Tuesday 19 December 2006

Quan sát tiếng Việt (December 19, 2006)

Thử quan sát và suy ngẫm về tiếng Việt (đã cập nhật)

Người miền Bắc nói

Người miền Nam nói

Hai miền cùng nói

Ăn

Nhậu

Ăn nhậu

Chậm

Trễ

Chậm trễ

Chán

Nản

Chán nản

Chia (buồn)

Phân (ưu)

Phân chia

Chống (lại)

Cự (lại)

Chống cự

Điên

Khùng

Điên khùng

Đùa

Giỡn

Đùa giỡn

Gọi

Kêu

Kêu gọi (nghĩa thay đổi)

Hoa

Bông

Bông hoa

Khổ

Cực

Khổ cực

Mau

Lẹ

Mau lẹ

Ô

Ô dù

Phòng =>tiêm phòng

Ngừa => chích ngừa

Phòng ngừa & Tiêm chích

Say

Xỉn

Say xỉn

Tiêm

Chích

Tiêm chích

Tiêu

Xài

Tiêu xài

To

Bự

To bự

To

Lớn

To lớn

Tránh

Né tránh/ tránh né

Trông

Coi

Trông coi

Trêu

Kiêng (ăn kiêng)

buồn

nhầm/lẫn

lười

chọc

Đui

Khem (ăn khem)

rầu

lộn

biếng

Trêu chọc

Đui mù

Kiêng khem

buồn rầu

lẫn lộn

lười biếng

Monday 11 December 2006

Nhặt sạn trong âm nhạc (December 11, 2006)

CHUYỆN VUI GIỜ MỚI KỂ

Còn nhớ phiên bản đầu tiên của Trò chơi âm nhạc trên truyền hình có tiết mục ‘Nhặt sạn trong âm nhạc » do GS Tô Ngọc Thanh phụ trách.. Đừng hiểu nhặt sạn ở đây là soi mói, bới bèo ra bọ. Đơn giản, đó chỉ là một trò chơi. Nhưng công nhận, cứ nhặt mãi thì lấy đâu ra sạn mà nhặt nữa !Chắc vì lý do đó mà tiết mục này tuy khá vui nhưng tồn tại không được lâu.

Cách đây chừng một năm, trong một buổi tán gẫu với NSND Thanh Hoa và CS Đức Long ở Paris, mọi người cũng thi nhau « nhặt sạn » trong các ca khúc Việt Nam. Những hạn sạn quả thực đem đến cho mọi người những trận cười vỡ bụng, thâu đêm. Nay xin liệt kê lại để quý bác, quý cô, quý anh, quý chị khi đi karaoke hay hội diễn « văn nghê quần chùng » thì để ý một tí nhé :

  1. Mặc cho nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu nỗ lực gìn giữ nguyên tác, NSƯT Măng Thị Hội vẫn nhất định không chịu hát « BUỔI sáng em làm rẫy, thấy bóng cây K’nia » mà tự ý đổi thành « TRỜI sáng, em làm rẫy… » .
  2. Trong bài hát « Tình ca mùa xuân » của nhạc sỹ Trần Hoàn, bản gốc có câu « Nghe đâu từ sâu thẳm, đất CỰA mình sinh sôi ». Về cách dùng từ thì CỰA MÌNH là một từ rất đắt. Tuy thế khi tập bài này, Trọng Tấn không làm sao phát âm được từ CỰA mà không biến dấu nặng thành dấu hỏi. Hoảng quá, Thanh Hoa xin phép Trần Hoàn thay từ CỰA thành từ CỦA để hát cho chắc ăn.
  3. Trong bản gốc của « Con kênh ta đào », nghe nói Phạm Tuyên không đặt dấu luyến ở từ « BUỔI » trong câu « ngay buổi đầu anh đã thấy cả đồng xanh ». Tuy nhiên khi Ngọc Tân xướng câu này lên trong phòng thu Đài TNVN, mọi người bỗng phì cười, còn Ngọc Tân thì ngơ ngác chẳng hiểu sao. Hỏi ra mới biết, khi hát lên thì dấu HỎI trong từ này lại bị thay ngay thành dấu HUYỀN giống hệt trường hợp « Bóng cây K’nia ». Ngay lập tức dấu luyến được thêm vào từ này để đảm bảo an toàn cho Ngọc Tân.
  4. Còn trường hợp này thì nhạy cảm quá vì đây là bài hát ca ngợi Đảng. Khi tập « Màu cờ tôi yêu » của Phạm Tuyên, Lê Dung mới chân ướt chân ráo từ Đoàn văn công tả ngạn về Hà Nội. Giọng hát của cô khi đó cực kỳ bản năng, chứ không phô diễn kỹ thuật nhiều như sau khi cô đi học Liên Xô về. Vừa xướng lên câu đầu tiên, cặp song ca Lê Dung- Thanh Hoa đã làm cho mấy ông trong ban biên tập đỏ hết cả mặt. Chả là câu đó thế này « Hồng như màu của bình minh, đỏ như MÀU MÁU CỦA MÌNH em ơi». Từ CỦA ở đây mà phát âm không chuẩn thì bằng giết nhau còn gì. Cái này có khi còn có thể bị liệt vào tội « khi quân » !!!
  5. Lại có những chi tiết phải chờ đến sự xuất hiện của ngôn ngữ 8x, 9x thì mới trở thành … sạn. Bây giờ các bạn 8x, 9x hay dùng từ « bó tay ». Nghe đâu có cả bài hát tên là « Bó tay » và bài này bị công kích dữ dội lắm. Thực ra cách đây 30 năm nhạc sỹ An Thuyên đã dùng từ này trong bài hát của mình một cách hết sức tự nhiên và bài hát này cũng đã trở thành một bài hát đi cùng năm tháng. Đó là bài « Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác » với câu « …mà trước cuộc đời đành BÓ TAY ». Không ai có thể vượt được NSND Thanh Hoa trong việc thể hiện ca khúc này. Nhưng có lẽ do người phối khí và cũng có thể do tuổi tác mà NSND Thanh Hoa đã không thể vượt được chính cái bóng của mình khi thể hiện lại ca khúc này trong CD Vol.4 « Bác Hồ tình yêu bao la » mới phát hành gần đây. Khi xưa, từ « bó tay » được hát liền với cụm từ « mà trước cuộc đời đành » nên nó không là điểm nhấn. Nhưng nay, nốt nhạc ở từ « đành » được kéo dài ra, tạo thành một khoảng ngân, rồi sau đó bất chợt nhấn vào từ « BÓ TAY ». Nghe đến đây, một cô bạn 8x thốt lên : « Ôi nghe TH hát BÓ TAY kìa ! ». Bó tay !

Chuyện vui giờ mới kể./.

Wednesday 6 December 2006

Phẩm chất lãnh đạo (December 07, 2006)

WHAT MAKES A GOOD PRESIDENT? DE QUOI UN BON PRESIDENT EST-IL FAIT ?

(29-11-2006)

Stubbornness and disagreeableness may not be traits you want in a neighbor or a spouse, but researchers say that these two traits are associated with great presidents. In research to be presented at the American Psychological Association's (APA) 108th Annual Convention in Washington, D.C., August 4 - 8, the personality traits of all 41 U.S. presidents to date were analyzed and compared with historian's views of presidential greatness.

L’entêtement et les manières désagréables ne sont jamais ce à quoi on s’attend de la part de ses voisins ou de son épouse. Mais selon les chercheurs américains, ces deux traits de caractère sont associés aux grands présidents.

As part of their The Personality and the President Project, psychologist Steven J Rubenzer, Ph.D., of Houston, Texas and co-authors Thomas Faschingbauer, Ph.D., of Richmond Texas and Deniz S. Ones, Ph.D., of the University of Minnesota, used several objective personality instruments to analyze the assessments made by more than one hundred presidential experts who were instructed to assess the lives of presidents they studied. The experts were instructed to look only at the five-year period before their respective subject became president to avoid the influence that life in the White House might have had on their behavior.

Dans une recherche intitulée « Le caractère et le président » effectuée par l’Association Psychologique Américaine, dont les résultats ont été rendus public au mois d’août dernier, les traits de caractère de tous les 41 présidents américains à ce jour ont été analysés et comparés avec des points de vue d’historiens sur la grandeur présidentielle. Dans le cadre du projet, les psychologues de l’Université du Minnesota ont utilisé nombre d’instruments objectifs pour analyser les bilans dressés par plus de 100 experts présidentiels. Les experts ont reçu l’ordre de n’étudier que la période de 5 ans de vie avant que leurs sujets respectifs ne soient devenus présidents en vue d’éviter l’influence que la vie dans la Maison Blanche aurait exercée sur leur comportement.

Results of the research indicate that great presidents, besides being stubborn and disagreeable, are more extraverted, open to experience, assertive, achievement striving, excitement seeking and more open to fantasy, aesthetics, feelings, actions, ideas and values. Historically great presidents were low on straightforwardness, vulnerability and order.

Les conclusions de la recherche indiquent que les grands présidents, à part leur entêtement et leurs manières désagréables, sont plus extravertis et assertifs. On en trouve également les qualités de ceux qui s’efforcent constamment d’atteindre des buts et qui cherchent toujours une vie excitante. De plus, ils sont véritablement ouverts à des expériences, à des idées fantaisistes, à l’esthétique, à la sensation et à des valeurs différentes. Mais de l’autre côté, les historiquement grands présidents sont très bas au niveau de la droiture, de la vulnérabilité et d’un sens de l’ordre. Ne nous attendons jamais à ce qu’un grand président ait des bureaux ordonnés dans le Bureau Ovale ! « Il paraît qu’être un petit peu désordonné constitue d’une manière ou d’une autre un atout pour parvenir à la grandeur historique, » ont expliqué les auteurs.

Achievement striving was found to be one of the best correlates of greatness in the oval office and competence was also a big predictor of presidential success. "Presidents who succeed set ambitious goals for themselves and move heaven and earth to meet them," said the researchers. They say Teddy Roosevelt was such a man but Grant and Harding were not. And don't look for great presidents to have neat desks in the Oval Office. "It seems that being a bit disorganized, like Lincoln, is somewhat of an asset for attaining historical greatness," explained the authors.

Dans leurs études, les chercheurs ont attaché de l’attention spéciale à la personnalité de George Washington et à celle d’Abraham Lincoln. On note que tous les deux sont toujours sur le top trois dans tous les sondages menés auprès des historiens sur la grandeur présidentielle. Mais à part le fait qu’ils soient physiquement très grands, les deux présidents ont apparemment très peu en commun. Washington a obtenu de bonnes notes en être consciencieux. Il a, toutefois, une note plus basse que les américains moyens d’aujourd’hui quand il s’agit de l’ouverture, de l’extraversion et des caractères agréables. Il a également obtenu un score plus bas sur sa vulnérabilité, ce qui fait preuve de sa capacité exceptionnelle de tolérer stress et l’adversité. Il a été prouvé qu’il avait un bas niveau d’ouverture vis-à-vis de la diversité des valeurs, ce qui montre qu’il était traditionnel dans ses mœurs et a alors dû compter sur l’aide de l’église et des personnages religieux pour ces affaires. Par ailleurs, il avait un haut niveau de détermination, de compétence, d’autodiscipline et de délibération.

The researchers gave special attention in their study to the personalities of George Washington and Abraham Lincoln. They note that both men have been in the top three of every historian's poll of presidential greatness, but besides being very tall and imposing men, they seemingly had little in common. Washington scored very high on conscientiousness but scored lower than typical Americans today on openness, extraversion and agreeableness. He also scored quite low on vulnerability, which indicates an exceptional ability to tolerate stress and adversity. He also scored low on openness to values, which indicates that he was traditional in his morals and relied on leadership from church and religious figures in these matters. Additionally, Washington scored high on achievement striving, competence, self-discipline and deliberation.

Au contraire, Lincoln était dans une large mesure un président ouvert. Mais il avait aussi un haut niveau de dépression, ce qui était en accord avec le fait qu’il a parfois souffert de périodes de désespoir profond. Lincoln a obtenu de très basses notes en franchise. « Il est disposé à distordre la vérité », ont dit les auteurs, « bien qu’il ait souvent été considéré comme honnête et plein de bonnes intentions. »

The researchers gave special attention in their study to the personalities of George Washington and Abraham Lincoln. They note that both men have been in the top three of every historian's poll of presidential greatness, but besides being very tall and imposing men, they seemingly had little in common. Washington scored very high on conscientiousness but scored lower than typical Americans today on openness, extraversion and agreeableness. He also scored quite low on vulnerability, which indicates an exceptional ability to tolerate stress and adversity. He also scored low on openness to values, which indicates that he was traditional in his morals and relied on leadership from church and religious figures in these matters. Additionally, Washington scored high on achievement striving, competence, self-discipline and deliberation.

Peut-être, n’est-on pas surpris d’apprendre que la plupart des présidents modernes des Etats-Unis s’avèrent être clairement extravertis. Cependant, les données indiquent que les premiers présidents du pays ont des résultats plus bas que la moyenne sur cette qualité. Est-ce que cela signifie que les présidents deviennent plus extravertis ou que toute la population américaine le devient? Selon les auteurs, la recherche ne peut pas répondre à cette question, mais étant donné le rôle grandissant des médias dans les élections présidentielles, l’explication la plus plausible serait que les changements sont limités aux présidents eux-mêmes, pas à la population globale./.

Lincoln scored high on openness, but his highest score was on depression, which the authors say is consistent with reports that he occasionally suffered periods of deep despair. Lincoln scored low on straightforwardness. "He was willing to bend the truth," said the authors, "although he was usually seen as honest and well intentioned."

The authors say that nearly all presidents could be classified into one or more of eight presidential types, with some belonging to more than one group. These include The Dominators (Nixon, Andrew Johnson, Lyndon Johnson, Jackson, Polk, Teddy Roosevelt and Arthur), The Introverts (John Adams, John Quincy Adams, Nixon, Hoover, Coolidge, Buchanan, Wilson and Benjamin Harrison), The Good Guys (Hayes, Taylor, Eisenhower, Tyler, Fillmore, Cleveland, Ford and Washington), The Innocents (Taft, Harding and Grant), The Actors (Ronald Reagan, Warren Harding, William Henry Harrison, Bill Clinton and Franklin Pierce), The Maintainers (McKinley, Bush, Ford and Truman), The Philosophes (Garfied, Lincoln, Jefferson, Madison, Carter and Hayes), and the Extraverts (FDR, Kennedy, Clinton, Theodore Roosevelt, Reagan, William Harrison, Harding, Jackson and LBJ).

It may come as no surprise that the research shows that most modern presidents are clearly extraverts. However, the data indicates that the early presidents scored below average on this factor. Does that mean that presidents are becoming more extraverted, or that the entire population has become more extraverted? The researchers say their data can't answer that question, but "given the increasing role of the media in presidential elections, the more plausible explanation is that the change is limited to the presidents and not the general population."

Wednesday 29 November 2006

Lệ làng (November 30, 2006 )

LES LOIS TACITES

( 2006-11-22)

Des enfants sont toujours ceux qui souffrent le plus quand le mariage de leurs parents se brise. Les enfants des parents divorcés souffrent souvent des plaies psychologiques sérieuses. Peu importe qui est responsable d’un tel incident familial, les enfants deviendront, en conséquence, vulnérables et leur vie vouée au déséquilibre. Mais le mariage est un contrat social qui est soumis aux interventions juridiques. Donc, à part les conséquences psychologiques, l’échec d’un mariage mène aussi aux implications sociales et juridiques. Néanmoins, l’ampleur de ces implications varie d’une société à l’autre, selon des facteurs culturels contenus dans cette société.

En Occident, un verdict rendu à un couple divorcé avec des enfants comprend toujours des clauses détaillées concernant les horaires durant lesquels un parent peut visiter son enfant qui est pris en charge par l’autre. De même, les Occidentaux attachent de l’importance à une définition « sans nuance » des mandats ponctuels des parents ou d’un tiers (grands-parents, beaux parents, par exemple) vis-à-vis de l’enfant dans une famille monoparentale, recomposée ou homoparentale. Tout cela constitue les fondations juridiques qui facilitent le développement normal de l’enfant et, en règle générale, de toute la société.

Ces principes juridiques ont trouvé leur chemin en Orient. Mais en Asie du Sud-est, on se soucie plutôt des ramifications sentimentales. Partout, la rupture familiale conduit certainement au désarroi inévitable dans les relations parmi les membres de la famille ainsi que dans le partage des responsabilités envers les enfants concernés. Il semble pourtant que le désarroi puisse être refréné par le mode de famille étendue selon lequel plusieurs générations cohabitent sous le même toit. Dans ce modèle familial, les enfants profitent de la prise en charge non seulement par leurs parents mais aussi par leurs grands-parents, leurs oncles et leurs tantes. Dans ce cas-ci, les responsabilités ne sont pas définies par la loi mais par les normes traditionnelles de l’éthique, comme on dit au Vietnam, « si le père est mort, l’oncle va prendre en charge les enfants de son frère, et si la mère est morte, la tante va allaiter les enfants de sa sœur ». En effet, les frères, les sœurs et les grands-parents vietnamiens jouent souvent le rôle de « baby-sitter gratuit ». La prise en charge de l’enfant dans une famille monoparentale ou recomposée fait rarement l’objet de disputes juridiques dans ce pays où l’on prend la perte de face plus au sérieux que la mort ! Les préjugés auxquels les personnes issues de familles « anormales » doivent faire face restent encore forts malgré la modernisation et l’occidentalisation de la société actuelle.

C’est vrai que l’on peut faire aujourd’hui des choses auxquelles on n’osait pas penser dans le passé grâce au démantèlement des coutumes arriérées. Cependant, on ne peut guère faire disparaître la mentalité médiévale. Par exemple, les enfants à l’école lisent encore des contes et des légendes dans lesquels la belle-mère et le beau-père incarnent toujours la méchanceté et l’égoïsme. La plupart des vietnamiens n’ont pas une attitude tolérante envers les femmes ayant des enfants sans être mariées. Bien que tout le monde soit égal devant la loi, ces femmes et leurs enfants sont toujours victimes de plusieurs préjugés tacites. La langue vietnamienne comprend nombre de mots à connotation péjorative pour décrire les femmes non mariées et les enfants nés de parents non mariés !

Pour voter ou amender une loi, il nous faut simplement quelques sessions parlementaires. Mais pour changer un mode de pensée, surtout celui d’une société, il nous faudrait de nombreuses générations.

Friday 24 November 2006

Blog bẩn (November 25, 2006)

Những "cái nhìn bẩn" trên blog
Thứ sáu, 24/11/2006, 16:35 GMT+7
Một cô bé từ Sài Gòn ra Hà Nội, sau vài ngày rong chơi, chiều tối ngày 22/11 đã tung lên blog (nhật ký mở trên mạng) của mình đầy những lời chê bai Hà Nội làm muối mặt cư dân mạng Hà thành.
Thế là gây ra một trận "mạng chiến", chỉ vài giờ đồng hồ sau, blog của cô bé Sài thành này nhận đến 8.231 comment (phản ứng) và chỉ trong nửa giờ từ khi blog được tung lên có đến 17.400 người vào xem blog.

Mặc dù cô bé đã "đóng cửa" blog của mình để "chạy trốn", nhưng vẫn không tránh khỏi những luồng phản ứng trên mạng mà ngay cả trước khi viết, cô bé cũng không ngờ lại bị "đánh" dữ dội như vậy. Tung tích của cô bé đã được tìm ra, cùng số di động, điện thoại cố định và địa chỉ nhà. Tất cả được post lên mạng. Tại sao chỉ với một bài viết không đầy 500 chữ lại gây phẫn nộ như thế?

Nguyên nhân của... cuộc chiến

Mở đầu bài viết của mình, cô bé không ngại ngần nói về bản thân: "Để hiểu tại sao tớ lại bực bội như vậy, mong các bạn thông cảm rằng về chủ quan, tớ đã là một con người kỳ thị". Và cô bé dẫn chứng cho cái sự "kỳ thị" của mình bằng những câu chuyện lượm lặt được trong những ngày sống ở Hà thành.

img
Blog với những lời lẽ chê bai Hà Nội một cách phiến diện của "Bé Crys". Ảnh chụp màn hình máy tính.

"Ngày 1... Nhưng ở Hà Nội không ai hiểu cơm tấm là cái gì cả. Không có cơm tấm, thậm chí họ không biết cơm tấm là cái gì! Staff (nhân viên - cô bé rất hay dùng tiếng Anh xen lẫn tiếng Việt - "mốt" của một bộ phận giới trẻ ngày nay) ở khách sạn bảo rằng bây giờ người ta ăn cơm "tám", cơm làm từ gạo tên là "tám", gạo dẻo thơm ngon gì đấy. Tớ bảo, không, đó là cơm làm từ hạt tấm... Thế là... "thời buổi này ai còn ăn cái thứ gạo chất lượng kém đó nữa, người ta chỉ ăn loại gạo dẻo thơm...".

"Ngày 2... Ngày kinh khủng với một tô phở nhạt thếch, không ai hiểu cái tương đen mình cần bỏ vào phở cho nó có mùi vị là cái khỉ gió gì, vậy là xem như bó tay rùi (rồi). Không phở, không cơm tấm, không bún riêu". Rất nhiều những điều vớ vẩn khác, kiểu như người Hà Nội không biết Mocha cà phê là gì, pạc sỉu là gì, wi-fi là gì...

Và cô bé đi đến kết luận về Hà Nội: "Phố xá cũ kỹ, dơ bẩn, xấu xí. Được cái trong lành, ít khói bụi. Xe cộ thì hầu như là xe số, hiếm hoi mới kiếm được một chiếc tay ga. Dân HL (ý nói Hà Nội) chủ yếu chạy vespa thay cho Dylan, SH...".

Nhiều ý kiến phản ứng khác nhau về bài viết của cô bé, hầu hết đều là những lời lẽ dạy bảo, giải thích cho cô bé hiểu phong tục cũng như tập quán, thói quen của người Hà Nội, kiểu như "Nếu bạn khinh miệt như thế chứng tỏ bạn không hề có lòng tự hào dân tộc và đặc biệt là phản ánh sự mù tịt về văn hóa của bạn... Hà Nội có những nét riêng và Sài Gòn cũng vậy. Thật đáng buồn khi bạn là một công dân Việt Nam...", ngoài ra còn có vô số người bình luận những câu chửi bậy, tục nhắm vào cô bé.

Trước khi blog của cô bé "đóng cửa", cư dân mạng đã kịp tải hình của cô bé - một cô bé còn rất trẻ, chừng 19-20 tuổi. Và trước khi "chạy trốn", cô bé còn để lại nhiều số điện thoại, "tố cáo" với mọi người rằng chủ nhân của những số điện thoại này chửi mình nặng nhất.

Blog bẩn "lấn" blog sạch?

Blog không chỉ được giới trẻ ưa chuộng và cũng không "ưu tiên" cho tầng lớp nào cả. Chưa có con số thống kê cụ thể nào cho biết ở Việt Nam có bao nhiêu người sử dụng blog (kiểu như sử dụng e-mail) nhưng rõ ràng nó đang là diễn đàn "hót" nhất của cư dân mạng.

Cuộc thi "Mr and Miss blog 2006" (bình chọn blog hay nhất) vừa được cư dân mạng tổ chức đã chứng minh điều đó. Có thể nói, ở một hình thức nào đó, cuộc thi này đang muốn hướng người chơi blog vào một chiều hướng tích cực, đúng với ý nghĩa của từ "blog" mà trong thời gian qua blog bị "biến chứng".

Cũng dễ hiểu vì sao một dạng "nhật ký mở trên mạng" như blog lại trở thành diễn đàn cạnh khóe, chửi bới và nói xấu nhau nhanh chóng đến như vậy, hơn là nơi để chia sẻ những gì cho nhau trong cuộc sống thường ngày. Một tay chơi blog "kinh nghiệm" nhận xét rằng: "Cứ đà như hiện nay, blog sẽ mất hẳn ý nghĩa bởi có quá nhiều blog bẩn".

Trường hợp cô bé Sài thành kể trên là một ví dụ điển hình của những blog bẩn, blog tiêu cực viết ra để chỉ trích (nhưng không đúng vì nó có cái nhìn phiến diện, không hiểu biết). Cũng vì cách nhìn phiến diện và thiếu hiểu biết ấy, nên ngay sau khi Tuần lễ cao cấp APEC kết thúc, cư dân mạng lập tức đón nhận nhiều bài viết tiêu cực về sự kiện này.

Điều đáng nói là chúng lại được viết bởi một vài tình nguyện viên (TNV) APEC. Blog của một số TNV phục vụ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám đã viết về chất lượng bữa ăn tại đây: "Văn Miếu làm tiệc kiểu gì mà không đủ đồ cho khách. Khách VIP cũng thiếu ăn... Đồ ăn không những thiếu mà còn dở ẹc, cơm rang thì nát, miến xào thì khô khốc, cá thì nguội... Tóm lại bữa ăn ở Văn Miếu bị mọi người chê nhiều lắm. Chê vì vệ sinh của Việt Nam kém, ruồi muỗi bay đầy". Và rất nhiều những thông tin không hay khác được nêu ra.

Trục trặc là điều không thể tránh khỏi trong bất kỳ một sự kiện lớn nào, nhưng không thể như lời của các TNV. Vì chính chúng tôi biết rõ điều đó trong suốt quá trình tác nghiệp ở APEC. Điều đáng buồn là TNV này đã được tuyển chọn kỹ càng, vậy mà họ lại sử dụng blog như một công cụ để tuyên truyền những lời nói thiếu suy nghĩ của mình.

Thử hỏi, nếu đã nói ra được những lời như thế thì họ có làm tròn nghĩa vụ của mình trong vai trò của một TNV hay không? Tôi từng chứng kiến nhiều lần, Trung tâm báo chí (Trung tâm hội nghị Quốc gia), không ít TNV bỏ vị trí của mình để vào đây "chat", mãi đến khi người của BTC đến nhắc nhở các TNV mới đi ra, nhưng lát sau lại quay vào!

Những blogger bẩn nên học hỏi blog của anh Tây được mệnh danh viết blog tiếng Việt "hay kinh điển", Joe, người Canada (anh vừa tham gia làm MC trong một chương trình văn nghệ của APEC). Với những bài viết dí dỏm về cuộc sống, về con người Việt Nam, blog của Joe đã thu hút được một số lượng lớn người xem. Nói như vậy để thấy, trong khi một người nước ngoài có những suy nghĩ rất tốt đẹp về Việt Nam, thì một bộ phận công dân Việt Nam lại có cái nhìn ngược lại.

Một blog nữa cũng mang tính giải trí và bổ ích cao, blog của nhân vật Luv24h. Mục đích và tiêu chí của chủ nhân là cung cấp những bài hát mới nhất của các ca sĩ, nghệ sĩ của Việt Nam để mọi người cùng thưởng thức. Tính đến hiện tại, blog này đã đạt được hơn 60.000 người truy cập vào xem. Blog cũng là diễn đàn để các bạn trẻ cùng nhau bàn luận và chia sẻ những thông tin về ca sĩ, được đánh giá là blog lành mạnh và văn hóa.

Bẩn ở đâu?

Đối với dân chơi blog, số lượng người comment (bình luận) và số người vào xem nhiều hay ít có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vì đó chính là động lực để người viết blog tiếp tục nuôi sống "nhật ký mở" của mình và khẳng định được mình với cư dân mạng, rằng "blog của tớ là hấp dẫn như thế đấy, thu hút đông đảo người xem như thế đấy".

Trở lại với blog của cô bé Sài thành kể trên, chúng ta có thể thấy rằng, trong một ý nghĩa nào, cô bé muốn tìm "nguồn sống" cho blog của mình bằng ngay một cái tựa gây sốc và nội dung đầy những lời kỳ thị. Và cô bé đã thỏa mãn với số lượng người xem và người bình luận rất đông (con số đáng mơ ước của nhiều blogger), nhưng lại trả giá khi phải "đóng cửa" blog, đồng thời nhận những lời đe dọa từ những blogger quá khích .

Blog bẩn phản ánh một "cái nhìn bẩn" một "lối suy nghĩ bẩn" của một bộ phận giới trẻ thế hệ 8X hay 9X không ý thức được bản thân. Nhiều bạn trẻ biện hộ: "Blog là nơi có thể nói ra hết tất cả những suy nghĩ của mình". Dĩ nhiên, không ai có thể "cấm" các bạn giãi bày cảm xúc, nhưng tất cả cảm xúc đều phải được giới hạn trong một chừng mực văn hóa. Không ai có thể quản lý nội dung của blog mà chỉ trông mong vào ý thức tự giác của mỗi blogger mà thôi.

Phỏng vấn chủ nhân của blog bị đe doạ

Qua điện thoại, chúng tôi đã liên lạc với cô bé Sài Thành trong bài viết:

* Tại sao em lại viết bài về Hà Nội như thế? Có phải em muốn blog của mình có nhiều người truy cập không?

- Em viết vì thời gian ở Hà Nội có nhiều điều bực mình, đặc biệt trong chuyện ăn uống. Em viết những gì em suy nghĩ và không quan tâm mọi người phản ứng như thế nào.

* Em không quan tâm tới phản ứng của mọi người vậy tại sao em đóng cửa blog và rút ảnh mình xuống?

- Vì em đã nhận được rất nhiều lời lăng mạ, chửi bới qua điện thoại và tin nhắn, thậm chí có người điện thoại đến đe doạ "Nếu mày chường mặt ra đường tao sẽ đâm chết mày". Em làm vậy để bảo vệ mình thôi, vì bạn bè em bảo dân Hà Nội rất dữ dằn.

* Em có thể công khai tên em không?

- Số điện thoại cố định, di động và địa chỉ nhà em đã bị đưa lên blog, ai cũng biết hết rồi.

Theo Thanh Huyền - Nguyên Trần
img
img Gửi email bài viết img In bài viết img Gửi phản hồi
img PHẢN HỒI ĐỘC GIẢ TTOL VỀ BÀI VIẾT
( Hãy gửi cho chúng tôi bản đánh máy có dấu để bài phản hồi của bạn sớm được đăng! )
Trang - ..... - girlrock_hiphop@yahoo.com

Mình là người Hà Nội, mình rất bực bội sau khi đọc xong cái blog của bạn crys đó. Đúng là blog đó đã làm xôn xao cả dân HN vì bạn đó đã dùng những từ miệt thị HN, chê bai, và bạn bè của bạn ấy còn chửi bới bọn dân HN ngu và cà chớn.

Nếu có một loài xin lỗi đàng hoàng thì ai ai cũng sẽ bỏ qua, còn đây, bạn ấy lại viết thêm blog mới càng làm dân bloggers nóng mặt lên! Đã vậy, bạn ấy còn nói với vẻ rất ngang tàng và sai! Chửi ... Hà Lội còn cãi cố là bạn ấy chửi Hà Lội chứ có phải Hà Nội đâu, rồi nói bạn ấy sẽ lôi luật pháp ra đây. Mình thật sự rất muốn luật pháp sẽ nói j` với con người như thế, chửi cả vào 1 nền văn hóa dân tộc làm kích động việc chia rẽ HN-SG!!

Còn đây là link tới toàn bộ cuộc ẩu đả: http://chavimages.com/4.htm

Và đây là link tới blog của cô chị lớn tiếng bênh cô em, thật đúng là rau nào sâu nấy : http://blog.360.yahoo.com/blog-a.R1mbY_c7PeHBtHCpFymBmOSg--?cq=1&p=283&l=51&u...

Wednesday 22 November 2006

Tấm cám (November 23, 2006)

Lật lại "vụ án" Tấm Cám

Theo Luật hình sự ngày nay, Tấm đã phạm tội giết người.

Tóm tắt truyện cổ tích

Tấm và Cám là hai chị em cùng cha, khác mẹ. Cha mẹ của Tấm chết từ hồi Tấm còn bé, Tấm ở với dì ghẻ và Cám. Dì ghẻ rất cay nghiệt, bắt Tấm làm lụng nhiều và đối xử bất công với Tấm. Trong một lần đi chơi hội, do may mắn Tấm được nhà vua để ý và cưới về làm vợ. Mẹ con Cám ngày càng ghen ghét với Tấm và có âm mưu hãm hại Tấm để cướp ngôi hoàng hậu của Tấm.

imgTrong một lần Tấm về giỗ cha, mẹ con Cám đã xúi Tấm trèo lên cây hái cau. Khi Tấm trèo lên đến buồng cau thì bà dì ghẻ dùng rìu chặt gốc cho cau đổ làm Tấm lộn cổ xuống ao chết.

Sau đó bà dì ghẻ lột quần áo của Tấm cho Cám mặc rồi đưa Cám vào cung thế ngôi hoàng hậu của Tấm. Tuy nhiên, thực tế Tấm lại không chết mà tìm cách quay lại hoàng cung. Mẹ con Cám biết chuyện nhiều lần tìm cách ngăn cản nhưng cuối cùng Tấm vẫn gặp được chồng.

Để trừng phạt những gì mẹ con Cám đã gây ra cho mình, Tấm sai thị nữ đào sẵn một hố sâu và đun một nồi nước sôi lớn, lừa cho Cám bước xuống hố, sau đó Tấm sai quân hầu dội nước sôi cho Cám chết. Tấm đem xác Cám bỏ vào hũ mắm gửi về cho bà dì ghẻ ăn. Khi bà dì ghẻ phát hiện xác con mình trong hũ mắm thì bị sốc và chết.

Bình luận

Nếu Truyện Tấm Cám xảy ra vào thời nay, rõ ràng đây là vụ án giết người do Tấm và đồng bọn thực hiện. Do bị đối xử cay nghiệt và bị mẹ con Cám âm mưu hãm hại để cướp ngôi hoàng hậu nên Tấm đã cùng thị nữ và quân hầu đào hố lừa cho Cám bước xuống để dội nước sôi cho Cám chết.

1. Tội danh của Tấm và đồng bọn đối với Tấm

Tấm là kẻ chủ mưu nhưng do mẹ con Cám nhiều lần ức hiếp và giết để cướp ngôi hoàng hậu nên chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo điều 95 của Bộ luật Hình sự. Sau khi giết Cám, Tấm đem xác Cám bỏ vào hũ mắm gửi về cho bà dì ghẻ ăn nên Tấm phạm thêm tội xâm phạm thi thể theo điều 246 của Bộ luật Hình sự.

Đối với thị nữ và quân hầu: Giữa họ và Cám không có mâu thuẫn gì và họ không biết nội tình gia đình Tấm, Cám mâu thuẫn ra sao. Họ giết người theo sự chỉ đạo của Tấm và đều tích cực thực hiện tội phạm. Như vậy, hành vi của thị nữ và quân hầu phạm tội giết người theo điều 93 của Bộ luật Hình sự.

2. Trách nhiệm hình sự của Tấm và đồng bọn

Trong vụ án, Tấm là người chủ mưu. Đúng ra khi bị mẹ con Cám ức hiếp, Tấm phải tố cáo hành động của họ trước pháp luật (vua) nhưng Tấm lại tự ý hành động. Hậu quả là mẹ con Cám bị chết. Hành vi của Tấm đã xâm phạm đến tính mạng của con người, là chủ thể được pháp luật đăc biệt bảo vệ. Sau khi giết Cám, để cho hả giận, Tấm còn lấy xác của Cám bỏ vào hũ mắm gửi cho bà dì ghẻ ăn, hậu quả làm bà ta cũng bị chết vì sốc.

Ngoài ra, Tấm còn có hai hành vi nguy hiểm là lợi dụng chức vụ, quyền hạn (hoàng hậu) và dùng thủ đoạn tàn ác để phạm tội. Đây là những tình tiết tăng nặng theo khoản 1 điều 48 của Bộ luật Hình sự. Hành vi của Tấm đáng bị lên án và xử lý nghiêm khắc. Tuy nhiên, Tấm có một tình tiết giảm nhẹ đối với tội xâm phạm thi thể là phạm tội trong trường hợp bị kích động mạnh về tinh thần do hành vi trái pháp luật của mẹ con Cám gây ra.

Nếu Tấm phạm tội trong thời điểm hiện nay, tòa sẽ tuyên mức án hai năm tù về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và ba năm tù về tội xâm phạm thi thể. Tổng cộng hình phạt là năm năm tù đối với Tấm là phù hợp.

Đối với thị nữ và quân hầu, đáng lẽ khi được Tấm sai giết người thì phải khai báo đến cơ quan có thẩm quyền (vua) nhưng họ lại tích cực làm theo sự sai bảo của Tấm, cùng thực hiện tội phạm một cách hết sức man rợ. Hành vi của họ cần bị lên án và xử phạt nghiêm khắc theo khoản 1 điều 93 của Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, xét họ ở mức khởi điểm của khung hình phạt (12 năm tù) mỗi người là phù hợp.

Lời bình: Giá trị giáo dục của truyện này thể hiện sự đấu tranh của cái tốt với cái xấu, khẳng định một chân lý: Cái tốt bao giờ cũng chiến thắng. Tuy nhiên ngày nay, một vụ án nghiêm trọng như thế thì khó có thể bị chìm xuống và hành vì của Tấm dù sao cũng rất đáng lên án, mọi người không nên làm theo. Tác giả bài viết cũng rất muốn thông qua việc phân tích vui về vụ án để tuyên truyền pháp luật một cách dễ hiểu, gần gũi với mọi người nhất.

Theo Phạm Tiến Hiệp
võ lê anh huy - đà nẵng - Hoang_han84@yahoo.com

Tôi không đồng ý với ý kiến của tác giả. có thể tác giả xem đó là vụ án hình sự , tuy nhiên nên nhìn nhận vấn đề này với góc nhìn khác. Nếu tác giả bài này am hiểu luật thì hãy viết về những vấn đề mang tính thời sự hơn, những vấn đề hiện tại đang rất nóng, những phấn tích về những dự luật, những nghị định còn chưa phù hợp với cuộc sống chứ đừng ngồi mà nghĩ những chuyện không đâu, vì đó là câu chuyện dân gian, chuyện cổ tích

Hạnh Văn - 2 H 2 Cao Thắng, Vũng Tàu - dinhvanhanh@yahoo.com

Kính thưa quý tòa (báo). Tôi không có nhiều thời gian để viết dài hơn, chỉ xin gói trong hai câu rằng:

1) Tác giả bài báo dường như quá rãnh rỗi, không có việc làm nên đã "Xử án Tấm".

2) Nếu bạn thích tư duy, xử án các nhân vật cổ tích thì chỉ nên đàm luận trong các cuộc... nhậu, không nên đưa lên mặt báo. Vì như thế mọi nổ lực của các thầy cô giáo dạy văn phút chốc thành "bèo".

Hiện nay chuyện Tấm Cám vẫn được dạy trong các trường phổ thông mà một trong những những mục tiêu giáo dục của chuyện cổ tích này là đạo đức và lòng nhân hậu.

Lê Hùng - - khakha1232001@yahoo.com

Rất hợp lý, đề nghị cần xem xét lại vấn đề truyện Tấm Cám cho trẻ em đọc. Kết thúc câu chuyện mang tính chất phạm tội rõ rệt và hành động rất tàn độc. Không nên để trẻ em đọc những câu chuyện loại như vậy. Nếu như chúng học tập cách hành động như của Tấm thì sẽ vô cùng nguy hiểm.

Tien Dung - Bac Kan - tiendung_bk06@yahoo.com.vn

Tôi thấy bài báo phản ánh rất đúng về cách xử án Tấm theo Pháp luật hiện nay Trả thù theo cách của Tấm làm là không thể chấp nhận được. Câu chuyện Tấm Cám có kết cục rất xấu, (dã man) không nên để lưu truyền câu chuyện này trong môi trường giáo dục học sinh.

Ha - - hahoavth@yahoo.com

Đọc đoạn viết của Hạ Văn tôi thật sự thấy buồn cho giáo dục của nước ta . Vì bạn chính là 1 ví dụ điển hình co việc thụ động nhận thức, chỉ biết rập khuôn theo những gì sách vở dạy. không có những phân tích và chính kiến của bản thân. Chẳng nhẽ bạn không đủ óc phán xét để thấy hành động trả thù của Tấm là đi ngược lại đạo lý không chỉ người Việt mà của tất cả những con nguời luơng thiện trên thế giới hay sao. Một người nhân hậu không thể và không bao giờ có thể hành động độc ác và dã man đến như vậy, bạn ạ. Bạn lại còn gọi đó là bài học đạo đức ư???

nguyenphihung - - domuoi2006@yahoo.com

Tôi thấy bây giờ hình như thời gian rảnh rỗi nhiều quá hay sao đấy, một câu chuyện cổ tích từ thời xửa thời xưa mà bây giờ mang ra phân tích rồi xét tội, vậy cũng còn rất nhiều chuyện liên quan tới cái thiện cái ác tác giả có đủ thời gian mà mang ra xét xử tiếp nữa ko? Làm ơn đi, giành thời gian ra mà lạm khác cho nó có ích đi.

Sính ngoại (November 23, 2006)

"Sính" tiếng ngoại: "mốt" hay "bệnh"?

Ngoại ngữ ngày càng trở nên quan trọng đối với cuộc sống người dân, đặc biệt là tại các đô thị hiện đại, có trình độ dân trí cao. Bên cạnh việc sử dụng ngoại ngữ như một công cụ hỗ trợ hữu ích trong công việc, học tập..., đã xuất hiện hiện tượng sính ngoại ngữ qua cách sử dụng tiếng lóng, tiếng bồi một cách vô tội vạ, gây phản cảm, đánh mất tính thẩm mỹ...

img

Đáng nói hơn, hiện tượng đó nay đã thành “bệnh”, một “căn bệnh” khó chữa! Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt không bao giờ là chuyện cũ.

"Sorry mày nha, tối qua papa với mama cắt cơm, money hết sạch, chứ không thì tao đi overnight với tụi bây rồi. Từ đây tới chiều có chương trình gì, “phôn” cho tao một tiếng. See you!”. Đoạn nói chuyện qua điện thoại này được ghi lại tại một quán cà phê.

Mốt của “dân chơi”

Dùng từ ngoại nay đã trở thành mốt của đa số “dân chơi”. Trong bất kỳ tình huống nào, trò chuyện với bất cứ ai..., họ đều có thể dùng những từ tiếng Anh, tiếng Pháp, thậm chí tiếng Hoa mà họ biết. Trong những lần đến khu vực ăn uống gần Lăng Cha Cả (Q.Tân Bình, TP.HCM), nơi tụ tập của một bộ phận lớn dân đi đêm, người viết bài này được nghe nhiều câu nói, trong đó Tây – Tàu lẫn lộn, nghe cứ rối như canh hẹ:

- Thằng cha đó trông giống gay (ám chỉ người đồng tính - PV) quá mày ơi, ngộ thấy chẳng manly (đàn ông) chút nào.

- Cần gì manly. Biết galant (ga-lăng) và nhiều money (tiền) là OK rồi.

Có tiếng chen ngang:

- Thôi đi mấy you (bạn). Mấy you dòm lại cái body (cơ thể) của mình coi, có sport (dáng khỏe, thể thao) chút nào đâu mà chê người ta. Ăn lẹ rồi go (đi). Stay up late (thức khuya) kiểu này hoài thì skinny (ốm lòi xương) cả đám.

Đến bất cứ quán cà phê - bar nào, vũ trường nào, bạn cũng thể nghe những câu như thế. Biết từ nào dùng từ đó, dù có chắp vá, giả cầy bao nhiêu đi nữa, nhưng miễn là hiểu được thì “dân chơi” nạp ngay vào bộ nhớ, dùng riết và trở nên phổ biến. Lắm khi, khả năng sử dụng ngoại ngữ làm tiếng đệm còn là thước đo mức độ sành điệu của “dân chơi” (?).

Giới trí thức cũng... “mắc bệnh”

Điều đáng nói hơn nữa là một bộ phận lớn học sinh - sinh viên cũng có hiện tượng sính dùng từ ngoại. Khi điều kiện học tập ngày càng thuận lợi hơn, nhất là trong bối cảnh tiếng Anh ngày càng được phổ biến, bệnh sính dùng từ ngoại của học sinh - sinh viên ngày càng trầm trọng, không chỉ tại trường học mà trong cuộc sống gia đình, trong giao tiếp với ông bà, ba mẹ, anh chị em...

Trong nhiều lần ngồi quán phê ven đường gần một trường đại học ở quận 3 (TP.HCM), người viết nghe thấy rất nhiều từ “ngoại” được dùng xen lẫn trong các cuộc trò chuyện của sinh viên, nhiều lúc phải nhờ người trong cuộc giải thích lại những từ chuyên môn khó, đại loại:

- Ông G. dạy amateur (nghiệp dư) hết chỗ nói. Ít ra phải gai (guide – hướng dẫn) tụi mình viết phần foreword (lời mở đầu), còn content (nội dung) và decor (trang trí) thì mình tự lo cũng được.

- Hơi đâu mà wait (chờ), lo mà cày đi chứ il (ông ta) chạy sô dữ lắm. Thằng nào cũng làm solo chứ riêng gì mày.

Tuy nhiên, khi có mấy du khách quốc tế hỏi đường về Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh (cách đó không xa), không ai trong số họ có thể nghe – hiểu để trả lời. Cả bọn cứ ngớ người ra.

Không chỉ vậy, giới lao động cổ trắng cũng không miễn dịch được bệnh sính từ ngoại khi trò chuyện tại công sở, qua điện thoại hay tiếp khách... Không dùng tiếng lóng hay tiếng bồi, nhưng loại ngôn ngữ mà giới nhân viên công sở sính dùng cũng mang tính chắp vá, thậm chí bạ đâu dùng đó, dễ gặp nhất là trong những cuộc giao tiếp qua điện thoại.

Chẳng hạn như: “Partners (đối tác) của tụi em chiều nay sẽ tới thành phố, em book (đặt) 2 single room (phòng đơn) nhé. Coi như em đã confirm (xác nhận) luôn rồi đó, chị khỏi cần phải check (kiểm tra) lại”. Hoặc: “Anh có thể arrange (sắp xếp) cho em một appointment (cuộc hẹn) với director (giám đốc) được không, em cần interview (phỏng vấn) ảnh một số điều về mấy cái projects (dự án) ở Vũng Tàu. Merci (cảm ơn) anh rất nhiều”...

PPGS –TS Trịnh Sâm, Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn Trường ĐH Sư phạm TPHCM: Nên dùng ngoại ngữ đúng chỗ, đúng lúc

Việc dùng ngoại ngữ theo kiểu “sính chữ” là đáng chê trách. Thật buồn khi hiện nay không chỉ "dân chơi" mà cả những bạn trẻ học hành đến nơi đến chốn cũng sính từ ngoại, có người còn cho đó là sự... hiếu học.

Tôi nhớ một lần, tại một cuộc thi tầm cỡ quốc gia nhưng có người vẫn cố tình nói lơ lớ tiếng mẹ đẻ, thi thoảng thêm vào mấy từ ngoại ngữ. Tôi cố gắng cắt nghĩa và buồn lòng khi không thể giải thích khác hơn, với người ta đó là một sự làm sang bản thân mình. Người này thấy lạ, người kia tiếp nhận và vô tình như thế trở thành trào lưu.

Việc sính dùng từ ngoại của một bộ phận thanh niên hiện nay đều do tầm nhận thức của họ. Những người giỏi và cực giỏi ngoại ngữ sẽ biết dùng đúng nơi đúng chỗ, không kiểu “khoe chữ” như thế. Tôi lo ngại điều này sẽ ảnh hưởng đến lối sống của xã hội. Người xưa có câu “lời nói, gói bạc” nghĩa là lời nói thể hiện cách ứng xử, nhận thức...

Trường hợp sính từ ngoại mọi nơi, mọi lúc, không phân biệt vị thế giao tiếp xã hội mà nói năng thì quả là nguy kịch, khiến thẩm mỹ ngôn ngữ sẽ bị mai một dần dần. Hiện tượng này nếu không được định hướng, nếu cứ kéo dài sẽ tạo ra nhiều điều phiền toái cho sự trong sáng của tiếng Việt.

Về mặt thẩm mỹ học, điều đó cũng không phải là một hiệu ứng tốt. Thực tế, người này nói, người kia nói và khi đã trở thành thói quen ngôn ngữ thì rất khó sửa.

Bệnh ngôn ngữ có thể là bệnh truyền nhiễm nếu thiếu biện pháp khắc phục. Lời ăn tiếng nói gắn liền với hành vi, cách sống. Thanh niên giờ cần phải nhận thức đâu là hay, đâu là dở để mà chỉnh sửa.

Họ cần phải xem ngoại ngữ là một phương tiện, cánh cửa sổ để thu nhận tri thức của nhân loại nhưng không dùng từ bừa bãi và càng không được cho sự chắp ghép ngôn ngữ là cách đánh bóng, làm sang, tăng lên sự trí thức của bản thân.

(Theo Người lao động)

Tuesday 14 November 2006

Nói dối

VÉN BỨC RÈM DỐI TRÁ …LEVER LE VOILE DU MENSONGE !

Chưa bao giờ trên các trang báo điện tử tiếng Việt người ta lại chứng kiến sự xuất hiện với mật độ dày đặc của các cuộc tranh luận xung quanh vấn đề « nói dối- nói thật », « sống giả- sống thật » vv và vv. Thật thú vị, khi lướt qua các trang báo của Tây, cũng thấy xuất hiện rất nhiều diễn đàn xung quanh các chủ đề tương tự, như « être et paraître »(tạm dịch : bản chất và vẻ ngoài) ; « faisons tomber les masques et cessons de jouer des rôles »(tạm dịch : Trút bỏ mặt nạ và thôi diễn trò ) hay « arrachez tous les masques, brisez les fausses images » (tạm dich : Lột mặt nạ và chấm dứt sự giả dối). Vừa rồi, tạt qua một hiệu sách ở Paris, tôi cũng nhìn thấy một cuốn sách có tựa «Cessez d’être gentil, soyez vrai » (tạm dịch : đừng khách sáo, hãy thành thật).

Trở lại với câu chuyện ở quê mình (xin đọc tiếp tiếng Việt bên dưới, THÀNH THẬT cảm ơn img)

… Au début, les débats traduisent des réactions à une série d’autobiographies récemment publiées par quelques vedettes de cinéma et de pop, dans lesquelles ces célébrités tentent de se décharger sans rien conserver pour elles-mêmes et révèlent donc les détails choquants de leur vie privée ainsi que de celle de leurs proches. Immédiatement, les débats s’étendent au-delà de leur limites initiales.

On commence à aborder un éventail de problèmes, allant de la vie quotidienne au régime sociopolitique. On parle des mensonges des enfants, des adultes, des personnes ordinaires et puis des personnalités connues. On épluche non seulement des faux individuels mais aussi des faux collectifs, à savoir ceux commis par une organisation, une partie politique ou un gouvernement. On arrive même à une conclusion selon laquelle il existe « une culture du mensonge » si c’était la vie ! A juste titre, on se pose des questions telles que « le mensonge est-il grave ? » ; « Qui se soucie de la vérité ? » ; « Doit-on et peut-on tout dire ? ».

C’est impossible d’apporter des réponses catégoriques aux dites questions puisqu’une telle réponse dépend de trop de variables. Mais, croyons-le ou pas, dire des mensonges s’avère être un trait inné du caractère de l’être humain. Il y a plus d’un siècle, l’écrivain américain, Mark Twain, a écrit que « on est des acteurs de mensonge et de faux dans tous les moments, non seulement quand on reste éveillé mais aussi quand on dort, non seulement quand on est heureux mais aussi quand on est triste. Même si l’on pouvait contrôler sa langue, ses mensonges se transformeraient en d’autres formes. » Le mensonge est comme une capacité qui est à la disposition de chaque individu. Présents partout sous des formes différentes, les mensonges nous racontent des histoires intéressantes.

Il y a eu de nombreuses recherches scientifiques appuyant les suppositions de Mark Twain, y compris celle effectuée en 2004 par Robert S. Feldman, psychologue de l’université de Massachusetts. Le dernier a sournoisement enregistré les conversations entre ses étudiants et des étrangers. L’analyse de ces enregistrements sonores révèle que plus de 60% de ces étudiants ont des indications de mensonge toutes les dix minutes. Les niveaux de mensonge sont classés de l’exagération à la fabrication de fausses nouvelles. Ce qui est vraiment intéressant est le fait que nos hommes et femmes sont parfaitement égaux à l’égard de la fréquence du mensonge. La différence réside dans le fait qu’une femme a tendance à pratiquer le mensonge afin de rassurer son interlocuteur alors qu’un homme est enclin à se mentir, visant principalement à se rassurer.

La recherche susdite constitue un exemple type parmi beaucoup d’autres du mensonge et de faux reconnus par des scientifiques. Mais, ironiquement, les recherches scientifiques, elles-mêmes, produisent aussi de faux résultats ! En effet, nous nous compromettons toujours avec des faux non- verbaux tels que l’emploi des cosmétiques, de la perruque, de la chirurgie esthétique, des vêtements à la mode… afin de nous déguiser. Nous profitons du parfum artificiel pour dissiper l’odeur naturelle de nos corps. Et plus d’une fois dans la vie, nous versons des larmes de crocodile… Tout cela représente juste une petite partie d’un tapis colossal de faux et de mensonge qui nous maquille et couvre la nature de malhonnêteté d’être humain.

Mais pourquoi l’humanité est-elle tellement susceptible de mensonge et de faux ? Comme nous l’avons analysé précédemment, nous sommes nés avec ce trait dans nos cerveaux. Ce trait de caractère sert comme une « qualité » quand on se voit obligé de se mentir pour qu’on puisse se protéger ou protéger ses proches du mal d’une vérité douloureuse qui risque de se révéler en temps inutile. Dans ces circonstances, le maintien de l’existence et de l’évolution humaine constitue le but qui justifie l’emploi du mensonge comme moyen. Néanmoins, est tellement fragile la frontière entre le mensonge comme moyen justifiable et celui comme un défaut intolérable. Le faux auquel un homme a recours en vue de cacher son sentiment d’infériorité ne lui sert que pour l’affaiblir. En donnant de fausses images et des promesses non tenues, on ne prévoit que des déceptions et des désillusions . Et personne ne tolère les mensonges et les faux qui détruisent l’égalité sociale et renversent des valeurs éthiques.

… Ban đầu các cuộc tranh luận được khơi mào từ phản ứng của độc giả trước tự truyện vừa được xuất bản của một ngôi sao màn bạc Việt Nam (và tôi biết sắp tới sẽ có tự truyện của một nghệ sỹ- ca sỹ hàng đầu Việt Nam !). Trong cuốn tự truyện (giá bán 45 ngàn đồng tại Hà Nội, 10 euros tại châu Âu), nghệ sỹ này cố gắng nói cho hết, nói như không giữ lại gì cho bản thân, và do đó đã tiết lộ nhiều chi tiết gây sốc về cuộc sống cá nhân của cô cũng như của những người thân. Ngay lập tức, các cuộc tranh luận đã vượt ra khỏi giới hạn ban đầu.

Người ta bắt đầu đề cập đến hàng loạt các vấn đề, từ cuộc sống hàng ngày cho đến thể chế kinh tế- xã hội. Người ta nói về tật nói dối ở trẻ em, ở người lớn, sự dối trá của các phó thường dân cho đến sự giả dối của các nhân vật có tiếng tăm. Người ta mổ xẻ những sự dối trá chỉ có tính chất cá nhân, nhưng cũng lôi ra cả những vụ dối trá tập thể, ý nói đến những vụ việc khuất tất của một tổ chức, một đảng phái hay một chính phủ. Thậm chí người ta còn kết luận rằng « văn hóa nói dối » tồn tại như một thực tế cuộc sống. Vì lẽ đó, người ta cũng tự đặt ra những câu hỏi, kiểu như « nói dối có phải là vấn đề ? » ; « ai bận tâm đến sự thật ? » « có phải cái gì cũng phải nói hết ra và có thể làm được điều đó hay không ? »

Thật khó có thể đưa ra được những câu trả lời dứt khoát cho những câu hỏi nêu trên, bởi vì một câu trả lời như vậy phải tính đến rất nhiều biến số. Nhưng, dù tin hay không tin, nói dối dường như là một đặc trưng trong tính cách con người ! Cách đây hơn 1 thế kỷ nhà văn Mỹ Mark Twain đã viết, đại ý : …con người nói dối mọi lúc, không chỉ khi thức mà cả khi ngủ, không chỉ lúc vui mà cả lúc buồn. Và nếu như có thể giữ được cái lưỡi của mình đứng im thì con người cũng sẽ có các hình thức nói dối khác… Nói dối giống như một khả năng bẩm sinh mà mỗi cá nhân được ban tặng và muốn dùng lúc nào thì dùng. Có mặt ở khắp mọi nơi dưới các hình thức khác nhau, cái sự nói dối cũng gắn với nhiều câu chuyện thú vị.

Đã có nhiều nghiên cứu khoa học ủng hộ luận điểm của Mark Twain, trong đó có công trình tiến hành năm 2004 của Robert Feldman, một nhà tâm lý học thuộc Đại học Massachusetts. Ông này đã tiến hành ghi âm lén các mẩu đối thoại giữa các sinh viên của ông ta và những người khách lạ. Qua phân tích băng ghi âm, ông ta phát hiện trên 60% sinh viên nói trên có các biểu hiện nói dối với tần số 10 phút một lần. Cấp độ nói dối được phân loại từ việc phóng đại cho đến bịa đặt. Phát hiện thú vị là nam nữ hoàn toàn bình đẳng với nhau ở tần số nói dối. Sự khác nhau nằm ở chỗ các quý cô có xu hướng nói dối nhằm trấn an người đối thoại với mình, trong khi các quý cậu nói dối chủ yếu là để tự làm yên lòng mình !

Nghiên cứu nói trên chỉ là một trong nhiều ví dụ khác về sự dối trá mà các nhà khoa học ghi nhận được. Nhưng, trớ trêu thay, bản thân các nghiên cứu khoa học cũng có thể đưa ra các kết quả giả dối ! Hơn nữa, trên thực tế, chúng ta vẫn thường xuyên thỏa hiệp với những sự giả dối « không lời », chẳng hạn như việc sử dụng mỹ phẩm, đội tóc giả, phẫu thuật thẩm mỹ, quần áo hợp thời trang… nhằm ngụy trang cho mình. Chúng ta dùng mùi thơm nhân tạo của nước hoa để xua đi « hương vị » tự nhiên của cơ thể. Chắc hẳn, mỗi chúng ta đều đã hơn một lần trong đời nhỏ những giọt nước mắt cá sấu… Tất cả những điều đó cũng mới chỉ là một mảnh nhỏ trong tấm áo choàng khổng lồ về sự dối trá mà con người trang điểm cho mình và nhờ đó che đậy bản chất không trung thực của mình.

Nhưng tại sao con người lại dễ dàng dối trá đến như vậy ? Như đã nói ở phần trên, con người sinh ra với đặc tính này được « lập trình » trong não bộ. Đặc tính này sẽ đóng vai trò của một « phẩm chất » khi người ta nói dối để có thể tự bảo vệ mình hoặc bảo vệ người thân, đồng loại trước tác hại của một sự thật đau đớn có nguy ngơ bị phát lộ chưa đúng lúc. Trong những hoàn cảnh như vậy, việc bảo vệ sự sống và tiến hóa của loài người trở thành một « mục đích » có khả năng biện minh cho một lời nói dối được dùng chỉ như một phương tiện. Nhưng có điều, ranh giới giữa lời nói dối như một phương tiện có thể biện minh và lời nói dối như một khuyết điểm không thể tha thứ thật mong manh. Sự giả dối mà một người dùng đến nhằm che đậy cho bản chất tự ti của mình thực ra chỉ làm cho anh ta yếu đi. Dựng lên những biểu tượng không thật hay tung ra những lời hứa mà không giữ được chỉ là những tiền đề của sự thất vọng và vỡ mộng. Và, chắc không ai dễ dàng tha thứ cho những lời nói dối và những sự giả tạo nhằm hủy hoại công bằng xã hội và đảo lộn các giá trị đạo đức.

(Bài viết tham khảo thông tin của cả Ta, cả Tây -không tham khảo địch img )

Monday 13 November 2006

Giao thoa văn hóa? (Entry for November 13, 2006)

Giao thoa văn hóa?


Vì sao gần đây nhiều anh chị em Bắc Kỳ sính dùng cái món từ vựng của các anh chị em Nam Bộ thế nhỉ?! Đây nhá, ví dụ nhá, có biết bao nhiêu anh chị sỹ phu Bắc Hà một trăm phần trăm, không phải ở BỂN về, cũng chẳng phải ở TRỎNG ra, vậy mà rất khoái khẩu mấy cái từ vựng kiểu như: Đi ăn TIỆM (ăn quán), HỚT tóc (Cắt tóc), cơm CHIÊN (cơm rang đấy ạ!), rồi ĐỤNG hàng (cái này chẳng biết tiếng Bắc nói SAO (à quên ... nói thế nào)... NHỎ (em, cô bé) Tr bạn mình vừa kể cho nghe một chuyện cười đau bụng. Số là thế này, cuối tuần RÙI (cuối tuần vừa rồi), NHỎ cùng mấy NHỎ bạn đi ăn TIỆM, mấy đứa KÊU (gọi) món khoai tây RÁN. Thế là cả bọn bị NHỎ phục vụ chơi LUN (luôn): Dạ ở đây chúng iem chỉ có khoai tây CHIÊN thui các chị ạ. Pó tai (Bó tay và chịu thua luôn) haha.


Này, mà nghe anh chị em nhà mình nói tiếng Tây, tiếng Mỹ bằng accent của anh chị em Nam Kỳ mới gọi là ĐÃ (sướng, hihi). Tớ thí dụ nhá. Cách đây khoảng 2 ngày, Thời sự VTV có phát một đoạn phóng sự về G7 Mart. Chú đại diện của G7 Mart, người mà tớ chắc 100% là dân Bắc, nói tiếng Bắc rất chuẩn, thế dưng mà lại toàn phát âm là G7 MẠT, mà đáng lẽ ra phải là MÁT. Còn chuyện anh chị em mình thích thêm dấu nặng, dấu huyền vào tiếng Tây, tiếng Mỹ thì kể biết bao giờ cho hết ví dụ. Thể nào trong số bọn mình, chẳng có đứa đã nghe thấy hoặc nói là Đì-zai (design), Đề-co (Décor), Đề-mô (demo), Pạc-ta-giê (partager). Còn những câu kiểu như "Máy tao hết CẠC (card)rồi, phải đi mua cái CẠC mới" thì nghe như cơm bữa.


Dưng mà, hình như trong chát- chít, từ vựng và accent Nam Bộ mới gọi là làm mưa làm gió. Thôi thì chẳng cần nói năng dài dòng, chỉ cần liệt kê mấy mẫu dưới đây. Bà con cô bác thấy vẫn chưa ĐỤNG HÀNG với mình thì cố gắng kéo cho danh sách dài thêm nhé: LUN (luôn); ngượng CHIT (ngượng chết); BUN WA/WÉ (buồn quá); muh (mờ/ mà); NHIU (nhiêu, nhiều); LEM/LÉM (lắm); bij (bây giờ)... DZui thiệt!!!


(Tác phẩm được hoàn thành với sự cộng tác của CIAO!!!)


Friday 10 November 2006

Vụ trấn yểm bùa trên sông Tô Lịch (Entry for November 11, 2006)



Vụ trấn yểm bùa trên sông Tô Lịch

Ngày 21/9/2002, Báo Kinh Tế và Xã Hội đã đăng một bài về sự phát hiện trên sông Tô lịch, phía cửa Tây của La Thành, một hiện tượng chấn yểm của người xưa.


Hiện tượng này đã gây xôn xao dư luận của Hà Nội và cả nước về những kỳ bí đang xẩy ra vào đầu thế kỷ 21 - Khi mà KHKT đang phát triển như vũ bão.


Tóm lược sự việc như sau :Vào ngày 27/9/2001, đội thi công số 12 -Thuộc Công ty xây dựng VIC ,trong khi nạo vét sông Tô Lịch,thuộc địa phận làng An Phú - Phường Nghĩa Đô - Quận Cầu giấy - HÀ NỘI đã phát hiện được di vật cổ rất lạ và huyền bí. Đó là 7 cây gỗ được chôn đứng dưới lòng sông, tạo thành một đa giác đều,tại đó có các bộ hài cốt bị đóng đinh bả vai, táng giữa các cọc gỗ đó. Ngoài ra còn phát hiện được tấm gỗ Vàng tâm có hình Bát quái, một số đồ Gốm, xương Voi, Ngựa, dao, tiền đồng.

Sau khi đã rút những cọc gỗ đó lên, lấy các bộ hài cốt đem lên Bát Bạt -Hà tây ( là nơi nghĩa trang chôn cất chung của TP.Hà nội ), thấy có rất nhiều hiện tượng kỳ lạ xẩy ra.Nào là các việc chuẩn bị tiến hành thi công bị rối tung lên, máy xúc KOMATSU tự nhiên lao xuống sông;. Nào là một số người đang làm việc tự nhiên ngã lăn ra đất, chân tay co rúm, cứng đờ, lưỡi thè ra ngoài và trở nên hoàn toàn mất tư thức trong nhiều giờ;. Địa tầng của cả khu vực thi công tự nhiên biến đổi, không giống như khảo sát ban đầu; Thử đưa la bàn vào khu vực đó thấy kim la bàn quay tít.

Một năm sau sự việc trên,có hàng loạt sự kiên ngẫu nhiên xẩy ra ,gây kinh hoàng cho toàn đội xây dựng số 12,là đội đă trực tiếp thi công khu vực trên. Bản thân, gia đình, anh em của những người công nhân trực tiếp ngụp lặn vớt hài cốt, nhổ cọc đóng dưới lòng sông liên tục bị các tai nạn thảm khốc như chết, bệnh tật, tai nạn. Sự việc lên đến đỉnh cao khi có tới 43 người thợ bỏ không dám tiếp tục làm việc tại công trường nữa. Trong số đó nhiều người không nói rõ lý do, cũng không đòi hỏi vật chất mà đáng ra họ được hưởng.


Ngày 9/10/2001 những người thợ đã mời một thày theo đạo Tứ phủ đến giải thich, theo nhận định của Thày thì đây là một đạo Bùa Bát quái trận đồ được chôn yểm lâu đời để chấn yểm Long mạch của khu vực này. Sau đó các công nhân lại tiếp tục mời Thượng tọa Thích Viên Thành tới. Thượng tọa Thích Viên Thành đã cho 5 đệ tử lập đàn tràng, làm lễ Hàn lại Long mạch.Theo một số người nói lại ( tôi không có điều kiện kiểm tra ): Chỉ hơn 1 tháng sau, Thượng tọa Thích Viên Thành đã bị bệnh chết.

Các nhà khoa học đã có những đánh giá sơ bộ, song cho đến nay vẫn chưa có kết luận nào khả dĩ có thể lý giải và khắc phục các sự việc trên.


Giáo sư Trần Quốc Vượng có kết luận như sau :" Trước đây, cổng Hoàng thành ngoài lính còn có Thần chấn giữ 4 cửa (Thăng Long Tứ trấn ) và có yểm bùa hay còn làm lễ Hiến Sinh. Như vậy đây là cổng thành phía Tây của La thành. Thông qua tính tương đối thống nhất giữa niên đại của Tiền và đa số đồ gốm cho thấy niên đại của địa điểm này trong khoảng thế kỷ 11 cho đến 14, thuộc vào thời Lý -Trần Việt Nam hay thời Tống của Trung Quốc.

Sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa hiện tượng sông Tô bị lở do đổi dòng và mắt nhà Vua bị đau, đã tạo ra một lễ trấn yểm, trong đó có những bộ xương người cùng những hiện vật khác chăng.( Ở đây GS Trần Quốc Vượng muốn nhắc đến sự tích Ông Dầu bà Dầu trong chuyện cổ tích Việt nam - Người viết ). Đó là một phần của những gì đã đăng tải trên tờ báo. Gần đây,một người bạn của tác giả có cho biết : Đài truyền hình có phát tin người ta đã chuẩn bị khôi phục lại hiên trạng di vật như lúc ban đầu.

Người viết bài này lại có ý kiến khác hẳn : Theo thiển ý của người viết, đây là một hiện tượng chấn yểm nhằm cắt và bế Long Mạch, chận đường của Khí. Ai đã chấn yểm vị trí này và mục đích sự chấn yểm này để làm gì ?. Theo thiển ý của người viết : Đây là tác phẩm của Cao Biền, Tiết độ sứ của TQ vào thế kỷ 8 -Tức là trước thời nhà Lý khoảng 200 năm.

Người viết xin được chứng minh như sau : Trước hết nói về ý kiến của GS Trần Quốc Vượng; người viết cũng đồng ý rằng đây là một sự chấn yểm sông Tô lịch, song không chỉ căn cứ vào niên đại của một số đồ gốm nhặt được mà cho rằng sự việc xẩy ra vào thời Lý - Trần. Nếu theo Truyền thuyết " Tại sao sông Tô lịch và sông Thiên Phù hẹp lại " hay truyền thuyết " sự tích Ông Dầu bà Dầu ", tác giả của sự việc trên là các vị Vua nhà Lý, nhằm trấn yểm sự Báo thù của Ông bà Dầu, thì không có sự việc sông Tô Lịch và Thiên Phù cứ ngày càng hẹp lại,đến nay chỉ còn là một con sông nhỏ xíu, làm nhiệm vụ thải nước bẩn cho Hà Nội. Ta nhớ rằng theo sử sách sông Tô lịch ngày xưa rất rộng, trên bến, dưới thuyền, là trục Giao thông chính thủa ấy. Mặt khác thời Lý Trần có rất nhiều nhà Phong Thủy Việt nam tài giỏi như : Thiền sư Định không làng Cổ pháp (Sư thọ 79 tuổi -Năm Bính tư 808 ), Sư La chân Nhân (852 -936 ), Sư Vạn Hạnh..

Dĩ nhiên các vị sư đó không thể nào để cho các Vua Lý chấn yểm sông Tô Lịch và Thiên Phù, để đến nỗi sông Tô Lịch và Thiên Phù cứ ngày càng hẹp lại và Ngôi báu Vua Lý chẳng bao lâu về tay nhà Trần. Dòng họ Lý bị tuyệt diệt đến nỗi chỉ có người nào đổi qua họ Nguyễn mới thoát khỏi.

Bây giờ ta xét sự việc dưới một góc độ khác qua các sự kiện Lịch sử và các truyền thuyết còn lưu lại trong dân gian.

Theo Việt sử lược : Thành Đại La được xây dựng vào thế kỷ 7 có tên là Tống Bình. Năm thứ 2 niên hiệu Trường khánh (Nhâm Dần -822 ), Vua Mục Tông nhà Đường dùng Nguyên Hỷ làm quan đô hộ. Nguyên Hỷ thấy cửa thành có dòng nước ngược sợ rằng dân ở thành có ý đồ phản nghịch, liền sai Thầy bói gieo 1 quẻ. Thầy bói nói rằng : Sức ông không đủ để bồi đắp thành lớn, 50 năm sau, có một người họ Cao đóng đô tại đây mà xây dựng Vương phủ .

Tới đời vua Đường Y Tôn (841 -873 ), Cao Biền được cử sang đất Việt làm Tiết Độ sứ. Cao Biền là một con người đa hiệu: Vừa là một vị Tướng,vừa là một nhà Phù thủy, một Đạo sĩ, cũng là một nhà Phong thủy có tài. La Thành được Cao Biền sửa chữa, chỉnh đốn lại cho hợp Phong Thủy vào các năm : 866, 867, 868. Theo truyền thuyết, khi Cao Biền xây dựng lại thành Đại La, thì khu vực thi công có hiện tượng sụp lở đất. Cao Biền liền tiến hành chấn yểm Thần sông Tô lịch và một số điểm khác như đền thờ Thần Bạch mã, núi Tản Viên. Sau đó công viêc xây dựng mới có thể hoàn tất.

Tới đây, ta nhớ lại một truyền thuyết khác của dân tộc Việt nam. Đó là " Truyền thuyết Thành Cổ Loa " Tương truyền rằng khi xây dựng thành Cổ loa, An Dương Vương cũng xây mãi mà thành vẫn bị đổ. Khi đó Rùa Thần hiện ra chỉ cách cho xây và cho một cái móng chân, lúc đó thành Cổ loa mới có thể xây dựng xong".

Về mặt địa lý, La thành và Thành Cổ loa cách nhau không xa ( Theo đường chim bay chỉ vài chục km ).

Tới đây, ta buộc phải tự đặt câu hỏi : Có sự trùng hợp giữa hiện tượng sụp đất của Thành Cổ loa, sự sụp đất của thành Đại la và sự sụp lở đất không thể khắc phục được trên công trình nạo vét sông Tô Lịch ?.

Qua hai truyền thuyết trên, bỏ qua các sự việc có tính chất dị đoan, chúng ta phải chấp nhận một sự thực là: Vùng đất từ đầu nguồn sông Tô Lịch kéo dài đến Cổ Loa - Đông Anh HÀ NỘI là một vùng đất có địa tầng địa chất không ổn định. Ta cũng cần phải nhớ rằng : Núi Tản viên nằm ở hướng Tây Hà Nội. Mặt khác phía Tây và Tây Bắc của La Thành là một vùng núi non trùng điệp của các tỉnh HÒA BÌNH, SƠN LA, LAI CHÂU...Theo định nghĩa của môn Phong Thủy, Long Mạch xuất phát từ những rặng núi cao. Núi mà từ đó khởi nguồn Long mạch gọi là Tổ sơn. Ngoài ra Long mạch còn xuất phát từ những khu vực khác gọi là Thiếu sơn. Ta cũng biết rằng thiên khí từ trên trời luôn có tính chất giáng xuống, các đỉnh núi cao là những antena tiếp thu sinh khí. Từ những sự việc trên, ta cảm nhận được rằng có một Long mạch rất lớn bắt nguồn từ núi Tản Viên và các rặng núi phía Tây, Tây bắc của Thành Đại la kéo dài qua thành Đại La theo dọc sông Tô Lịch (khí thường đi theo nước ), chạy qua khu vực Hồ Tây bây giờ (Hồ Tây trước kia là một khúc của dòng sông Hồng ), sau đó sang tới tận địa phận Cổ Loa -Đông Anh - HÀ NỘI và còn theo hướng Đông, Đông Bắc đi tiếp .

Chính vì có Long mạch này mà Cao Biền phải vô cùng bận tâm, khổ trí nhằm tiêu diệt hoặc chấn yểm. Có rất nhiều tryền thuyết về Cao Biền liên quan đến các khu vực khác nhau của Long mạch này. Ta có thể kể ra đây những hoạt động của Cao Biền liên quan đến các khu vực của Long mạch này : Đầu tiên là truyền thuyết Cao Biền chấn yểm núi Tản Viên, hắn đã sử dụng đến 8 vạn cái tháp bằng đất nung để chấn yểm núi Tản viên. Tới gần đây người ta còn đào được những cái Tháp đất nung đó tại khu vực Hà nội. Tiếp theo là truyền thuyết Cao Biền dùng hơn 4 tấn sắt, đồng...chôn để chấn yểm đền Bạch Mã là nơi vị thần sông Tô Lịch trú ngụ. Cao Biền còn nhiều lần dựng đàn tràng, dùng 4 thứ kim loại : sắt, đồng, vàng, bạc chấn yểm nhiều nơi trên bờ sông Tô Lịch. Theo sử sách, Cao Biền đã đặt Bùa chấn yểm tới 19 nơi dọc theo sông Tô Lịch.

Thời bấy giờ nước Nam có nhiều vị đại sư tài ba lỗi lạc, hiểu biết rất giỏi về Nho,Y, Lý số và thuật Phong Thủy đã hóa giải sự trấn yểm của Cao Biền bằng phép Huyền môn. Các đại sư thường tụ tập tại ngôi đền SƠN TINH THỦY TINH ở núi Ba vì, hay ở đền BẠCH MÃ, dùng những hiểu biết về Phong Thủy để chấn áp bùa phép của Cao Biền.



Trở lại, đạo bùa tìm thấy trên lòng sông Tô Lịch, có rất nhiều lý do để có thể kết luận rằng : Đó là tác phẩm của Cao Biền, chứ không phải là của các nhà vua Lý. Tác phẩm đó là của Cao Biền đời nhà Đường, thuộc về thế kỷ 9, tức là trước thời các nhà Lý khoảng 200 năm (Lý thái Tổ -Năm 1010 ). Nếu xét về niên đại của cổ vật tìm thấy, thì trong khoảng 200 năm các cổ vật trên cũng không có sự thay đổi nhiều. Cũng không loại trừ trường hợp các cổ vật ở trên đất liền rớt xuống lòng sông thời gian sau khi Cao Biền trấn yểm.

Bây giờ ta lại xét đến mục đích của Cao Biền khi trấn yểm sông Tô Lịch. Cho tới tận giờ phút này, khi các bạn và tôi đang ngồi bên máy vi tính,người ta vẫn sử dụng các thủ thuật : Châm cứu, điện chẩn, xoa bóp, bấm huyệt ... để chữa bệnh. Tất cả các thủ thuật đó đều dựa trên lý thuyết về hệ thống kinh mạch, huyệt, lạc trong cơ thể con người. Người ta xác định được hàng ngàn vị trí Huyệt đạo trong cơ thể con người. Tùy theo từng trường hợp khi châm cứu, người ta dùng kim tam lăng để châm vào các huyệt khác nhau, với thời gian và độ nông sâu khác nhau. Trong dân gian còn lưu truyền các biện pháp bấm, điểm huyệt có thể làm cho một bộ phận nào đó của cơ thể không còn khả năng cử động, hoặc nặng hơn là bộ phận đó không còn sử dụng được. Ta vẫn biết rằng :THIÊN ĐỊA NHÂN là hợp nhất. Mọi vật thể từ Vi mô cho đến Vĩ mô đều phải tuân theo những quy luật chung của sự tương tác vũ trụ. Phải nói dài dòng như vậy để có thể tạm kết luận rằng, trên Trái đất này cũng phải có những đường kinh mạch, huyệt, lạc như trong cơ thể con người. Trái đất này là một cơ thể sống chứ không phải là một cục đất chết như nhiều người vẫn nghĩ. Ta cũng có thể suy ra một hệ quả rằng :Tại một điểm nào đó, người ta có thể dùng một thủ thuật nào đó, có thể ngăn, bế hoặc chặn đường đi của một Long mạch như Cao Biền đã làm. Thủ thuật này người xưa gọi là trấn yểm.

Bây giờ ta tạm thời đưa ra các nhận định như sau :


1. Đạo Bùa trấn yểm trên dòng sông Tô Lịch là của Cao Biền -Tiết độ sứ của nhà Đường, dùng để chấn yểm long mạch, khi tiến hành xây dựng thành Đại La vào thế kỷ 9. Đó là 1 trong 19 nơi mà Cao Biền đã thực hiện trấn yểm.Đạo Bùa đó hoàn toàn không phải do các Vua thời nhà Lý chấn yểm trong Truyền thuyết Ông Dầu, bà Dầu khoảng 200 năm sau khi Cao Biền thực hiện chấn yểm.

2. Chấp nhận có một Long mạch rất lớn xuất phát từ phía Tây của thành Đại La (Các dãy núi thuộc các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, và gần nhất là dãy núi Tản Viên); Long mạch này đi qua thành Đại La, cụ thể theo dọc sông Tô Lịch, qua khu vực Hồ Tây, kéo dài sang Cổ Loa - Đông Anh - HÀ NỘI; Long mạch này còn kéo dài tới dãy Yên Tử và theo hướng Đông Bắc tới tận Quảng Ninh. Đây chỉ là nhánh Thanh Long của đồng bằng Bắc Bộ. Nhánh Bạch Hổ khi có điều kiện tôi xin chứng minh tiếp.


3. Cao Biền đã thực hiện biện pháp chấn yểm Long mạch, nhằm bế dòng khí của Long mạch này. Thủ thuật trấn yểm tương tự như thuật điểm huyệt trong đông y học.



Đến đây,ta lại tiếp tục đặt ra câu hỏi :

1. Tại sao có hiện tượng kỳ lạ và bí ẩn đã xẩy ra cho các công nhân trong đội xây dựng số 12. Bản chất hiện tượng đó như thế nào ?

2. Tại sao sau khi Cao Biền trấn yểm sông Tô Lịch, kể từ đó tới tận ngày hôm nay, trong lịch sử ta không còn nghe có vụ sụt lở đất nào khác ngoại trừ trường hợp trên sông Tô Lịch đã nêu ở trên sau khi người ta đã rút các cọc trấn yểm lên.

3. Hậu quả của việc rút bùa trấn yểm lên sẽ như thế nào đối với khu vực dọc theo sông Tô Lịch nói riêng và cả khu vực HÀ NỘI, các vùng phụ cận nói chung. Hậu quả sẽ như thế nào đối với Long mạch đi qua thành Đại la ?

4. Biện pháp khắc phục sự việc trên như thế nào ?. Người ta có thể hàn lại Long mạch như Thượng Tọa Thích Viên Thành đã thực hiện hay không ?. Trường hợp khôi phục lại Bùa chấn yểm đó xấu hay tốt ?.

Người viết bài này xin mạo muội lý giải các câu hỏi trên. Vì tình yêu đối với HÀ NỘI, quê hương của người viết, vì trách nhiệm một người Việt nam đối với quê hương rất mong được cùng các bạn trao đổi, hầu tìm ra những giải pháp khắc phục hiện tượng kể trên. Đó là trách nhiệm chung của chúng ta không chỉ phải của riêng ai.

Người viết xin được lần lượt lý giải các vấn đề trên như sau :

1. Tại sao có hiện tượng kỳ lạ và bí ẩn xảy ra cho các Công nhân trong đội xây dựng số 12

-Bản chất của hiện tượng đó như thế nào ?

Trong thuật Phong Thủy, Khí là một hiện tượng rất khó giải thích, nhưng nó là một khái niệm cơ bản của thuật Phong Thủy. Nhận định đúng về Khí là chìa khóa mở vào lý thuyết cốt yếu của Phong Thủy. Theo quan niệm Á đông, Khí ẩn tàng làm động lực cho Trời đất vạn vật. Khí không những hội tụ trong các vật thể hữu hình mà còn tản mát vô hình sau khi vật thể tan rã để tạo thành những thể rất Linh thiêng gọi là Linh Khí của Vũ trụ. Người xưa có câu : Tụ là hình tán là Khí. Ngày nay Khoa học phát hiện được một vài dạng của Khí, gọi là Plasma sinh học.các dạng đó có thể đo, đếm được. Trong Đông Y học người ta phát hiện Hệ thống Kinh , Mạch, Huyệt là đường vận hành của Khí từ rất xa xưa. Người ta phát hiện rằng : Khí vận hành trong Kinh, Lạc như một dòng nước, chỗ đi ra gọi là Tĩnh, trôi trảy gọi là Huỳnh, dồn lại gọi là Du, đi qua gọi là Kinh, nhập lại gọi là Hợp. Đường Kinh không đơn giản là một ống dẫn vật chất nào đó. Đường Kinh là một chùm ống dẫn Khí Ngũ hành xuyên suốt các cơ quan, bộ phận của một Tạc tượng. Ngoài ra người xưa còn biết rất sâu về bản chất của Khí, có một lý thuyết về Thời châm vô cùng chính xác là Tí Ngọ lưu trú và Linh Quy bát pháp. Đó là trên cơ thể con người,còn trong Phong Thủy ,người ta quan niệm rằng Nguyên Khí trong lòng đất, tương tự như hệ thống mạch, huyệt trong Đông Y. Nguyên Khí được xem là gắn bó với nước, nước giúp Khí di chuyển, nước đi thì Nguyên Khí cũng đi, nước ngừng thì Nguyên khí cũng ngừng. Sinh Khí tụ mạnh nhất là nơi giao hội của nước ( nơi các dòng sông hội tụ chẳng hạn ). Người viết chỉ nêu ra một số quan niệm về Khí, dùng cho việc chứng minh luận điểm của mình, còn Lý thuyết về Khí thì vô cùng, vô tận. Mặt khác, có thể tìm hiểu cơ chế của mối quan hệ giữa hài cốt người chết đối với người thân thích còn sống như thế nào ?. Theo Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương: Trước hết vì trong mối quan hệ này không có sự tiếp xúc xác thịt trực tiếp giữa hài cốt người chết và thân xác người còn sống, nên tất yếu phải có phần sóng vô hình của cả đôi bên tham gia vào. Đó có thể là một hiện tượng cộng hưởng sóng mang tính chất huyết thống, dòng họ. Do tần số đôi bên có thể khác nhau nhiều, nên trong lý thuyết về Nhạc, loại cộng hưởng này mang tên cộng hưởng Harmonic (Tần số này là bội số của Tần số kia). Đó là cơ chế cộng hưởng Harmonic hình thái huyết thống.

Trở lại câu chuyện trên dòng sông Tô Lịch: Người viết cho rằng : Long mạch đã nói ở phần trên bị Cao Biền trấn yểm đúng Huyệt vị, đã bị ngăn chặn lại tại nơi có đạo Bùa chấn yểm. Hậu quả của đạo Bùa này làm cho Nguyên Khí không thể tiếp tục đi theo hành trình vốn có của nó, làm cho vùng đất dọc theo Long mạch sau khi bị chấn yểm trở nên cứng hơn, ổn định hơn. Bằng chứng là về sau này ta không còn nghe được sự việc sụt lở đất tương tự như thế nữa. Ta có thể hình dung hơi thô thiển là Long Mạch giống như một mạch máu, bị cột lại một đầu, không cho dẫn máu tới các vùng sau đó được nữa. Các bộ phận cơ thể đằng sau chỗ bị cột vì không có máu nuôi nên dần dần bị khô, teo đi. Ta cũng để ý một điều rằng :Thành phố Hà nội ngày nay có rất nhiều hồ nước con đang tồn tại như hồ Tây, hồ Gươm, hồ Bảy mẫu, hồ Ha Le ...Mặt khác sông Tô Lịch và Thiên Phù dần dần bị hẹp đi và giờ đây chỉ còn là con mương nhỏ dẩn nước thải cho TP.HÀ NỘI. Ở đây có một câu hỏi thú vị là : Nếu như Cao Biền ( vốn được coi là tổ sư của Phong Thủy ) đã quyết tâm trấn yểm tiêu diệt dòng sông Tô Lịch thì sao cho đến tận bây giờ sông Tô Lịch vẫn còn tồn tại ( mặc dù chỉ là con mương nhỏ ). Theo người viết,nếu Cao Biền trấn yểm đúng thì ngày nay ta chỉ còn nghe đến tên của nó qua lịch sử. Đến đây người viết khẳng định :Cao Biền có sự sai lầm trong việc chấn yểm. Nguyên nhân sự sai lầm của Cao Biền chính là sự hiểu biết vô cùng chính xác của các vị Vua Hùng - Tổ tiên của người Việt chúng ta trong thuật Phong Thủy nói riêng và trong Thuyết Âm Dương, Ngũ Hành nói chung. Vì tiên đoán được các sự việc sẽ xẩy ra, sau khi mất nước, các Vua Hùng đã cố ý làm sai lạc một phần của Thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Người viết xin chứng minh vấn đề này ở phần sau.

Bây giờ ta đi vào trả lời câu hỏi nguyên nhân của sự việc xẩy ra cho công nhân đội xây dựng số 12. Theo người viết như sau : Tại chỗ có đạo Bùa, Nguyên Khí bị bế lại lâu năm, khi tháo gỡ đạo Bùa, giống như tháo bỏ chỗ bị cột trong mạch máu, Nguyên khí bị thoát ra ngoài tại vị trí chấn yểm và lan tỏa ra xung quanh. Ta chưa xét đến sự tốt xấu của dòng Khí đó với cơ thể con người. Chỉ biết một điều rằng : Chính dòng Khí đó làm mất cân bằng cục bộ môi trường xung quanh chỗ đường Khí được giải phóng. Chính vì vậy những người Công nhân đang làm việc tại khu vực đó bị các hiện tượng kỳ lạ đã nêu ở phần đầu. Khi cơ thể con người bị mất cân bằng về Khí dẫn đến hiện tượng mất khả năng hoạt động Thần kinh. Như vậy cũng chẳng có gì khó hiểu khi các công nhân đội xây dựng só 12 gặp phải. Ngoài ra do ảnh hưởng của Quy luật " Đồng thanh tương ứng - Đồng Khí tương cầu ", hay là hiện tượng cộng hưởng Harmonic mà Thân nhân, dòng họ của những người công nhân đội xây dựng số 12 phạm phải , mặc dù họ không trực tiếp có mặt trên công trường. Đó là hiện tượng cũng dễ hiểu.

Có điều nguy cơ tiềm ẩn ở đây là : Nơi dòng Khí thoát ra sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với TP.HÀ NỘI ?. Đây là một vấn đề quan trong cần có sự nghiên cứu nghiêm túc.

2. Trả lời cho câu hỏi :Tại sao sau khi có sự chấn yểm của Cao biền,vùng đất dọc theo Long mạch kể từ chỗ bị trấn yểm trở nên cứng và ổn định hơn và từ đó về sau này ta không còn nghe có các vụ sụt lở đất ở khu vực dọc theo Long mạch tương tự nữa,ngoại trừ trường hợp đã xẩy ra trên sông Tô Lịch, khi đạo Bùa trấn yểm đã được nhổ lên ?.


Tiếp tục phát triển tính nhất quán của phần trên : Khi đường Khí của Long mạch đã bị bế lại, nguyên Khí không thể tới được các vùng đất ở sau chỗ trấn yểm được nữa, và Nguyên Khí luôn có nước đi cùng nên lượng nước tới các vùng đó cũng bị giảm đi. Kết quả là vùng đất sau chỗ bị trấn yểm cứng lên, và kết cấu của Địa tầng, địa chất cũng trở nên ổn định hơn. Khi một vùng đất đã có địa tầng địa, chất ổn định thì tất yếu dẫn đến các vụ sụt lở đất khi xây dựng các công trình tự nhiên mất đi. Đó là một sự việc không có gì là bí ẩn trong nghệ thuật xây dựng hiện nay. Tại công trình nạo vét sông Tô Lịch, khi đạo Bùa chấn yểm bị nhổ lên, lập tức Nguyên khí bị phong tỏa ùa thoát ra ngoài với một tốc độ và lưu lượng vô cùng lớn, làm cho đất, đá của cả khu vực nhão ra như bùn, trở nên mất ổn định cục bộ. Ở đây ta cũng cần lưu ý rằng : Khi Nguyên khí thâm nhập vào lòng đất quá nhiều thì không chỉ đất, cát mà thậm chí cả đá hay các vật thể rắn khác đều trở thành bùn nhão, bởi tính chất của Nguyên khí khác với tính chất của nước. Ta cũng để ý rằng nơi nào mà nguyên khí ít ỏi hoặc không có vùng đó sẽ trở nên khô cằn, cây cối không thể phát triển được. Đó là trường hợp của các sa mạc, hoang mạc trên trái đất. Tại núi Ngự bình ở Huế cũng có trường hợp tương tự. Rất nhiều lần người ta tổ chức trồng cây trên núi Ngự bình song đều thất bại.

Như vậy, ta có thể kết luận rằng : Trong quá trình xây dựng Thành Đại la, Cao Biền gặp một vùng đất có kết cấu không ổn định nên đã thực hiên việc trấn yểm kể trên với mục đích làm cho đất cứng và ổn định hơn trước. Biện pháp thực hiện là dùng thủ pháp điểm huyệt đất tương tự như thủ thuật châm cứu, điểm huyệt trong đông Y. Ở đây còn có ý nghĩa sâu xa là trấn yểm các Long mạch, các huyệt phát Đế Vương của đất Việt. Tuy nhiên vì có sự sai lầm về độ số hướng Tây nên sự trấn yểm không được trọn vẹn. Bằng chứng là Sông Tô Lịch vẫn còn tồn tại và chỉ thời gian ngắn sau này nước Việt dã giành được độc lập. Một dải Long mạch đã nói ở trên vẫn phát sinh ra những con người nổi tiếng, những vùng đất địa linh nhân kiệt như chùa Dâu, núi Yên tử, Đền Kiếp Bạc ...Một nguyên nhân nữa sau này, đã phá hoại sự linh thiêng của Long mạch là các việc san lấp của người Pháp, cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Không biết vô tình hay hữu ý, khi xây dựng TP.HÀ NỘI, người Pháp đã cho lấp mất khúc sông Tô Lịch, nơi đổ ra sông Hồng - Nay là các phố Hàng Buồm, Hàng Bạc, Cầu Gỗ... Và Nhà thờ lớn HÀ NỘI hiện nay đặt trên nền của Tháp Báo Ân ngày xưa...

Một dân tộc đã được thiên nhiên ưu đãi về Địa linh về Sinh khí phải suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm bảo vệ và khai thác sức mạnh tâm sinh khí đó. Chúng ta cần phải có các chương trình đào tạo các bậc anh hùng, hào kiệt, những bậc hiền tài cho Đất nước, những vĩ nhân cho thế hệ mai sau. Ngày trước các bậc Thánh Đế, Minh Vương coi đó là trách nhiệm lớn nhất đối với non sông, đất nước.

Nguyễn Đắc Xuân,



(Theo Vietscience)