghệ sỹ hàng đầu của Việt Nam suốt hơn nửa thế kỷ qua, nếu theo cách nói tương đối mang tính phê phán hiện nay thì sẽ có người gọi Tiến Thành là một « công chức đi hát ». Bởi lẽ trong một thời kỳ mọi thứ đều được thực hiện theo kế hoạch, theo phân công công tác và đều được bao cấp từ vật chất đến tinh thần thì ngoài những cảm xúc xuất thần, vô tư, trong sáng và cao cả, thì cũng có cả những cảm xúc được tạo ra theo tem phiếu, theo lịch công tác và bảng chấm công, hoàn toàn đặc trưng cho một thời kỳ lịch sử. Nếu có dịp nghe lại các băng tư liệu của Tiến Thành, chúng ta sẽ không khỏi tủm tỉm cười khi nghe ca từ của những bài như « Mùa tôm gọi », « Em về hồ nuôi cá», « Nói với em về Đảng », « Đảng dệt mùa xuân » ...

Ở Đoàn ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam, con đường ca hát chuyên nghiệp theo kiểu công chức của Tiến Thành không phải là con đường bằng phẳng ngay từ đầu. Trong những năm đầu (từ khoảng 1976 đến 1978) Tiến Thành hầu như chỉ được đứng trong dàn đồng ca, hợp xướng. Phải từ năm 1979-80 người ta mới thấy Tiến Thành hát lĩnh xướng và song ca, rồi mới đến đơn ca. Đặc biệt, những năm đầu 80, các bạn nhỏ cả nước không thể quên giọng nói và tiếng hát của thầy giáo Tiến Thành trong các chương trình dạy nhạc, dạy hát trên đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam.

Nghe Tiến Thành hát từ những bản tráng ca, lĩnh xướng trong dàn hợp xướng, với dàn nhạc giao hưởng, những bản tình ca hát cùng dàn nhạc nhẹ, cho đến những « ngành ca, địa phương ca » thuần túy theo phân công công tác, người ta đều cảm nhận được một giọng hát hết chỉn chu, chuẩn mực có nền tảng thanh nhạc vững chắc. Tiến Thành có làn hơi khỏe, chắc, đầy đặn, âm vực rộng. Có những nghệ sỹ mà đẳng cấp của họ thể hiện ở khả năng chuyển giọng, có kỹ thuật vững vàng nhưng lại không bị gò bó bởi kỹ thuật. Ở các nữ nghệ sỹ thì Lê Dung là một trường hợp điển hình. Còn Tiến Thành là trường hợp điển hình trong các nam nghệ sỹ. Tiến Thành có thể hát hết sức kinh viện trong Người Hà Nội (Nguyễn Đình Thi), Hồ Chí Minh giai điệu bốn mùa (Trần Chung),Lá xanh (Hoàng Việt). Nhưng rồi Tiến Thành ngay lập tức lại có thể thiết tha, nồng nàn, trải rộng cảm xúc đến độ mênh mang như sóng biển như trong bài Nơi đảo xa (Thế Song), Hát cùng trời nước Hạ Long (Tân Huyền).... Giọng Tiến Thành đằm thắm, nồng đượm trong các bản tình ca như Hương thầm (nhạc Thanh Phúc, thơ Phan thị Thanh Nhàn), Tình yêu Hà Nội (Hoàng Vân). Rồi Tiến Thành lại rất sôi nổi, trẻ trung trong những ca khúc nhạc nhẹ như Hà Nội những công trình (Quốc Trường), Tình yêu người thợ mỏ (Hoàng Vân). Tiến Thành còn hát rất nhiều làn điệu dân ca của các vùng miền khác nhau. Tiến Thành hát quan họ đặc biệt hay. Thỏa nỗi nhớ mong mà ông song ca cùng liền chị Thanh Hiếu là một làn điệu quan họ mẫu mực.

Để thành công trong xử lý ca khúc, ngoài giọng hát, điều tối quan trọng là nghệ sỹ có khả năng tiết chế cảm xúc và tạo ra những mảng sắc thái khác nhau (nuance) giữa các phần của một ca khúc, thắt, mở, cao trào... Tiến Thành hết sức xuất sắc trong việc làm này, khiến người nghe luôn giữ được cảm giác hào hứng khi đón nhận những bài hát do nghệ sỹ này thể hiện. Đặc biệt, Tiến Thành có thể hát bằng cả giọng tenor (nam cao) rất hùng tráng, khoáng đạt hoặc baritone (nam trung) rất đằm thắm, êm ái . Ở cả hai giọng Tiến Thành đều mang đến cho người nghe cảm giác về một giọng hát hết sức vừa vặn với từng ca khúc. Tiến Thành cũng hát giả thanh (fausette) rất hoàn hảo. Đây là một kỹ thuật khó trong thanh nhạc đối với nam ca sỹ vì nếu không xử lý tốt giọng sẽ bị biến thành « giọng mái ». Tựu chung lại, những người yêu ca hát cảm nhận ở Tiến Thành không chỉ một giọng hát đẹp, có sức truyền cảm đặt biệt mà còn ở cảm xúc lãng mạn, tinh khôi. Tuy vậy, ở một số ca khúc, Tiến Thành cũng thể hiện một ‘tật’ nhỏ đó là việc dồn hơi lên mũi hơi sớm ở cuối câu hát, tạo ra cảm giác « hát đóng âm cuối ». Nhưng nhiều người lại coi đó là nét đặc biệt của Tiến Thành.

...

Một ngày cuối năm 1984, công chúng yêu văn nghệ bàng hoàng hay tin về một vụ tai nạn giao thông thảm khốc mà nạn nhân là các nghệ sỹ của Đoàn Ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam đi trên một chiếc xe ca trên đường lưu diễn phục vụ đồng bào tại một địa phương phía Bắc. Nghệ sỹ hát Chèo lừng danh Như Hoa đã qua đời ngay khi chiếc xe nạn. Nghệ sỹ Thúy Lan khi đó bị bất tỉnh. Những người chứng kiến vụ tai nạn thấy Nghệ sỹ Tiến Thành tuy bị thương nhưng vẫn rất cố gắng đỡ các bạn đồng nghiệp bị thương lên băng-ca đi cấp cứu. Tuy nhiên chỉ sau đó vài giờ, Tiến Thành đã quỵ xuống và rồi người nghệ sỹ ấy đã ra đi mãi mãi... « Người nghệ sỹ lãng mạn ấy đã vĩnh biệt chúng ta quá sớm... Anh để lại nỗi tiếc thương vô hạn trong lòng bạn bè, đồng nghiệp và nhưng người yêu ca hát » (Dihavina). Chắc chắn còn quá nhiều kế hoạch Tiến Thành chưa kịp thực hiện và những người yêu ca hát hoàn toàn có quyền nói về nhiều tốt lành cho nền âm nhạc nước nhà mà Tiến Thành có thể còn tiếp tục cống hiến « giá như, giá như, và giá như »...

Cũng may, năm 1984 là năm kỷ niệm 30 giải phóng thủ đô, Đài tiếng nói Việt Nam tổ chức remix và phát động sáng tác hàng các ca khúc mới về Hà Nội. Những tác phẩm cuối của Tiến Thành, có thể vì lý do đó hoăc có thể hoàn toàn ngẫu nhiên, đều là các bài hát về Hà Nội. Và như thường lệ, Tiến Thành lại trở thành người hát nhiều nhất và hay nhất về Hà Nội thời kỳ đó với Người Hà Nội (hát cùng Tuyết Nhung và Hợp xướng Đài) ; Tình yêu Hà Nội (Hoàng Vân-hai versions với hai cách phối khí khác nhau) ; Hà Nội bài ca năm tháng (Cát Vận) ; Hà Nội những công trình (Quốc Trường, lĩnh xướng cùng Thúy Lan) ; Hà Nội những tầng cao (Văn An, song ca cùng Quỳnh Liên) ... Cho đến nay các ca khúc này đã được nhiều ca sỹ thể hiện lại với nhiều phong cách khác nhau nhưng với nhiều người bản Người Hà Nội do Tiến Thành thể hiện là bản hay nhất từ xưa đến nay. Còn Tình yêu Hà Nội thì đúng là tác phẩm mà Hoàng Vân viết riêng cho Tiến Thành. Và như thế, Tiến Thành còn được coi là một « Người Hà Nội » đích thực.

Tiến Thành ra đi để lại gần 300 ca khúc thuộc nhiều thể loại hiện còn lưu trữ trong Đài Tiếng nói Việt Nam cũng như bộ sưu tập cá nhân của nhiều người mộ điệu. Nhưng người nghệ sỹ ấy cũng để lại một khoảng trống không dễ bù lấp trong lớp đồng nghiệp cùng thời và cả những lớp sau đó. Có lẽ thanh nhạc là như vậy, dù cho có khuôn mẫu, có bàn bản, thì đây vẫn chủ yếu là thứ nghệ thuật gần như vô hình của làn hơi, của âm thanh, của cảm xúc mà trời cho người này nhưng chẳng cho người khác, thậm chí cho một lần và không bao giờ cho lại, cũng giống như người ta không thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông vậy. Sau này bạn yêu nhạc thấy Trung Đức hát lại nhiều bài hát Tiến Thành đã thể hiện, cũng rất thành công nhưng vẫn là Trung Đức mà không phải là Tiến Thành. Trong số các ca sỹ trẻ thì Trọng Tấn cũng hát nhiều ca khúc gắn với tên tuổi của Tiến Thành và cũng được thính giả đón nhận nồng nhiệt. Nhưng Trọng Tấn khác xa Tiến Thành vì nhiều lẽ. Gần đây, trong giải Sao Mai 2007, giới chuyên môn cũng liên hệ giọng hát của quán quân Lê Anh Dũng với Tiến Thành. Họ thật có lý. Tuy nhiên, những sự liên hệ như vậy cũng chỉ để khẳng định thêm một lần và nhiều lần khác nữa, rằng « có những người khó thay thế hơn những người khác ».

(TMH, 1-8-2008)

Sunday 27 July 2008

(July 27, 2008)



Hai ca khúc cùng chủ đề của Hoàng Việt và Phạm Duy:

1. Tiếng còi trong sương đêm với tiếng hát trước 1975 của Hoàng Oanh

2. Ngu00e0y tru1edf vu1ec1 vu1edbi tiu1ebfng hu00e1t tru01b0u1edbc 1975 cu1ee7a Thu00e1i Thanh

Khu00e1nh Ly hu00e1t Tiu1ebfng cu00f2i trong su01b0u01a1ng u0111u00eam theo u0111iu1ec7u Rumba

1. Tru01b0u1edbc 1975

2. Sau 1975

TIu1ebeNG Cu00d2I TRONG Su01afu01a0NG u0110u00caM

Su00e1ng tu00e1c: Lu00ea Tru1ef1c (tu1ee9c HOu00c0NG VIu1ec6T)
Ca su0129: :: Khu00e1nh Ly, Hou00e0ng Oanh, Thanh Thu00fay, Thanh Tuyu1ec1n, Tu00e2m u0110oan, u0110oan Trang ...


Bu1ebfn nu01b0u1edbc giu00f3 ru00e9t u0111u00f2 thu01b0a khu00e1ch sang
Lau xanh ven su00f4ng mu1edd run bu00f3ng tru0103ng
u0110u00eam nay khu00f4ng gian chu00ecm trong giu00e1 bu0103ng
Con u0111u00f2 sang ngang...

Ku1ec3 lu00fac vu1eafng bu00f3ng ngu01b0u1eddi chinh chiu1ebfn xu01b0a
u0110u00e3 cu1eafm giu1eefa giu00f3 mu00f9a thu thu1ed5i u0111u01b0a
u0110u00eam nay u0111u00f4ng sang mu00e0 tin vu1eabn chu01b0a ...
u0111u01b0a u0111u00f2 ...vu1ec1 ... xu01b0a
Mu00e0 u0111ou00e0n hu00f9ng binh u00e2m thu1ea7m xu00f4ng lu01b0u1edbt trong su01b0u01a1ng
Hu1ed3i cu00f2i cu00f2n vang nhu01b0 hu00f2a lu1eabn theo ngu01b0u1eddi lu00e1i u0111u00f2 ru:

Tiu1ebfng cu00f2i trong su01b0u01a1ng u0111u00eam
Tiu1ebfng cu00f2i trong su01b0u01a1ng u0111u00eam theo giu00f3 u0111u01b0a u00f4i buu1ed3n,
nghe vi vu ou00e1n than
Thu00f4i tou00e1n quu00e2n u0111i ru1ed3i, thu00f4i tou00e1n quu00e2n u0111i ru1ed3i ...
Hu01a1 hu1edd hu01a1 ...hu01a1 hu01a1 hu01a1 u0111i ru1ed3i ...

Con u01a1i lu00f2ng mu1eb9 u1ee7 u00ea thu01b0u01a1ng cho chu1ed3ng mu1ea5y du1eb7m su01a1n khu00ea
Khi ra u0111i cu00f3 hu1ee9a thu nay vu1ec1
Mu00e0 hu00f4m nay lu00e1 thu u0111u00e3 ru01a1i tru00e0n,
Ru1ed3i mu00f9a u0111u00f4ng sang qua luu00f4n mu00f2n mu1ecfi trong u0111au buu1ed3n

Hu00f2 hu01a1 hu1edb ... Hu00f2 hu01a1 hu1edb ...
Tiu1ebfng cu00f2i trong su01b0u01a1ng u0111u00eam
Tiu1ebfng cu00f2i trong su01b0u01a1ng u0111u00eam theo giu00f3 u0111u01b0a u00f4i buu1ed3n
Nghe vi vu ou00e1n than
Thu00f4i khu00f3c chi u0111au lu00f2ng, con cu1ee9 an giu1ea5c nu1ed3ng
Hu01a1 hu1edd hu01a1 ...hu01a1 hu01a1 hu01a1 bu00ean lu00f2ng ...
Hu01a1 hu1edd hu01a1 ...hu01a1 hu01a1 hu01a1 ...

***

NGu00c0Y TRu1ede Vu1ec0

Su00e1ng tu00e1c: Phu1ea1m Duy

Ca su1ef9: Thu00e1i Thanh, Duy Khu00e1nh, Hou00e0ng Oanh, Hu1ed3ng Hu1ea1nh ...

PERFORMANCES


Media Performer Album
1. 5:06 Elvis Phu01b0u01a1ng VMusic-CD136
2. 5:03 Hou00e0ng Oanh VMusic-CD144
3. 4:52 Tru01b0u1eddng Vu0169 VMusic-CD144
4. 6:01 Duy Khu00e1nh Xin Anh Giu1eef Tru1ecdn Tu00ecnh Quu00ea - Vol 2

( ? )

LYRIC
Ngu00e0y tru1edf vu1ec1, anh bu01b0u1edbc lu00ea
Tru00ean quu00e3ng u0111u01b0u1eddng u0111u00ea u0111u1ebfn bu00ean lu0169y tre
Nu1eafng vu00e0ng hoe, vu01b0u1eddn rau tru01b0u1edbc hu00e8 cu01b0u1eddi u0111u00f3n ngu01b0u1eddi vu1ec1
Mu1eb9 lu1ea7n mu00f2, ra tru01b0u1edbc ao
Nu1eafm u00e1o ngu01b0u1eddi xu01b0a ngu1ee1 trong giu1ea5c mu01a1
Tiu1ebfc ru1eb5ng ta u0111u00f4i mu1eaft u0111u00e3 lou00e0 vu00ec quu00e1 u0111u1ee3i chu1edd
Ngu00e0y tru1edf vu1ec1, trong bu1ebfp vui
Anh nu00f3i chuyu1ec7n nghe: chuyu1ec7n u0111u1eddi chiu1ebfn su0129
Su1ed1ng say mu00ea, u0111u01b0u1eddng xa lu1eafm khi nu01b0u01a1ng hu1ed3n vu1ec1 quu00ea
Chiu1ec1u lu1eb7n tu00e0, anh bu01b0u1edbc ra
Vu01b0u1eddn khuya su00e1ng mu1edd, ruu1ed9ng u0111u1ea5t hoang vu
Luu1ed1ng nghu1eb9n ngu00e0o, hu1eb9n su1edbm tinh mu01a1 anh vu1ec1 u0111u1ed3ng lu00faa.
Ngu00e0y tru1edf vu1ec1, cu00f3 anh nu00f4ng phu chu1ed1ng nu1ea1ng cu1ea7y bu1eeba
Vu00ec thu01b0u01a1ng yu00eau anh nu00ean ngu00e0y tru1edf vu1ec1
Cu00f3 con tru00e2u xanh hu1ebft lu00f2ng giu00fap u0111u1ee1
Ngu00e0y tru1edf vu1ec1, lu00faa ngu00f4 thi nhau hu00e1t u0111u00f9a tru01b0u1edbc ngu00f5
Giu00f3 mu00e1t tru0103ng thanh, u00f4i ngu00e0y tru1edf vu1ec1
Cu00f3 anh thu01b0u01a1ng binh su1ed1ng u0111u1eddi hou00e0 bu00ecnh.
Ngu00e0y tru1edf vu1ec1, nhu1eefng u0111ou00e1 hoa
Thu1ea5m thou00e1t mu01b0u1eddi nu0103m nhu1edb anh vu1eafng xa
Cu00f3 nhiu1ec1u khi u0111u1eddi hoa chu00f3ng giu00e0 vu00ec thiu1ebfu mu1eb7n mu00e0
u0110u00e0n tru1ebb u0111u00f9a bu00ean lu0169 tru00e2u
Tiu1ebfng hu00e1t bu00ecnh minh thou00e1ng tru00ean bu00e3i du00e2u
Giu00f3 vu1ec1 u0111u00e2u, cu00f2n thu01b0u01a1ng tiu1ebfc ngu01b0u1eddi giu1ecdng hu00e1t ru1ea7u ru1ea7u.
Ngu01b0u1eddi ku1ec3 ru1eb1ng : Ai hu1ee1i ai
Ai nhu1edb chuyu1ec7n ai, chuyu1ec7n ngu01b0u1eddi con gu00e1i
Chiu1ebfn binh u01a1i, vu00ec sao nu00e1t tan gia u0111u00ecnh yu00ean vui
u0110u1eebng giu1eadn hu1eddn, thu00f4i tiu1ebfc thu01b0u01a1ng
Vu00ec Xuu00e2n u0111u00e3 vu1ec1 tru00ean khu1eafp quu00ea hu01b0u01a1ng
Chu1edb thu1eb9n thuu1ed3ng vu00ec nu1ebfu tu00f4i quen em ngou00e0i u0111u1ed3ng vu1eafng.
Ngu00e0y tru1edf vu1ec1, cu00f3 anh thu01b0u01a1ng binh lu1ea5y vu1ee3 hiu1ec1n lu00e0nh
Ngu01b0u1eddi u0111u1eb9p bu00ean anh, ta cu00f9ng hu1ecdc hu00e0nh
Nhu1eefng khi tan cu00f4ng, hu1ebft viu1ec7c, xu1ebfp gu00e1nh
Ngu00e0y lu1ea1i ngu00e0y cu00f3 em vui tu01b0u01a1i xu00e1ch gu1ea1o bu1ebfp nu01b0u1edbc
Cu00f3 nu1eafm cu01a1m ngon, u00f4i tru1eddi lu1ea1nh lu00f9ng
Cu00f3 u0111u00f4i uyu00ean u01b0u01a1ng su1ed1ng u0111u1eddi mu1eb7n nu1ed3ng.



Saturday 26 July 2008

Và bài ca viết tiếp (for July 26, 2008)



BÀI CA CHƯA VIẾT HẾT

Tôi viết tặng em

Từ những bài ca yêu

Đến những bài ca say

Những bài ca tôi viết tặng em

Nhưng còn đang dang dở

Vì cuộc đời còn những ước mơ.

Tôi viết tặng em

Bài ca chưa viết hết

Thì người đồng chí hy sinh.

Và bài ca tôi viết tiếp

Có bão tố chiều nay

Có căm thù rực cháy

Có cuộc đời tôi nay.

Và bài ca tôi viết tặng em chưa viết hết

Vì đường đời còn bước, còn say.

Nguyễn Mạnh Thường (tháng 8- 1980)

Sunday 20 July 2008

"Tìm em cô ca sỹ" (July 21, 2008)



Khán giả yêu nhạc những năm 90 khó có thể quên hình ảnh cô ca sỹ xinh đẹp trong bộ phim ca nhạc đầu tiên ở nước ta “Tìm em cô ca sỹ”- ca sỹ MINH THÚY.

Con đường ca hát Minh Thúy bắt đầu từ Cung Thiếu nhi Hà Nội, cùng với các giọng hát thiếu nhi lừng danh những năm đầu 80 của Hà Nội thời đó như Thanh Tùng, Hải Yến, Hồng Nhung. Rồi sau đó, Minh Thúy trở thành ca sỹ chuyên nghiệp khi chị trở thành ca sỹ của Nhà hát ca múa Thăng Long, cùng thời với Sao Mai, Minh Đức, Tâm Nhân...

Cái tên Minh Thúy trở nên thân quen qua nhiều nhạc phẩm nổi tiếng: Trăng chiều (Đặng Hữu Phúc); Tìm tên anh trên bờ cát (Duy Thái); Hoa tím ngoài sân, Gõ cửa tình yêu (Thanh Tùng), Khát vọng (Phú Quang), Tình khúc mùa xuân (Vũ Duy Cương)… Chị là người đầu tiên hát Nhớ mùa thu Hà Nội của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn trong Hội diễn các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc năm 1990- một cuộc thi làm nổi danh hàng loạt các ca khúc mà sau đó trở thành "top hit" của thập kỷ 90 như "Em ơi Hà Nội phố" (Phú Quang), "Đừng sánh em với mặt trời" (Nguyễn Cường), "Mưa ngâu" (Thanh Tùng), "Một thoáng Tây Hồ" (Phó Đức Phương) .... Trong lần xuất hiện đầu tiên đó, bài hát của Trịnh Công Sơn được giới thiệu với cái tên "Mùa thu Hà Nội". Lời bài hát khi đó cũng cắt bỏ câu cuối "Nhớ tới một người để nhớ mọi người". Minh Thúy cũng không hát là "cốm sữa vỉa hè" như Hồng Nhung sau này mà hát là "phố xưa vỉa hè" thơm bước chân qua. Chính bài hát này cùng với “Gõ cửa tình yêu” (Thanh Tùng) đã giúp Minh Thúy giành Huy chương bạc tại Hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc của năm 1990 đó, khi ấy chị mới tròn 22 tuổi.

Cũng ở tuổi 22, bộ phim ca nhạc “Tìm em cô ca sỹ” (đạo diễn An Ninh) do chị sắm vai chính cùng với nam diễn viên Chí Trung (Nhà hát tuổi trẻ) đã đoạt Huy chương vàng (Liên hoan phim ca nhạc truyền hình toàn quốc), đưa tên tuổi Minh Thúy vào hàng “sao” thời ấy, sánh vai cùng Thanh Lam, Hồng Nhung…

Nàng ca sỹ có chiếc răng khểnh duyên dáng, đôi mắt luôn được kẻ đen và rất đậm, rất có duyên với các giải thưởng. Vài năm sau, chị lại lọt vào “mắt xanh” của đạo diễn Đàm Thanh trong bộ phim ca nhạc “Tâm sự ca sỹ”, (Huy chương bạc Liên hoan phim ca nhạc truyền hình toàn quốc 1994). Năm 1995, tại Hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc với “Ngày em đến” (Từ Huy), đã đưa Minh Thúy đến với Huy chương vàng.

Sau mười năm, ở tuổi 37 (năm 2005), chị lại được “Vàng” tại Liên hoan ca múa nhạc tiếng hát đường 9 xanh ở Quảng Trị.

Không biết "cô ca sỹ" này hiện nay đang ở đâu nhỉ?

(Nguồn: Việt báo & thông tin bổ sung của TMH)

Wednesday 16 July 2008

Nothing compares (July 17, 2008)

Hôm vừa rồi xem SMĐH 2008, nghe anh Ngọc Châu nhắc rằng bài hát "Nếu điều đó xảy ra" được Diva Thanh Lam hát lần đầu cách đây ngót nghét gần 2 chục năm, bỗng thấy giật mình. Mới hôm nào mà đã ... h.a.i.c.h.ụ.c.n.ă.m... Thật hãi hùng. Thật không thể tin được. Mới hôm nào nghe Thanh Lam, Ngọc Châu và ban nhạc Hoa sữa. Rồi Hồng Nhung, Quang Vinh, rồi Bằng Kiều, Chìa khóa Vàng... thế mà giờ đã 2 chục năm. Nhất định hôm nào sẽ tổng kết lại các bài hát của lớp ca sỹ hát nhạc trẻ thời kỳ đó với những Thanh Lam, Hồng Nhung, Hồng Thanh, Thu Hồng, Minh Thắng, Thanh Hằng, Sao Mai, Minh Thúy, Thái Bảo của miền Bắc... và Cẩm Vân, Nhã Phương, Bảo Yến, Ngọc Bích, Hồng Hạnh, Thu Hà, Lệ Quyên, Anh Duy, Đỗ Hữu Xuân, Bùi Thanh Hằng, Ngọc Sơn, Hoàng Huệ Quân, Thế Hiển của miền Nam... và Ngọc Thúy, Tú Anh, Thanh Nam, Bách Thảo, Ánh Tuyết của đoàn Hải Đăng, Nha Trang- Phú Khánh. Phải công nhận lớp ca sỹ trẻ đó đã làm thay đổi diện mạo nền âm nhạc Việt Nam và đời sống ca nhạc thời kỳ đó. Phải công nhận đó là một thời để nhớ.

Ngoài các bài hát Việt Nam của Vũ Quang Trung, Ngọc Châu, Thanh Tùng, Dương Thụ..., Thanh Lam và Hồng Nhung còn rất nổi với hai bài hát ngoại này:

1. Whitney Houston - One Moment In Time

2. Sinead O'Connor - Nothing Compares to you

Monday 14 July 2008

Pháo hoa (July 15, 2008)



14-7- 2006

img

14 - 7 - 2007

img

img

img

14 - 7 - 2008

img

img

img

img

img

img