Tớ hiếm khi được xem thời sự 19h trực tiếp của VTV vì lúc đó đang là giờ làm việc, nhưng hôm qua lại mục kích được đúng cái phóng sự đó. Phóng sự khá dài, tua lại rất nhiều lần những hình ảnh không thể man rợ hơn được nữa, không ai có thể cầm lòng được. tớ đã loan tin ngay lúc đó trên blast!!! Mà không chỉ có con mụ béo “quỷ đội lốt người” kia oánh, chửi các cháu đâu. Tớ thấy một con mụ trẻ hơn cũng oánh, tát, mắng, chửi các bé. Có cả một thằng ôn mặt hầm hầm lườm các cháu, nhìn các bé như kẻ thù không đội trời chung. Hình như khẩu hiệu của bọn quỷ này là "tiêu diệt mầm non của đất nước"!!! Tội này đáng phải tùng xẻo.
Nghĩ mà buồn. Lại còn cả tin nổ mỏ khai thác than, rồi tin đá tiếp tục đè chết người. Trong lúc đó ở Mỹ lại có tin một ông bố Việt kiều ném bốn đưa con đẻ của mình xuống biển. Kinh tởm! Sao lại có thể tệ hại đến như thế. Sao bức tranh lại xám xịt đến thế!
Nhưng nghĩ đi nghĩ lại thì cũng thấy việc báo chí đưa tin và đưa dồn dập như thế này cũng là tín hiệu mừng. Dư luận và báo chí rõ ràng đang cố gắng vào cuộc và nói không với bạo hành, với việc coi thường nhân phẩm và tính mạng con người. Nói cho cùng thì chẳng phải bây giờ mới xảy ra bạo hành, chẳng phải bây giờ mới xảy ra tai nạn lao động. Chẳng phải bây giờ tính mạng và nhân phẩm con người mới bị coi rẻ. Hồi bé đi học tớ cũng chứng kiến không ít chuyện thầy giáo/ cô giáo véo tai, xách tai mấy cu bạn, quăng cả cái thước kẻ dài 1 mét vào học sinh, dùng phấn và rẻ lau bảng ném vào học sinh, coi đó là những biện pháp thể hiện sự nghiêm khắc!? Đồng thời cũng vài lần tớ chứng kiến học sinh chơi khăm lại các thầy cô. Cho nên, khi thấy báo chí, truyền thông đưa tin nhiều, thậm chí dồn dập về những chuyện đau lòng thì theo tớ cũng là tín hiệu mừng, rằng cái ác, cái xấu sớm muộn đều bị lôi ra ánh sáng và hy vọng sẽ bị trừng trị thích đáng.
Tớ hay nghĩ lan man. Khi xem cái phóng sự này, tớ lại liên hệ đến một đặc điểm trong “văn hóa ứng xử” của người Việt mình. Triết học của Việt Nam mình nói cho cùng là tổng hợp của những đúc kết dân gian của các cụ nhà ta. Các cụ nói thì thường là “cấm có sai”. Nhưng mà có một cái quan niệm tớ chưa bao giờ đồng ý với cổ nhân, đó là lý luận “yêu thì cho roi cho vọt, ghét thì cho ngọt cho bùi”. Có một câu chuyện mà tớ tận mắt chứng kiến. Mẹ một người bạn của tớ được mời từ Việt Nam sang bên này để trông cháu giúp vợ chồng anh bạn. Thằng cháu này thì cũng thuộc loại trẻ hiếu động. Một hôm bọn này cùng đi chơi ở vườn hoa Lục Xâm Bảo. Thấy thằng bé chạy đùa nghịch ngợm, gọi không được người bà đã cầm cái roi chạy theo và dọa vụt thằng bé. Các bạn có thể tưởng tượng các bác Tây ở xung quanh đã mắt chữ O, mồm chữ A như thế nào khi chứng kiến cảnh tượng đó không. Trời đất. Đó là cái văn hóa giáo dục trẻ em của Việt Nam mình đấy à???!!! Tớ thì thở phào khi thấy cuối cùng những người Tây kia không đi gọi cảnh sát tới bắt người bà Việt Nam kia vào đồn, can tội bạo hành với trẻ em.
Mở ngoặc thêm một chút. Trong một lần bọn tớ làm hội thảo quốc gia về Văn hóa hòa bình và phi bạo lực vì trẻ em trên thế giới ở Hà Nội, Giáo sư Tô Ngọc Thanh cũng nói rất mạnh về cái văn hóa “yêu cho roi cho vọt” của người Việt. Giáo sư nhấn rất mạnh là ở Việt Nam đó là “văn hóa” khá đặc trưng, nhưng chỉ là của người Kinh. Theo Giáo sư Thanh, hầu hết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam đều không có văn hóa “roi vọt” như người Kinh. Đó cũng là điều đáng suy ngẫm.
Tất cả các hành vi bạo lực dù được biện minh dưới bất kỳ hình thức nào (trừ bạo lực cách mạng, hehe) đều không thể chấp nhận được và cần phải loại bỏ. Bạo lực, roi vọt chính là đặc điểm man rợ, thú tính còn sót lại ở con người. Liên hợp quốc đã có cả một công ước về xóa bỏ mọi hình thức bạo lực. Liên hợp quốc cũng đã có nhiều nghị quyết về văn hóa hòa bình và có cả Năm quốc tế, rồi Thập kỷ quốc tế về Văn hóa hòa bình và phi bạo lực vì trẻ em trên thế giới… Nhưng xem ra tất cả vẫn chỉ dừng lại ở hô hào, lý luận. Chừng nào văn hóa hòa bình và phi bạo lực chưa trở thành thuộc tính của con người và đủ mạnh để làm tiêu giảm thuộc tính “con” man rợ của con người thì bạo lực phi nghĩa và bạo hành sẽ còn tồn tại dai dẳng.
yêu cho roi cho vọt là thời xưa rồi . Mỗi thời mỗi khác cho nên thời đại này em thấy ko áp dụng kiểu cổ xưa đó được
ReplyDeletexem cảnh đó có lẽ chẳng ai cầm đc nước mắt chú ạ.Tại sao họ cũng là con người mà đối xử thật thậm tệ với các em bé? Dường như họ đã bán lương tâm của mình cho quỷ dữ, biến thành những kẻ không có trái tim. Họ đáng bị phỉ báng, nhận 1 sự trừng phạt tương xứng.
ReplyDeleteba gia cam roi duoi chau o vuon hoa Pazi a, ho ho ho. Phai the thi no moi biet so chu. Vut may cai vao dit roi may hom lai lanh ngay co gi dau. Khong vut manh qua la duoc. Tre con Viet Nam thi phai biet tren biet duoi, truoc thi noi, sau phan tich, khong nghe thi phai trung phat. Be thi cho voi cho vot, lon thi cho nem don kieu khac. Khong the thi nen day tieng anh cho tre tu be de chung no biet xung ME goi bo me la YOU. ``Thuong cho roi cho vot`` danh con, vut con nhung nguoi cam roi co sung suong gi dau. Con nhu cai mu o trong phong su thi chi can nhin vao cai mat cua mu thi da du biet roi. Con mu day song khong tho dau.
ReplyDeleteồ, đúng đúng, em cũng đồng ý với quan điểm của a, ^ ^ bà béo kia em cũng coi, đúng là kinh dzị thật, hôm wa em lại nghe thêm 1 điều kinh dzị nữa là bà béo đó ở trong khu phố văn hóa ~ ~, chán vãi...
ReplyDeleteTrong mọi trường hợp không bao giờ được đánh con trẻ. Nó sẽ bị tổn thương về suy nghĩ. Đã bao giờ mọi người nhìn thấy trẻ con khóc trong lúc ngủ chưa? Vậy mà hành hạ đánh đập con trẻ như vậy, quá dã man và vô nhân đạo. Cháu Tôi chưa bao giờ đánh nó nhưng nó rất nghe lời và sợ mặc dù rất hiếu động và nghịch.
ReplyDelete