Monday 13 November 2006

Giao thoa văn hóa? (Entry for November 13, 2006)

Giao thoa văn hóa?


Vì sao gần đây nhiều anh chị em Bắc Kỳ sính dùng cái món từ vựng của các anh chị em Nam Bộ thế nhỉ?! Đây nhá, ví dụ nhá, có biết bao nhiêu anh chị sỹ phu Bắc Hà một trăm phần trăm, không phải ở BỂN về, cũng chẳng phải ở TRỎNG ra, vậy mà rất khoái khẩu mấy cái từ vựng kiểu như: Đi ăn TIỆM (ăn quán), HỚT tóc (Cắt tóc), cơm CHIÊN (cơm rang đấy ạ!), rồi ĐỤNG hàng (cái này chẳng biết tiếng Bắc nói SAO (à quên ... nói thế nào)... NHỎ (em, cô bé) Tr bạn mình vừa kể cho nghe một chuyện cười đau bụng. Số là thế này, cuối tuần RÙI (cuối tuần vừa rồi), NHỎ cùng mấy NHỎ bạn đi ăn TIỆM, mấy đứa KÊU (gọi) món khoai tây RÁN. Thế là cả bọn bị NHỎ phục vụ chơi LUN (luôn): Dạ ở đây chúng iem chỉ có khoai tây CHIÊN thui các chị ạ. Pó tai (Bó tay và chịu thua luôn) haha.


Này, mà nghe anh chị em nhà mình nói tiếng Tây, tiếng Mỹ bằng accent của anh chị em Nam Kỳ mới gọi là ĐÃ (sướng, hihi). Tớ thí dụ nhá. Cách đây khoảng 2 ngày, Thời sự VTV có phát một đoạn phóng sự về G7 Mart. Chú đại diện của G7 Mart, người mà tớ chắc 100% là dân Bắc, nói tiếng Bắc rất chuẩn, thế dưng mà lại toàn phát âm là G7 MẠT, mà đáng lẽ ra phải là MÁT. Còn chuyện anh chị em mình thích thêm dấu nặng, dấu huyền vào tiếng Tây, tiếng Mỹ thì kể biết bao giờ cho hết ví dụ. Thể nào trong số bọn mình, chẳng có đứa đã nghe thấy hoặc nói là Đì-zai (design), Đề-co (Décor), Đề-mô (demo), Pạc-ta-giê (partager). Còn những câu kiểu như "Máy tao hết CẠC (card)rồi, phải đi mua cái CẠC mới" thì nghe như cơm bữa.


Dưng mà, hình như trong chát- chít, từ vựng và accent Nam Bộ mới gọi là làm mưa làm gió. Thôi thì chẳng cần nói năng dài dòng, chỉ cần liệt kê mấy mẫu dưới đây. Bà con cô bác thấy vẫn chưa ĐỤNG HÀNG với mình thì cố gắng kéo cho danh sách dài thêm nhé: LUN (luôn); ngượng CHIT (ngượng chết); BUN WA/WÉ (buồn quá); muh (mờ/ mà); NHIU (nhiêu, nhiều); LEM/LÉM (lắm); bij (bây giờ)... DZui thiệt!!!


(Tác phẩm được hoàn thành với sự cộng tác của CIAO!!!)


18 comments:

  1. Ối giời ơi, cái đoạn: "Này, mà anh chị em nhà mình nói tiếng Tây, tiếng Mỹ bằng accent của anh chị em Nam Kỳ mới gọi là thú vị. Tớ thí dụ nhá. Cách đây khoảng 2 ngày, Thời sự VTV có phát một đoạn phóng sự về G7 Mart." theo đúng cấu trúc (parallel structure) của đọan này thì phải là Tớ thí dụ "NHÉ" mới đúng chứ nhỉ :D, từ NHÁ là của Nam Bộ mà hehe..

    à mà cũng theo kiểu cấu trúc song song của đọan ở phía trên thì câu "nhỏ Tr bạn mình vừa kể cho nghe một chuyện cười đau bụng" should be "Nhỏ Tr .... một chuyện cười BỂ bụng" =))

    ReplyDelete
  2. Huy Cường: Chú mày soi mói tiểu cục quá, phải nhìn ĐẠI CỤC chứ kakaka

    ReplyDelete
  3. ơ nếu Đại Cục thì cả bài của bác chỉ cần mỗi câu: "vì sao gần đây nhiều anh chị em Bắc Kỳ sính dùng cái món từ vựng của các anh chị em Nam Bộ thế nhỉ?" chứ đâu cần đi sâu vào chi tiết từng ví dụ "tiểu cục" nhỉ hahahhaha...

    ReplyDelete
  4. Cho em đoán mò nhé: người miền Bắc nói chung có bề dày văn hoá nhiều hơn hẳn, văn chương chữ nghĩa rõ là ăn đứt mấy anh trong Nam, lại có thêm phong thái lịch sự, nghiêm túc. Vậy nên, mặc dù việc sử dụng ngôn ngữ rất linh hoạt và có nhiều sáng tạo, song lại không hấp dẫn và phổ biến vì thiếu sự bình dân, tếu táo, nhí nhố - những điều cần rất được ưa chuộng trên môi trường online hì hì ./.

    ReplyDelete
  5. Cuong oi, Anh Ha viet the la de chui may day ac ac.

    ReplyDelete
  6. xời, ông nào hôm nào cũng post offline là Thọa gửi đấy =)) cơ khổ, cũng sang giọng Nam Bộ mất rồi =))

    ReplyDelete
  7. Nếu xảy ra Trịnh Nguyễn phân tranh là em không chịu trách nhiệm đâu NHÁ, anh THỌA nhá!!!

    ReplyDelete
  8. Big L ơi, chú là giai Nam Bộ chính hiệu, chú nói nghe "khách văn quan" đấy hehe. Vui vẻ là chính!!!!

    ReplyDelete
  9. Hihi, bài viết này của a.Mahattan cũng nhiều thông tin thú vị ghê. VD như đi ăn tiệm thì đúng là người SG hay nói rồi, nhưng mà ăn quán hình như không phải là cách nói của người Bắc (hay người HN) lắm thì phải. Thay vào đó, người ta sẽ thường nói "ra ngòai hàng ăn, hoặc ra ngòai quán ăn" (rất là dài dòng, có lẽ vì vậy, ăn tiệm dần trở thành cách nói của nhiều người hơn vì sự giản tiện).

    Tương tự vậy,cách nói khoai tây chiên rất là phổ biến, nhưng khoai tây rán ít thông dụng trong cách nói hơn mà chỉ có "rán khoai tây" thôi. Hoặc ví dụ ngòai HN gọi cốc chanh đá thì trong SG phải gọi ly đá chanh, nói chanh đá là người phục vụ hỏi lại liền. A.Mahattan nhớ nghen. :o))

    ReplyDelete
  10. Hom nay ngoi chatting moi nho ra cum tu "we'deng'" = qua' dang' ac ac ac.

    ReplyDelete
  11. Đúng ra đây là chuyện mấy anh chị Bắc Kỳ "đóng cửa ra ngoài đường bảo nhau", chứ không có ý gây sự với các Ảnh, các Ả ở TRỎNG hay BỂN. Theo thiển ý của tớ, mình là người ở đâu thì nên giữ tiếng ở đó, thế thì UNESCO mới có việc mà làm chứ (gìn giữ đa dạng văn hóa)!!!!!!! Các cụ chẳng dạy rồi là gì: "Chựi cha không bằng pha tiệng" kekeke

    ReplyDelete
  12. Vấn đề này anh Hà đã đưa ra 1 lần với em rồi, ngôn ngữ online nó mang một nét khác, nhưng nhiều khi do đã quen với ngôn ngữ ấy cộng với sự dễ dãi trong cuộc sống hiện nay của một số người (thanh niên sống giống kiểu fastfoot ý) nên họ đang đơn giản hoá tất cả đi, đôi khi cũng không để ý là mình đang nói sai, nói không đúng nữa, thỉnh thoảng vẫn gặp trường hợp hiểu sai ý nghĩa cả thành ngữ, ca dao trên đuổi hình bắt chữ đấy anh Hà ạ.

    ReplyDelete
  13. Cái này UNESCO kêu là language politics: người đi tới đâu, chữ theo tới đó.

    ReplyDelete
  14. Anh Dũng ơi, có mấy bồ chữ của thiên hạ anh vác hết rồi còn đâu nữa!!!

    ReplyDelete
  15. Bay gio o NZ nguoi ta con chap nhan cho ngon ngu chatting vao trong bai thi day. Vao day ma doc nha' http://www6.dantri.com.vn/giaoduc-khuyenhoc/2006/11/152434.vip

    ReplyDelete
  16. Hà ơi, để mình leo cầu thang bộ từ từ cho nó chắc ăn. Đừng đưa lên thang máy như vậy, Việt Nam hay cúp điện bất tử, có chuyện gì thì lên hổng được mà xuống cũng hổng xong.

    Nhìn mấy bài tiếng Pháp (dù không hiểu ất giáp gì) bỗng thấy mình nhỏ bé, đứng dưới chân dãy Trường Sơn lâu nay mà không biết gì :)

    ReplyDelete
  17. ối dồi ôi, sao bi giờ mình mí đọc bài nì nhể ( thấy chưa, e dùng từ ở trỏng hơi bị thành thục), ngôn ngữ chatting thì cần phải vui nhộn, đừng có mô phạm quá, như Bác Hồ nói í, viết cho ai, viết ntn..vân vân và vân vân...thế mới nói, phân biệt được như em thì đã tốt..há há há

    ReplyDelete