Tuesday 14 November 2006

Nói dối

VÉN BỨC RÈM DỐI TRÁ …LEVER LE VOILE DU MENSONGE !

Chưa bao giờ trên các trang báo điện tử tiếng Việt người ta lại chứng kiến sự xuất hiện với mật độ dày đặc của các cuộc tranh luận xung quanh vấn đề « nói dối- nói thật », « sống giả- sống thật » vv và vv. Thật thú vị, khi lướt qua các trang báo của Tây, cũng thấy xuất hiện rất nhiều diễn đàn xung quanh các chủ đề tương tự, như « être et paraître »(tạm dịch : bản chất và vẻ ngoài) ; « faisons tomber les masques et cessons de jouer des rôles »(tạm dịch : Trút bỏ mặt nạ và thôi diễn trò ) hay « arrachez tous les masques, brisez les fausses images » (tạm dich : Lột mặt nạ và chấm dứt sự giả dối). Vừa rồi, tạt qua một hiệu sách ở Paris, tôi cũng nhìn thấy một cuốn sách có tựa «Cessez d’être gentil, soyez vrai » (tạm dịch : đừng khách sáo, hãy thành thật).

Trở lại với câu chuyện ở quê mình (xin đọc tiếp tiếng Việt bên dưới, THÀNH THẬT cảm ơn img)

… Au début, les débats traduisent des réactions à une série d’autobiographies récemment publiées par quelques vedettes de cinéma et de pop, dans lesquelles ces célébrités tentent de se décharger sans rien conserver pour elles-mêmes et révèlent donc les détails choquants de leur vie privée ainsi que de celle de leurs proches. Immédiatement, les débats s’étendent au-delà de leur limites initiales.

On commence à aborder un éventail de problèmes, allant de la vie quotidienne au régime sociopolitique. On parle des mensonges des enfants, des adultes, des personnes ordinaires et puis des personnalités connues. On épluche non seulement des faux individuels mais aussi des faux collectifs, à savoir ceux commis par une organisation, une partie politique ou un gouvernement. On arrive même à une conclusion selon laquelle il existe « une culture du mensonge » si c’était la vie ! A juste titre, on se pose des questions telles que « le mensonge est-il grave ? » ; « Qui se soucie de la vérité ? » ; « Doit-on et peut-on tout dire ? ».

C’est impossible d’apporter des réponses catégoriques aux dites questions puisqu’une telle réponse dépend de trop de variables. Mais, croyons-le ou pas, dire des mensonges s’avère être un trait inné du caractère de l’être humain. Il y a plus d’un siècle, l’écrivain américain, Mark Twain, a écrit que « on est des acteurs de mensonge et de faux dans tous les moments, non seulement quand on reste éveillé mais aussi quand on dort, non seulement quand on est heureux mais aussi quand on est triste. Même si l’on pouvait contrôler sa langue, ses mensonges se transformeraient en d’autres formes. » Le mensonge est comme une capacité qui est à la disposition de chaque individu. Présents partout sous des formes différentes, les mensonges nous racontent des histoires intéressantes.

Il y a eu de nombreuses recherches scientifiques appuyant les suppositions de Mark Twain, y compris celle effectuée en 2004 par Robert S. Feldman, psychologue de l’université de Massachusetts. Le dernier a sournoisement enregistré les conversations entre ses étudiants et des étrangers. L’analyse de ces enregistrements sonores révèle que plus de 60% de ces étudiants ont des indications de mensonge toutes les dix minutes. Les niveaux de mensonge sont classés de l’exagération à la fabrication de fausses nouvelles. Ce qui est vraiment intéressant est le fait que nos hommes et femmes sont parfaitement égaux à l’égard de la fréquence du mensonge. La différence réside dans le fait qu’une femme a tendance à pratiquer le mensonge afin de rassurer son interlocuteur alors qu’un homme est enclin à se mentir, visant principalement à se rassurer.

La recherche susdite constitue un exemple type parmi beaucoup d’autres du mensonge et de faux reconnus par des scientifiques. Mais, ironiquement, les recherches scientifiques, elles-mêmes, produisent aussi de faux résultats ! En effet, nous nous compromettons toujours avec des faux non- verbaux tels que l’emploi des cosmétiques, de la perruque, de la chirurgie esthétique, des vêtements à la mode… afin de nous déguiser. Nous profitons du parfum artificiel pour dissiper l’odeur naturelle de nos corps. Et plus d’une fois dans la vie, nous versons des larmes de crocodile… Tout cela représente juste une petite partie d’un tapis colossal de faux et de mensonge qui nous maquille et couvre la nature de malhonnêteté d’être humain.

Mais pourquoi l’humanité est-elle tellement susceptible de mensonge et de faux ? Comme nous l’avons analysé précédemment, nous sommes nés avec ce trait dans nos cerveaux. Ce trait de caractère sert comme une « qualité » quand on se voit obligé de se mentir pour qu’on puisse se protéger ou protéger ses proches du mal d’une vérité douloureuse qui risque de se révéler en temps inutile. Dans ces circonstances, le maintien de l’existence et de l’évolution humaine constitue le but qui justifie l’emploi du mensonge comme moyen. Néanmoins, est tellement fragile la frontière entre le mensonge comme moyen justifiable et celui comme un défaut intolérable. Le faux auquel un homme a recours en vue de cacher son sentiment d’infériorité ne lui sert que pour l’affaiblir. En donnant de fausses images et des promesses non tenues, on ne prévoit que des déceptions et des désillusions . Et personne ne tolère les mensonges et les faux qui détruisent l’égalité sociale et renversent des valeurs éthiques.

… Ban đầu các cuộc tranh luận được khơi mào từ phản ứng của độc giả trước tự truyện vừa được xuất bản của một ngôi sao màn bạc Việt Nam (và tôi biết sắp tới sẽ có tự truyện của một nghệ sỹ- ca sỹ hàng đầu Việt Nam !). Trong cuốn tự truyện (giá bán 45 ngàn đồng tại Hà Nội, 10 euros tại châu Âu), nghệ sỹ này cố gắng nói cho hết, nói như không giữ lại gì cho bản thân, và do đó đã tiết lộ nhiều chi tiết gây sốc về cuộc sống cá nhân của cô cũng như của những người thân. Ngay lập tức, các cuộc tranh luận đã vượt ra khỏi giới hạn ban đầu.

Người ta bắt đầu đề cập đến hàng loạt các vấn đề, từ cuộc sống hàng ngày cho đến thể chế kinh tế- xã hội. Người ta nói về tật nói dối ở trẻ em, ở người lớn, sự dối trá của các phó thường dân cho đến sự giả dối của các nhân vật có tiếng tăm. Người ta mổ xẻ những sự dối trá chỉ có tính chất cá nhân, nhưng cũng lôi ra cả những vụ dối trá tập thể, ý nói đến những vụ việc khuất tất của một tổ chức, một đảng phái hay một chính phủ. Thậm chí người ta còn kết luận rằng « văn hóa nói dối » tồn tại như một thực tế cuộc sống. Vì lẽ đó, người ta cũng tự đặt ra những câu hỏi, kiểu như « nói dối có phải là vấn đề ? » ; « ai bận tâm đến sự thật ? » « có phải cái gì cũng phải nói hết ra và có thể làm được điều đó hay không ? »

Thật khó có thể đưa ra được những câu trả lời dứt khoát cho những câu hỏi nêu trên, bởi vì một câu trả lời như vậy phải tính đến rất nhiều biến số. Nhưng, dù tin hay không tin, nói dối dường như là một đặc trưng trong tính cách con người ! Cách đây hơn 1 thế kỷ nhà văn Mỹ Mark Twain đã viết, đại ý : …con người nói dối mọi lúc, không chỉ khi thức mà cả khi ngủ, không chỉ lúc vui mà cả lúc buồn. Và nếu như có thể giữ được cái lưỡi của mình đứng im thì con người cũng sẽ có các hình thức nói dối khác… Nói dối giống như một khả năng bẩm sinh mà mỗi cá nhân được ban tặng và muốn dùng lúc nào thì dùng. Có mặt ở khắp mọi nơi dưới các hình thức khác nhau, cái sự nói dối cũng gắn với nhiều câu chuyện thú vị.

Đã có nhiều nghiên cứu khoa học ủng hộ luận điểm của Mark Twain, trong đó có công trình tiến hành năm 2004 của Robert Feldman, một nhà tâm lý học thuộc Đại học Massachusetts. Ông này đã tiến hành ghi âm lén các mẩu đối thoại giữa các sinh viên của ông ta và những người khách lạ. Qua phân tích băng ghi âm, ông ta phát hiện trên 60% sinh viên nói trên có các biểu hiện nói dối với tần số 10 phút một lần. Cấp độ nói dối được phân loại từ việc phóng đại cho đến bịa đặt. Phát hiện thú vị là nam nữ hoàn toàn bình đẳng với nhau ở tần số nói dối. Sự khác nhau nằm ở chỗ các quý cô có xu hướng nói dối nhằm trấn an người đối thoại với mình, trong khi các quý cậu nói dối chủ yếu là để tự làm yên lòng mình !

Nghiên cứu nói trên chỉ là một trong nhiều ví dụ khác về sự dối trá mà các nhà khoa học ghi nhận được. Nhưng, trớ trêu thay, bản thân các nghiên cứu khoa học cũng có thể đưa ra các kết quả giả dối ! Hơn nữa, trên thực tế, chúng ta vẫn thường xuyên thỏa hiệp với những sự giả dối « không lời », chẳng hạn như việc sử dụng mỹ phẩm, đội tóc giả, phẫu thuật thẩm mỹ, quần áo hợp thời trang… nhằm ngụy trang cho mình. Chúng ta dùng mùi thơm nhân tạo của nước hoa để xua đi « hương vị » tự nhiên của cơ thể. Chắc hẳn, mỗi chúng ta đều đã hơn một lần trong đời nhỏ những giọt nước mắt cá sấu… Tất cả những điều đó cũng mới chỉ là một mảnh nhỏ trong tấm áo choàng khổng lồ về sự dối trá mà con người trang điểm cho mình và nhờ đó che đậy bản chất không trung thực của mình.

Nhưng tại sao con người lại dễ dàng dối trá đến như vậy ? Như đã nói ở phần trên, con người sinh ra với đặc tính này được « lập trình » trong não bộ. Đặc tính này sẽ đóng vai trò của một « phẩm chất » khi người ta nói dối để có thể tự bảo vệ mình hoặc bảo vệ người thân, đồng loại trước tác hại của một sự thật đau đớn có nguy ngơ bị phát lộ chưa đúng lúc. Trong những hoàn cảnh như vậy, việc bảo vệ sự sống và tiến hóa của loài người trở thành một « mục đích » có khả năng biện minh cho một lời nói dối được dùng chỉ như một phương tiện. Nhưng có điều, ranh giới giữa lời nói dối như một phương tiện có thể biện minh và lời nói dối như một khuyết điểm không thể tha thứ thật mong manh. Sự giả dối mà một người dùng đến nhằm che đậy cho bản chất tự ti của mình thực ra chỉ làm cho anh ta yếu đi. Dựng lên những biểu tượng không thật hay tung ra những lời hứa mà không giữ được chỉ là những tiền đề của sự thất vọng và vỡ mộng. Và, chắc không ai dễ dàng tha thứ cho những lời nói dối và những sự giả tạo nhằm hủy hoại công bằng xã hội và đảo lộn các giá trị đạo đức.

(Bài viết tham khảo thông tin của cả Ta, cả Tây -không tham khảo địch img )

2 comments:

  1. Noi doi neu khong anh huong den ai ma chi mang y nghia tot dep thi cung chap nhan duoc, noi doi ma gay hau qua kieu di bom deu, noi xau, noi sai su that theo chieu huong xau thi moi ngu hiem.Anh Ha nhi, ai ma chang noi doi trong mot hoan canh nao do.

    ReplyDelete
  2. Anh Ha oi, anh cu khen em gioi tieng Phap, nhung khi doc van cua anh thi em tat dien luon. Chac cai nay no co lien quan den khieu thanh van nua. Cai bai nay anh viet kha la lau roi nhe, hoi day chac cung moi hoc tieng Phap thoi, nhung dung tu ngu hoi bi chuan, doc ko biet Tay, Ta hay dich viet.
    hic tu thay xau ho...

    ReplyDelete