Friday, 29 August 2008

Delilah (August 30, 2008)



1. TUẤN NGỌC- Delilah- Asia Video Dạ vũ Quốc tế

Tinh Han (Delila) - Tuan Ngoc

2. TOM JONES - Delilah (1968)

(black & white)

(coloured)

3. Tom Jones Delilah (covered)

4. TOM JONES- Delilah live show

5. Bonus: Thắng Trần's karaoke- Tình hận (Delilah)

Delilah (1968 song)

"Delilah" was a song written by Les Reed and Barry Mason and recorded by Tom Jones in 1968.

Jones narrates the song as a deceived lover who spies his woman in a silhouette on a window as she makes love to another man. Although he realizes that she is of no benefit to him, he goes temporarily insane. Waiting until after her paramour leaves, he knocks on the door to find her laughing and stabs her to death. Then he begs her forgiveness before the police come to take him away.

The song was adopted by Stoke City fans in the early '90s and is still sung today. The song has also been covered many times by other artists, including a reggae cover by Horace Andy, the goth rock band Inkubus Sukkubus on their album Wild and The Sensational Alex Harvey Band whose single reached No 7 in the UK chart in 1975.

There is also a special Delilah spot in the Chris Evans Drivetime show on BBC Radio 2 on Fridays. Chris and traffic presenter Sally Boazman sing and dance to the tune, and afterwards the listeners text in sharing with Chris and Sally where they 'Delilah-ed'. It marks the spot of the begininng of the weekend. On 1st August 2008, Chris announced that the last Delilah spot would be on Friday 8th August, and that it would be replaced with a new Song, to be chosen by listeners in a referendum.

LYRICS:

Delilah     

I saw the light on the night that I passed by her window
I saw the flickering shadows of love on her blind  
She was my woman  
As she decieved me I watched and went out of my mind  
My, my, my, Delilah  
Why, why, why, Delilah  
I could see that girl was no good for me  
But I was lost like a slave that no man could free  
At break of day when that man drove away, I was waiting  
I cross the street to her house and she opened the door  
She stood there laughing  
I felt the knife in my hand and she laughed no more  
My, my, my Delilah  
Why, why, why Delilah  
So before they come to break down the door  
Forgive me Delilah I just couldn't take any more  
(insert trumpet solo here)  
She stood there laughing  
I felt the knife in my hand and she laughed no more  
My, my, my, Delilah  
Why, why, why, Delilah  
So before they come to break down the door  
Forgive me Delilah I just couldn't take any more  
Forgive me Delilah I just couldn't take any more

Saturday, 23 August 2008

LAD & Hà Nội tình yêu của tôi (August 24, 2008)



Ha Noi tinh yeu cua toi- An Thuyen - Le Anh Dung

Khi Dũng hát Nhớ đàn xe nước của Văn Đông ở vòng loại khu vực miền Trung ở Sao Mai 2007 người ta sửng sốt khi nhận ra rằng cậu ấy đã vượt qua một cách ngoạn mục một cái bóng quá lớn đã phủ lên bài hát đó suốt 4 thập niên qua, đó là giọng hát của NSND Trần Khánh. Với Người con gái Việt của Nguyễn Lân Tuất, một bài hát khó lại gần như chưa ai biết đến mà Dũng hát ở vòng chung kết toàn quốc ngay sau đó thì đã có quá đủ cơ sở để giới chuyên môn cũng như những khán giả thuộc nhiều gout thẩm mỹ và cách thưởng thức nghệ thuật khác nhau khẳng định được tài năng tuyệt đối của Dũng. Thế nhưng tất cả không dừng lại ở đó, trong đêm chung kết xếp hạng, Dũng đã chinh phục một cách tuyệt đối cả 10 thành viên của Ban giám khảo và có lẽ là toàn bộ khán thính giả theo dõi live show đó bằng Dương cầm thu không em của An Thuyên. Dũng giành một cú đúp với Giải nhất dòng thính phòng và Giải khán giả bình chọn nhiều nhất, một kỷ lục chưa từng có trong các kỳ Sao Mai. Khi Dũng hát Dương cầm thu không em trong đêm đó, người ta bảo đó là giọng hát xuất thần. Mà xuất thần thì hiếm khi lặp lại. Nhưng nhìn lại cả cuộc thi đó thì phải nói cả 3 lần trình diễn của Dũng đều là "xuất thần".

Và rồi bây giờ nghe Dũng hát Hà Nội tình yêu của tôi của An Thuyên chắc chắn ai cũng cho rằng nhất định cậu ấy lại "xuất thần" một lần nữa. Khoan hãy nói về kỹ thuật thanh nhạc điêu luyện mà Dũng phô bày, cảm xúc mà Dũng thổi vào ca khúc này quá nồng nàn, đắm say và tha thiết. Cảm xúc về Hà Nội như thế này xưa nay chỉ thấy ở Hồng Nhung hát Nhớ Hà Nội hay Ngọc Tân hát Em ơi Hà Nội phố. Cảm xúc ấy được nâng bổng bằng bản phối vô cùng nền nã với âm thanh chủ đạo của violon, tiếng guitare tỉa tót nhẹ nhàng lẫn trong dàn âm thanh semi-classic. Và tất cả những cảm xúc và hiệu quả âm thanh đã được "đảm bảo" bằng giọng hát đầy nội lực và điêu luyện về kỹ thuật của Dũng- Quán quân "đúp" của Sao Mai 2007, đồng thời là Thủ khoa của Nhạc viện QG HN. Nghe Dũng thể hiện đoạn legato ở giữa bài phải nói là quá phê! (TMH, 24.8.08)

_________________________________________________________________________

Đọc thêm về Lê Anh Dũng:

“Sao mai” Lê Anh Dũng: Tự mình tỏa sáng

Giành "cú đúp" với hai giải thưởng danh giá tại Sao Mai 2007 (Giải nhất phong cách thính phòng và Ca sỹ được yêu thích nhất do khán giả bình chọn), Lê Anh Dũng trở thành tâm điểm chú ý của công chúng. Cuộc sống sẽ thay đổi với việc từ kẻ vô danh trở thành "sao".

Trò chuyện với VTC về con đường sau này, Dũng cho rằng, một ngôi sao ca nhạc thính phòng không nhất thiết phải là một “hotboy”, mà có cách tỏa sáng riêng.

img

- Nếu bỏ qua sự may mắn thì thành công của anh ở Sao mai có được từ những yếu tố nào?

- Tôi có 7 năm học nhạc Nhạc viện Hà Nội. Thêm nữa, tôi có xu hướng chọn những tác phẩm mới, phù hợp với chất giọng của mình. Tôi muốn thử nghiệm những gì mới mẻ cho dòng nhạc thính phòng, và đã thành công với thử nghiệm của mình.

- Thật ra, cái mới đều được các thí sinh ở các dòng nhạc khác sử dụng và giành chiến thắng. Vậy điểm mới của riêng anh cụ thể như thế nào?

- Mọi người đều nghĩ nhạc thính phòng là phải hùng tráng và phải khoe giọng, cất lên là vang dội. Nhưng thính phòng cũng có những phút trầm lắng, sâu sắc, và những phút cao trào mà không cần thể hiện “ta đây là thính phòng”. Vì vậy, tôi lựa chọn các ca khúc mới mẻ và gần gũi. Cái khó khăn là lột tả các ca khúc ấy như thế nào để tránh đi theo lối mòn của những nghệ sĩ đi trước với những ca khúc đã “đóng đinh” cùng tên tuổi họ.

- Giải năm nay, có vẻ thứ hạng đã an bài ngay từ khi bước vào vòng trong. Bạn hẳn đã không chịu áp lực khi diễn đêm chung kết?

- Ai đi vào vòng cuối cùng cũng ước mơ mình giành được giải quán quân. Tôi không dám chắc chắn 100% là mình sẽ đăng quang trong đêm đó. Tôi chỉ nghĩ mình cần cố gắng hết mình. Hơn nữa, tôi có cảm giác đêm chung kết là một cuộc biểu diễn với bạn bè nghệ sỹ nên không chịu áp lực gì cả.

- Hoàng Tùng nói, Sao mai càng ngày càng nghiệp dư. Bạn nghĩ gì về nhận định này?

- Tôi không thấy thế. Nếu không phải là thí sinh tôi cũng vẫn cho rằng Sao mai ngày càng chuyên nghiệp. Các thí sinh được đào tạo bài bàn, biểu diễn có lửa và rất chu đáo trong chuẩn bị bài và trang phục biểu diễn.

- Cứ nhìn lịch sử giải Sao mai sẽ thấy các ngôi sao thính phòng chỉ chợt lóe sáng trong đêm chung kết rồi lại lui vào hoạt động âm thầm. Anh không sợ rồi mình cũng như thế?

- Tôi nghĩ âm nhạc thính phòng tuy hoạt động rất âm thầm nhưng không thể thiếu trong đời sống âm nhạc. Cứ nhìn cái cách nó sống trong công chúng thì biết. Ra đời sớm so với dòng nhạc trẻ đương đại và bây giờ nó vẫn đứng vững đấy chứ.

Tất nhiên, đã là nghệ sỹ, ai cũng muốn mình được tỏa sáng, nhưng “sao” của thính phòng sẽ tỏa sáng theo cách riêng của mình. Và tôi cũng sẽ làm mới mình trong chính dòng nhạc này thông qua cách chọn ca khúc để biểu diễn, hòa âm phối khí cũng như phong cách biểu diễn; có lẽ sẽ bớt “âm thầm” chăng.

img

Không nghĩ sẽ là hotboy

- Gần đây, người ta nhắc nhiều đến hiện tượng các hotboy trong showbiz. Sau giải này, anh có nghĩ đến chuyện mình trở thành hotboy?

- Tôi không dám chắc.

- Nếu không phải hotboy, vậy hình ảnh anh hướng tới là gì?

- Hiện tại trên thế giới có rất nhiều các ca sĩ trẻ hát các ca khúc thính phòng theo phong cách mới với chất giọng rất đẹp.

Những ca khúc thính phòng cũng không nặng nề, rất mềm mại và nhẹ nhàng, bán cổ điển. Rất nhiều khán giả yêu thích dòng nhạc này, các đĩa làm ra đều bán rất chạy. Tôi sẽ đi theo hướng đó.

- Anh có ý định kết hợp giọng hát với một kiều nữ nào không?

- Tôi chưa nghĩ đến chuyện ấy. Bây giờ, tôi muốn tự tạo nên sự mới mẻ cho chính mình đã. Không phải cứ có sự kết hợp mới tạo nên thành công.

- Ở Sao mai, anh thấy mình có thể kết hợp với ai không?

- Sự kết hợp ngoài tố chất âm nhạc còn cần nhiều thứ khác, như có cùng suy nghĩ, cách làm việc…Hợp nhau theo cách tôi nghĩ phải là sự hợp tác ăn ý của cả hai người, chứ không chỉ là thích giọng hát của nhau.

- Anh định đơn thương độc mã trên con đường nghệ thuật?

- Không hẳn thế. Đây mới chỉ là những bước đi đầu tiên của tôi. Khi khẳng định được mình, biết đâu tôi sẽ có một sự kết hợp nào đó chăng.

- Cảm giác từ một kẻ vô danh trở thành “sao” trong anh như thế nào?

- Tôi vẫn nói đùa với mọi người tôi là người hạnh phúc nhất thế giới sau giải Sao mai này. Liền một lúc, tôi nhận hai giải thưởng lớn. Đây là một bước đệm rất lớn cho sự nghiệp ca hát của tôi.

- Nổi tiếng, sẽ bị soi từ lời ăn tiếng nói, cái ăn cái mặc. Anh có thấy đó là một cái giá phải trả hợp lý?

- Hiện tại, tôi chưa cảm nhận được nhiều về sự gò bó đó. Được khán giả và công chúng chú ý đến là niềm hạnh phúc của nghệ sỹ. Nhưng đôi khi, sự quan tâm quá cũng làm nghệ sỹ mất tự do trong đời sống bình thường. Nghệ sỹ cũng là con người mà.

- Trong các cuộc trò chuyện, anh nói rất nhiều đến quan hệ giữa báo chí và nghệ sỹ. Anh nghĩ gì về vấn đề này?

- Theo tôi, báo chí có vị trí rất quan trọng với đời sống nghệ thuật của một nghệ sỹ. Tuy nhiên, chỉ nên xuất hiện trên báo ở tần suất vừa phải, và với những câu chuyện không quá lố bịch, mang tính chất chiều sâu về nghề nghiệp hơn là những thứ giật gân câu khách.

- Anh đang muốn hướng tới một hình ảnh sạch sẽ, “Mr Perfect”. Anh không sợ sẽ tẻ nhạt và đơn điệu trước công chúng sao?

- Tôi muốn xây dựng một hình ảnh đẹp trước công chúng. Tức là muốn báo chí đề cập nhiều đến công việc và sự nghiệp, tất nhiên vẫn có phần nói về đời sống nghệ sỹ.

- Kế hoạch gần nhất của anh là gì?

- Trước mắt tôi tập trung vào việc học vì năm tới sẽ tốt nghiệp đại học. Sau đó, tôi sẽ cố gắng ra một album.

- Thế còn kế hoạch đi châu Âu lưu diễn?

- Tôi sẽ đi lưu diễn vài tháng ở các nước châu Âu như Đức chẳng hạn…Chương trình này nằm trong khuôn khổ cuộc thi Hoa hậu Thế giới người Việt . Sau đó, tôi sẽ tập trung vào tập vở nhạc kịch Cây sáo thần.

- Xin cảm ơn anh.

Đào Gia Long (thực hiện)

***

Sao Mai Lê Anh Dũng tốt nghiệp thủ khoa Nhạc viện Hà Nội

Sao Mai Lê Anh Dũng vừa tốt nghiệp Nhạc viện Hà Nội với tấm bằng loại giỏi và đã chính thức được giữ lại trường giảng dạy.

Với số điểm tuyệt đối trong lễ bảo vệ tốt nghiệp: 10 điểm cho phần thể hiện 10 bài hát (4 bài hát Việt Nam và 6 bài hát nước ngoài), Dũng là một trong 3 sinh viên có số điểm bảo vệ cao nhất khoa. Với điểm bảo vệ tốt nghiệp này, điểm tổng kết toàn khoá của Dũng đạt trên 8 phẩy.

img Ca sĩ Lê Anh Dũng

Dũng đã chính thức được giữ lại làm giảng viên của trường Nhạc viện Hà Nội. “Chính vì dành thời gian cho lễ bảo vệ tốt nghiệp nên việc ra đĩa của Dũng có chậm hơn một chút. Giữa tháng sau (tháng 8 - PV), "Dương cầm thu không em" của Dũng chắc chắn sẽ ra mắt khán giả”, Lê Anh Dũng chia sẻ.

Ngay sau khi tốt nghiệp, Lê Anh Dũng đã bắt tay hoàn thiện những khâu cuối cùng của CD "Dương Cầm Thu không em" sẽ có 9 ca khúc theo dòng thính phòng trữ tình, có chút bán cổ điển: Dương cầm thu không em (An Thuyên), Mơ về nơi xa lắm (Phú Quang - Thăng Long), Biển nỗi nhớ và em (Phú Quang), Em nghĩ gì khi mùa xuân đến (Trần Hoàn)…

Theo VTV

Wednesday, 20 August 2008

20082008 (August 20, 2008)



The best movie LOVE STORM soundtrack covered by Kenny Thái in Asia CD "Bão tình"

1. Bão tình- Nhạc chính trong phim Bão Tình- Sáng tác: Hoàng Trọng, ca sỹ Kenny Thái thể hiện lại

Bao tinh @ TMH - Kenny Thai

2. Trích đoạn phim Bão tình, starring Kiều Chinh, Hùng Cường. Khánh Ly thể hiện ca khúc.

Thursday, 14 August 2008

PAPA & MAMA (August 15, 2008)



Năm nay Rằm tháng Bảy trùng với ngày 15 dương lịch. Sự trùng hợp này chắc phải lâu lâu mới có. Đặc biệt nữa là ngày 15 tháng 8 dương lịch cũng là một ngày lễ quan trọng của châu Âu. Vào một ngày như hôm nay mà nghe lại hai bài Papa và Mama thì thật không có gì hợp lý bằng.

1. Suốt thời gian từ năm 1988 và nhiều năm sau đó, HỒNG NHUNG khuynh đảo các sân khấu trong nước với Papa. Giọng Hồng Nhung thuở ấy còn rất bản năng, rất mộc mạc, trong sáng. Đặc biệt nó trở nên vô cùng nồng nàn và da diết khi Hồng Nhung hát Papa. Phải thú thực là Hồng Nhung phát âm tiếng Anh khi đó không được tốt như sau này, nhưng dường như điều đó không làm ai bận tâm (cũng có thể thời đó ít người Việt Nam, nhất là ở miền Bắc, hiểu tiếng Anh). Trái lại mọi người đều có cảm nhận rằng Paul Anka dường như bị mất độc quyền bài hát này khi ca khúc bắt gặp giọng hát Hồng Nhung. Băng thu thanh dưới đây, Hồng Nhung thực hiện tại Phòng thu Đài TNVN vào năm 1989 cùng Ban nhạc của Đoàn ca nhạc nhẹ trung ương, Quang Vinh thực hiện phần phối khí. Cùng thời gian này Hồng Nhung thu thanh và "đóng đinh" cho hàng loạt bài hát như: Đàn sếu, Nhớ Hà Nội, Lời của gió, Tôi về đây nghe sóng, Bài thơ biển, Tiếng sóng, Cô bé vô tư, Rừng xanh yêu thương...

Có người gọi thuở Hồng Nhung hát Papa là thuở "Bống còn là Bống", "Bống ở còn ở trong ao". Đó là thuở mà nói tới nhạc nhẹ là phải nói tới Hồng Nhung (chứ chưa phải là Thanh Lam). Tiếng hát và phong cách biểu diễn của Hồng Nhung đã ngự trị trong đời sống âm nhạc bước đầu sôi động của giới trẻ của thời kỳ đó. Hồng Nhung là một "hiện tượng" của nhạc nhẹ miền Bắc thập niên 80-90.

Nguoi cha- Papa @ TMH - Hong Nhung

2. Trước khi được nghe Hồng Nhung hát Papa, thế hệ thiếu nhi của những năm 80's đã từng say đắm với một bài hát Ý do một giọng ca thiếu nhi trong Đội Sơn Ca của Đài Tiếng nói Việt Nam hát. Giọng hát mượt mà và vô cùng tinh khôi, trong trẻo của HẢI VÂN khi hát Mama có lẽ phải được coi là mẫu mực về thanh nhạc mà các bạn trẻ theo đuổi nghề hát phải noi theo, mặc dù rất có thể khi hát bài hát này, Hải Vân vẫn chỉ hát bằng giọng hát bản năng, bằng năng khiếu bẩm sinh và bằng cảm xúc trong sáng, chân thành của một em bé với người mẹ của mình. Hải Vân, Thu Băng, Hải Yến, Hồng Nhung, Minh Thúy, Thanh Tùng, Hồng Kỳ ... quả là những Sơn Ca bay mãi, hát mãi cùng thời gian

Mamma - Hai Van

3. Papa với tiếng hát trầm trầm khàn khàn của ca sỹ TRUNG HÀNH- Ban nhạc Mây Trắng của Sài Gòn trước 75.

4.Papa vu1edbi tiu1ebfng hu00e1t "chu00ednh chu1ee7" cu1ee7a Pauk Anka

5. Mama vu1edbi tiu1ebfng hu00e1t cu1ee7a Thu1ea7n u0111u1ed3ng Robertino

6. Paul Anka hu00e1t Papa vu1edbi du00e0n nhu1ea1c. Trong version nu00e0y Paul hu00e1t kiu1ec3u improvisation, thay u0111u1ed5i mu1ed9t su1ed1 nu1ed1t u1edf cuu1ed1i cu00e1c cu00e2u nhu01b0ng theme thu00ec vu1eabn giu1eef nguyu00ean. Nghe ru1ea5t lu1ea1 vu00e0 vu1eabn ru1ea5t hu1ee3p lu00fd. Xem vu00e0 nghe Paul biu1ec3u diu1ec5n Papa theo cu00e1ch nu00e0y chu1eafc nhiu1ec1u ngu01b0u1eddi su1ebd liu00ean tu01b0u1edfng tu1edbi Tru1ea7n Hiu1ebfu hay Lu00ea Dung cu1ee7a Viu1ec7t Nam. Tru1ea7n Hiu1ebfu thu01b0u1eddng xuyu00ean cu00f3 cu00e1ch xu1eed lu00fd cu00e1c bu00e0i hu00e1t vu00e0 biu1ec3u diu1ec5n nhu01b0 vu1eady. Cu00f2n Lu00ea Dung thu00ec u00edt nhu1ea5t cu0169ng u0111u00e3 biu1ec3u diu1ec5n Nu1ed7i nhu1edb vu00e0 Khu00fac mu00f9a thu cu1ee7a Phu00fa Quang tru00ean su00e2n khu1ea5u theo cu00e1ch tu01b0u01a1ng tu1ef1 (khu00e1c vu1edbi versions mu00e0 Lu00ea Dung thu CD). Yu1ebfu tu1ed1 cu0103n bu1ea3n u1edf u0111u00e2y lu00e0 cu00e1c nghu1ec7 su1ef9 nu00e0y u0111u00e3 hou00e0n tou00e0n lu00e0m chu1ee7 u0111u01b0u1ee3c giu1ecdng hu00e1t cu1ee7a mu00ecnh vu00e0 ku1ef9 thuu1eadt thanh nhu1ea1c, tu1edbi mu1ee9c hu1ecd cu00f3 thu1ec3 "u0111u00f9a nghu1ecbch", "tung hu1ee9ng" vu1edbi tu1eebng nu1ed1t nhu1ea1c, tu1eebng lu1eddi ca. Thu00eam vu00e0o u0111u00f3 lu00e0 su1ef1 nhu1eadp tu00e2m tuyu1ec7t u0111u1ed1i ca tu1eeb vu00e0 tinh thu1ea7n cu1ee7a bu00e0i hu00e1t khiu1ebfn cho hu1ecd hu00e1t mu00e0 nhu01b0 u0111ang ku1ec3 chuyu1ec7n, u0111ang lu00ean u0111u1ed3ng...

7. Clip dưới đây chắc do hai cha con của một gia đình nào đó thực hiện và upload lên mạng. Ai quan tâm tới lyrics thì có thể tìm thấy ở clip này. Trong clip, giọng cháu bé có nét giống bé Xuân Mai hồi nhỏ. Cháu hát không faux, chênh và bám nhịp khá tốt. Người Bố hát cũng hay. Mỗi tội ông ấy mà là người Việt thì sẽ bị phê bình là "tạo sạn" cho bài hát vì đã phát âm từ DIED quá đúng nốt nhạc nên người Việt Nam sẽ nghe thấy từ đó là "pipi"...

Wednesday, 13 August 2008

Theo chân những tiếng hát (August 14, 2008)



Khánh Ly hát "Tình cuối tình đầu" của Trầm Tử Thiêng trước 1975 (Băng nhạc Premier 1)

Khu00e1nh Ly hu00e1t "Tu00ecnh cuu1ed1i tu00ecnh u0111u1ea7u" trong CD Kinh khu1ed5 (1995)

:::Hồ Trường An :::

Theo Chân Những Tiếng Hát: KHÁNH LY

Năm 1967, Trịnh Công Sơn để thay thế Lệ Thu đã từ chối không theo anh dấn bước du ca nên đã tìm gặp một giọng hát độc đáo ở Ðà Lạt. Ðó là Khánh Ly, ái nữ của một cựu hoa khôi đầu tiên ở Hà Nội. Khánh Ly không hưởng được cái quốc sắc của mẹ, nhưng vẫn làm khuynh đảo cả một thế hệ qua tiếng hát cực kỳ say đắm của cô. Hơn nữa, tuy cô không đẹp lắm, nhưng cô có cái duyên nồng mặn. Khuôn mặt cô khi xuất hiện trên Tivi thì ăn ảnh kỳ diệu. Khánh Ly không hề phủ nhận rằng mình đã nhờ khoa giải phẩu thẩm mỹ để khoét cho cặp mắt thêm rộng. Nhưng dù gì thì dù, cặp mắt một mí của cô khi chưa cần tới mỹ viện dù hơi nhỏ, nhưng cái nhìn cô bao la, cực kỳ niềm nở thân tình. Cặp môi Khánh Ly khi ngậm im thì thanh tú và có vẻ nũng nịu. Nhưng khi cô cười, cặp môi cô tươi sáng hẳn lên, khóe mắt và thần thái cô cũng sáng nữa. Tôi rất thích ngắm cô trong những chiếc áo dài mini bằng tơ lụa nội hóa dệt mặt nguyệt màu thúy ngọc, màu nguyệt bạch, màu vảy kim ngư, màu “boọc-đô”, màu beige hơn là chiếc áo dài surat vẽ những bông hoa choáng lộn màu sắc như hoa trong các bức tranh dã thú của Matisse.


Tôi gặp Khánh Ly vào năm 1968, vào dịp tôi viếng Trịnh Công Sơn tại quán Văn lúc trời mới rựng sáng. Ở đó, cuộc sinh hoạt vừa bắt đầu. Sơn nhờ tôi xem chỉ tay cho Khánh Ly. Ai chứ Sơn rất tin tưởng khoa nầy, nhất là cái tài tiên tri của tôi. Hôm đó, tôi nói gì với Khánh Ly mà cô chỉ cười chấm câu, tỏ vẻ không mấy nhiệt thành như Sơn. Số là, trước đó nửa năm, Trịnh Công Sơn có nhờ tôi xem chỉ tay cho anh. Tôi ngắm nghía hình ngôi sao trên gò Thái Dương ở bàn tay phải của anh, quả quyết bảo:


- Ông có ngôi sao năm cánh rực rỡ như thế nầy mà không nổi tiếng được thì lạ thật. Thôi từ đây tới ba năm nữa nếu ông không nổi tiếng thì đem con dao lại đây vanh hết hai bàn tay tôi đi.

Trịnh Công Sơn không cần đợi ba năm. Chỉ có nửa năm thôi mà tên tuổi anh và tên tuổi Khánh Ly nổi như cồn, làm bàng hoàng ngây ngất một thế hệ.


Năm 1970, tôi nhảy vào nghề lính văn phòng, viết truyện ngắn lai rai cho tạp chí Tiểu Thuyết Thứ Năm. Tôi thường tháp tùng nhà thơ Phổ Ðức tới quán Cây Tre thăm Khánh Ly và nhất là thăm nữ ca sĩ Uyên Phương, một giọng ca mà tôi hằng mến mộ. Thuở đó, Khánh Ly cùng Uyên Phương và Phương Hồng Hạnh lập ban Tam ca Ba Trái Xí Mụi. Tôi không hiểu vì sao có một dạo Khánh Ly tỏ ra lạnh nhạt và có vẻ hầm hừ với tôi. Truy ra, tôi có giỡn nhột Trịnh Công Sơn trong một bài báo khi anh tuyên bố rằng giọng anh sẽ thu vào dĩa vàng để hát chung với Joan Baez, Bob Dylan và Judy Garland. Trong bài ấy hình như tôi có chê anh hát hơi sai (faux) khi lên tới nốt cao, như thế thì làm sao anh hát chung với một danh ca cừ khôi kiêm minh tinh màn bạc lẫy lừng như Judy Garland được? Khánh Ly binh Trịnh Công Sơn mắng vói tôi qua ký giả Trần Quân:


- Cái thằng H.T.A là lính sữa Babylac, đã làm được gì chưa mà phách lối, xấc xược!


Kể từ đó, cô và tôi hễ chạm mặt nhau thì cô làm cái mặt nặng chầm vầm như cái cối đá, còn tôi làm cái mặt lạnh ngắt như khứa cá thu ướp muối nước đá. Rồi đó, sau 1975, tôi còn kẹt ở Việt Nam. Một hôm Trịnh Công Sơn lên Làng Báo Chí để viếng nhà họa sĩ Trương Ðình Quế, có đi ngang qua nhà tôi. Tôi kêu anh vào chơi. Nhân dịp đó tôi mắng:


- Ông không biết dạy cô đệ tử của ông. Tôi lớn hơn ông một tuổi, tức là lớn hơn anh chồng Nguyễn Hoàng Ðoan của cô ta ít nhất 3 hay 4 tuổi. Vậy mà cô mắng tôi còn con nít mà đã xấc xược.


Vật đổi sao dời, thấm thoát mà chỉ còn 5 năm, tôi bước vào tuổi 60. Vào năm 1992, nhân dịp đi Paris trình diễn, Khánh Ly có phone cho tôi để cám ơn tôi, rằng dù có chánh kiến bất đồng với Trịnh Công Sơn, nhưng tôi vẫn viết tốt cho Trịnh Công Sơn trong quyển ký sự văn học Cõi Ký Ức Trăng Xanh. Cả hai, sau 21 năm (từ 1972 cho tới 1993) mới tái ngộ nên mừng thôi là mừng. Tôi cảm động đến rưng rưng nước mắt. Qua cuộc điện đàm, tôi không dè cô lại thích đọc tiểu thuyết của tôi và mua khá nhiều những quyển của tôi do Ðại Nam xuất bản. Cô dặn:


- Anh nên viết chuyện đồng quê ở cố hương cho Mai đọc. Ðừng viết mấy chuyện bên Tây, đọc chán thấy mồ! Nhứt là anh nên mô tả các món ăn cho thiệt nhiều, thiệt ngon.


Hôm đó, tôi có nhắc lại lời cô nhiếc mắng tôi hồi 21 năm về trước, cô bảo rằng cô quên hết rồi, chẳng biết có nói lời thô, lời ác ấy hay không. Và cả hai cười xòa thông cảm. Tôi có bảo cô rằng vào năm 1975, tôi không ra trình diện với chế độ Quân quản của Cộng Sản để khỏi đi học tập cải tạo. Nhưng Trịnh Công Sơn vẫn làm ngơ không vì bài báo giỡn nhột cũ của tôi mà tố cáo tôi với chính quyền cộng Sản.


Nói có Trời làm chứng, thuở xưa tuy ghét Khánh Ly nhưng tôi chưa hề viết bài báo nào để đánh gục cô ta, nếu không bảo là khen giọng hát đặc biệt của cô ta. Vả lại lúc đó ngôi sao danh vọng cô ta đang lên ngự đỉnh vòm trời ca nhạc, tôi dại gì chơi cái trò dã tràng xe cát Biển Ðông, dại gì đem một cái khăn mu-soa để mong che một vùng nắng sáng bao la hay đem một gáo nước để mong dập tắt một đám hỏa hoạn hay sao?


Giọng Khánh Ly đặc sánh như cao hổ cốt, như mật ong, đôi lúc nẩy lóe những âm vang giòn và sang sảng . Một giọng kỳ lạ, khàn khàn như phưởng phất hơi khói thuốc lá mà vẫn trơn ngọt khỏe khoắn làm cho tâm trí thính giả trôi lênh đênh vào cơn mơ mòng ngây ngất. Giọng Khánh Ly là giọng alto, nhưng cô có thể xuống trầm đòi hỏi ở một giọng contralto được, tuy nhiên âm lượng của giọng cô ở những nốt nhạc thật trầm ấy không dũng mãnh và không thừa làn hơi để ngân nga. Cũng như Lệ Thu, Khánh Ly hát không chút õng ẹo. Nhưng giọng cô vẫn đẹp, vẽ nên cảnh hoang vu chìm trong sương mù, vẽ nên cảnh đêm trăng mờ ảo ở chốn mạn rợ thời khuyết sử. Chuỗi ngân của Khánh Ly óng ả, trơn ngọt, gờn gợn sóng thu. Chuỗi ngân ấy điêu luyện và đẹp hơn chuỗi ngân của Lệ Thu nhiều. Giọng hát cô đen và đắng nhưng pha ngọt có thể làm cho chúng ta liên tưởng đến hương vị ngon tuyệt vời của ly cà phê phin. Tiếng hát đó trên sân khấu có thể lan rộng khắp hí viện một âm vọng vừa huyền hoặc vừa ma quái làm cho ý tình trong những bài Phận Ca của Trịnh Công Sơn được bộc lộ gần như trọn vẹn.


Từ năm 1975, Khánh Ly là vợ của Nguyễn Hoàng Ðoan, ký giả kiêm nhà văn viết tiểu thuyết phóng sự. Ðộc giả thuộc thế hệ tôi chắc không quên Ðoan viết phóng sự rất lỗi lạc (như quyển Bà Lớn chẳng hạn). Khi làm thơ, anh ký tên Triều Sao Ðại. Thơ, văn , nghệ thuật làm báo của anh đều có bản lĩnh cả. Về báo chí và chuyện đi và sống, tôi kém anh rất xa. Vì rằng trước 1975, tôi chỉ là con mọt sách, chứ đi và sống rất ít. Giờ đây, tôi nằm khèo dưới mái Cổ Nguyệt Ðường, ngại đi xa lắm. Biết được Khánh Ly hạnh phúc với Ðoan tôi rất mừng. Tuy là nhà báo mà anh vẫn có tâm hồn nghệ sĩ, tôi tin rằng hai vợ chồng anh luôn tâm đầu ý hiệp với nhau.


(Trích Theo Chân Những Tiếng Hát . Tổ Hợp Xuất Bản Miền Ðông Hoa Kỳ 1998)

Tuesday, 12 August 2008

Chợt nghe mùa thu... (August 13, 2008)



Xin còn gọi tên nhau- Trường Sa viết tặng Lệ Thu năm 1972- Giọng hát Lệ Thu trong Asia Video "Đêm Sài Gòn 1" (1992)

Bài viết của Nguyễn Xuân Hoàng (Đặc Trưng):

.....Không một dân tộc nào thiếu tiếng hát của riêng mình. Không một người nào thiếu tiếng hát của cá nhân mình. Tuổi trẻ chúng ta đi qua, nhưng những tiếng hát vẫn còn y nguyên trong những chiếc dĩa nhạc cũ kỹ của mỗi người.


Tôi nghĩ, đôi khi nỗi buồn trong âm nhạc cũng là một sức mạnh. Sự khốn cùng có thể làm người ta đứng dậy như nỗi đau tận cùng của một âm điệu cũng làm người ta vùng lên làm nên giông bão.

Trong ý nghĩ đó tôi muốn viết về một tiếng hát của tôi: Lệ Thu, một trong số ít tiếng hát không ngừng chinh phục người nghe.

Từ hơn ba thập niên qua, tiếng hát của cô mỗi lần cất lên đều khiến người nghe phải dừng lại. Tiếng hát trời cho ấy phát ra từ một trái tim và đi thẳng vào trái tim người nghe để trở thành kỷ niệm. Dù bài hát ấy được nghe ở một phòng trà giữa một Sài Gòn tưởng chừng như không có bóng dáng của chiến tranh, hay trong một nơi trú quân xa gần biên giới, tiếng hát ấy luôn mang theo cái không khí lãng mạn mà không bi thảm, buồn bã mà không sướt mướt.

Trong tiếng hát của cô, người nghe khám phá ra sự quyến rũ của âm thanh, sự sáng tạo của âm điệu và lòng tự tin. Tiếng hát của cô chuyên chở một hơi thở mới trong nhịp và nhấn, trong luyến láy và gợi cảm.


Lệ Thu hát say mê như thể quanh cô không còn ai ngoài cô và chính tiếng hát của mình. Cô không hát chỉ như một ca sĩ, cô hát như một nghệ sĩ.


Nghe Lệ Thu trình bày Tình Khúc Thứ Nhất của Vũ Thành An, hay Ngậm Ngùi của Phạm Duy, người nghe biết rằng sau cô, những tiếng hát khác sẽ không hát như thế, không hát được như thế.


Phát âm rất chuẩn, giọng vang và rõ, tiếng hát của Lệ Thu thoát ra từ một lồng ngực khỏe mạnh và một trái tim đam mê. Lệ Thu không hát từ cổ họng.


Chúng ta hiểu vì sao cô không nhận hát bất cứ một ca khúc nào. Cô chọn bài hát, cô đọc từng ca từ, cô dạo nhạc để nghe tiết tấu của âm điệu. Và cô hát trước hết vì cô yêu ca khúc cô đã chọn.


Ở Sài Gòn hồi đó, cái thời chiến tranh còn mấp mé ở ven biên, nhưng lựu đan cay đã "xuống đường" tràn ngập phố phường, vào một tối thứ Năm, qua chương trình Nhạc Chủ Đề do Nguyễn Đình Toàn phụ trách, tôi nghe Lệ Thu hát. Những tình khúc xót xa hay đam mê cất lên giữa một cuộc chiến buồn bã. Thời đất nước không có một niềm vui. Tiếng hát Lệ Thu, dù sao rất ngậm ngùi.


Trước Hạ Trắng, trước cả Lời Buồn Thánh, ca khúc Việt Nam đầu tiên mà Lệ Thu hát là Xin Mặt Trời Ngủ Yên của Trịnh Công Sơn. Chắc cô hiểu vì sao mình đã chọn ca khúc đó, tôi nghĩ như vậy.


Bước chân đầu đời dẫn cô nữ sinh Bùi thị Oanh, trường Les Lauriers đến gần chiếc micro ở nhà hàng Bồng Lai với bài Tà Áo Xanh năm 1960 thoáng chốc trở thành ca sĩ Lệ Thu của những ca khúc Serenade, Smoke Gets In Your Eyes, La Vie En Rose, Les Feuilles Mortes.....


Đó là thời gian Sài Gòn nổi lên các tiếng hát Bạch Yến, Bích Chiêu, những tiếng hát đã tạo cho mình một chỗ đứng riêng, nhưng Lệ Thu bằng nhân dáng và nhân cách của mình, cô đã vẽ được quanh cô một vầng sáng khác biệt. Tiếng hát của cô vượt lên một khoảng trời khác, như một ngôi sao giữa những ngôi sao, mà ánh sáng của nó thu hút ngay khi lần đầu ta nhìn thấy nó.


Lệ Thu trở thành ca sĩ đắt giá nhất trong những năm 70. Cái mức lương một triệu đồng một tháng khi cô hát cho phòng trà Tự Do của ông Cường là cái giá kỷ lục của một ca sĩ vào thời điểm đó. Trước đó, khi bước vào phòng trà Queen Bee của Jo Marcel, - và sau đó là Ritz - tiếng hát của cô đã làm Tiny Young - một giọng hát lẫy lừng từ Pháp sang phải gẫy hợp đồng trở lại Paris.


Đó là thời gian người ta khám phá ra một Lệ Thu đầy ấn tượng. Lệ Thu hoàn toàn làm chủ sân khấu của mình. Người nghe đòi hỏi tiếng hát của cô, phải có tiếng hát của cô. Và cô biết tại sao mình phải chọn ca khúc nào cho người nghe của mình.


Khác với Thái Thanh, tiếng hát gắn liền với nhạc Phạm Duy; hay Khánh Ly, gần gũi nhạc Trịnh Công Sơn, Lệ Thu không ngã về một nhạc sĩ nào. Cô hát những ca khúc cô yêu thích. Cái thế giới âm nhạc của cô rộng hơn, đa dạng hơn, phong phú hơn. Cô hát nhạc Cung Tiến, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Vũ Thành An, Trường Sa, Trần Trịnh, Đoàn Chuẩn - Từ Linh.....


Từ Ngậm Ngùi, Bên Cầu Biên Giới, Đường Em Đi, Lệ Đá, Hương Xưa, Tà Áo Xanh, đến... Nước Mắt Mùa Thu,... Lệ Thu như một người giữ bảo tàng những tình khúc của âm nhạc Việt Nam. Mặc dù cô khiêm tốn cho rằng những bài cô không chọn để hát không phải những bài ấy không hay, nhưng rõ ràng những ca khúc mà cô quyết định chọn trong nhạc lịch của mình, cô đã mang hơi thở cho đời sống của tác phẩm và tác giả. Phải nói những ca từ của một bài nhạc đã thu hút cô, trước khi âm điệu của nó quyến rũ cô.


Người ta không ngạc nhiên khi nghe cô trả lời phỏng vấn bằng ngôn ngữ trí tuệ.


Lệ Thu thuộc lớp ca sĩ kiểu như Juliette Greco của Pháp với những ca khúc như Sous Le Ciel de Paris, Je Hais Les Dimanches, Si Tu T'Imagines,... Cái khác là trong khi Juliette Greco với y phục toàn đen, đôi mắt đen, mái tóc dài đen, hát trong hầm tối, thì Lệ Thu tươi tắn hơn, hồng hào hơn, sống động hơn. Cô hát trong phòng trà nơi người ta đến để khiêu vũ, nhưng khi Lệ Thu cất tiếng, những điệu luân vũ đã ngừng lại. Người ta ngừng chân để lắng nghe cô hát.


Giờ đây đang bước vào một thiên niên kỷ mới, thế giới âm nhạc đã mang nhiều âm điệu mới, phong cách trình diễn cũng đã khác xa cái phong cách mà Lệ Thu trước đây từng chinh phục chúng ta. Người ca sĩ ngày nay mang theo hình ảnh một vũ công: tiếng hát của họ đòi hỏi một phối hợp nhịp nhàng với các động tác múa và đôi khi rất tuồng trên sân khấu. Người nghe bị chinh phục không phải chỉ bằng tiếng hát, mà bằng âm thanh, ánh sáng, màu sắc, và động tác.


Nhưng kỳ lạ thay, nghe Lệ Thu hát với một phong cách tĩnh như cách đây hàng mấy thập niên, người ta không thấy mình bị ép giữa những trang giấy cũ, những trang thư tình viết trên giấy kẻ với cây bút mực - mà tiếng hát ấy vang vọng lên như những tiếng động phát ra từ cái printer đặt dưới chân bàn.


Lệ Thu vẫn mới trong một phong cách điềm đạm. Trước đây, cô đã hát bằng hơi thở của thế hệ cô, liệu giờ đây giữa những cái mới trong nghệ thuật trình diễn, Lệ Thu có chinh phục được người nghe của thế hệ đương đại?

Dù sao với tôi, bao giờ cũng vậy, nghe Lệ Thu hát là một hạnh phúc. Hãy nghe cô hát, chúng ta sẽ thấy vì sao Lệ Thu không ngừng chinh phục chúng ta

Saturday, 9 August 2008

Ơi Ma D'rak (August 10, 2008)



Nguyễn Cường- Photo: Giang Son's blog
Ơi Ma D'rak- Sáng tác: Nguyễn Cường- Trình bày: Y Moan (1987)
img
NSƯT Y-MOAN
Tình cờ giữa vòng xoay ồn ào, hối hả của phố phường, tôi bắt gặp anh, một người con núi rừng Tây Nguyên hoang sơ và hùng vĩ.

Vẫn con người rừng rực lửa của năm xưa, trông anh như chẳng hề già đi. Tự nhiên tôi lại thấy muốn tìm về với Tây Nguyên, một Tây Nguyên nắng gió bao đời nhưng dường như vẫn cất giấu những điều bí ẩn cho riêng mình. Và anh cũng là một điều bí ẩn.

Cậu bé Y Moan ngày đó sống trong buôn Thha prong, suốt ngày chỉ làm bạn với rừng, với núi và với chim muông. Hàng ngày, cậu vừa chăn bò trên rẫy vừa ê a học bài. Tuổi thơ của cậu là những ngày rong ruổi trong rừng, đi bộ đóng khố vượt qua quãng đường dài trên 12 cây số xuyên qua cánh rừng già để đến trường. Những bài học thời thơ ấu và những vũ khúc của núi rừng cứ thấm dần trong cậu lúc nào không biết.

Từng con suối, từng tảng đá, từng cánh hoa e ấp nở đã dần hình thành trong cậu một tình yêu đối với núi rừng, nương rẫy và cậu muốn cất cao tiếng hát hòa cùng âm vang của núi rừng. Lớn thêm chút nữa, cậu bé Y Moan đã biết cảm nhận được những điệu múa, điệu hát dân gian mà người bác của cậu thường hay hát trong những ngày vui của buôn làng.

Giờ đây cậu đã biết dòng sông, con suối, ngọn núi của mình tên gì, rồi từng mảnh đất, từng rẫy nương của mình tên gọi là gì. Giọng hát của cậu đã trở thành bài ca ca ngợi quê hương trong những đêm cao nguyên cháy đỏ.

Và rồi chiến tranh đã tràn đến bản làng, người con của những con suối, con sông ấy đã tình nguyện lên đường chiến đấu. Ở đâu anh cũng đem lời ca tiếng hát của mình như là một vũ khí đắc lực để cổ động tinh thần chiến đấu cho đồng đội. Sau đó anh được cơ quan cử đi học ở miền Bắc.

Hai miền Nam Bắc thống nhất nhưng đất nước vẫn chưa yên. Mặt trận phía Tây Nam lại thôi thúc anh lên đường. Mãi đến năm 1979, khi tiếng súng tạm yên anh mới trở ra Bắc, học ở Nhạc viện Hà Nội. Và bước ngoặt cuộc đời anh được đánh dấu từ đây. Anh đã gặp được người thầy của mình là nhạc sĩ Nguyễn Cường, người đã phát hiện ra được Tây Nguyên hùng vĩ trong con người anh và phát triển anh theo đúng thiên hướng của mình.

Từ đây trong nền âm nhạc Việt Nam đã có tên Y Moan. Những bài dân ca Tây Nguyên, những bài hát viết về Tây Nguyên đã được anh xử lý với một chất giọng khỏe, vừa hừng hực cháy bỏng vừa sâu lắng nhẹ nhàng. Nói đến Y Moan, mọi người đều nghĩ ngay đến Tây Nguyên. Không dừng ở đó, anh vẫn miệt mài lao vào học tập, nghiên cứu.

Anh đã từng đi sang Nga, Hungari, Rumani học hỏi và lĩnh hội những cái hay của nền nghệ thuật nước bạn để nâng cao thêm tâm hồn cũng như giọng hát của mình. Cùng với nghệ sĩ lãng du Trần Tiến trong nhóm "Du ca Đồng nội", Y Moan rong ruổi qua mọi nẻo đường. Anh đã mang cái đẹp trong âm nhạc của Tây Nguyên đi khắp nơi, cả trong và ngoài nước.

Anh đã từng biểu diễn ở nhiều nước như Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc, Thái Lan, Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc, Pháp v.v… Ở những nơi Y Moan đi qua anh đều được khán giả hoan nghênh, chào đón và đánh giá cao phong cách trình diễn. "Tôi thật sự hãnh diện vì đã mang được nền văn hóa dân tộc giới thiệu cho bạn bè khắp năm châu cùng biết".

Với những cống hiến của mình cho nền nghệ thuật dân tộc, Y Moan xứng đáng được nhận danh hiệu cao quý của Nhà nước: Nghệ sĩ ưu tú. Và khi cởi bỏ lớp áo của người nghệ sĩ, Y Moan lại trở về là một người nông dân thực thụ. Hàng ngày anh vẫn lên nương, lên rẫy và dạy cho những đứa em biết đàn, biết hát. Một thế hệ đàn em sau anh giờ đây đã trưởng thành như là những Y Zak, Y Phôn, H’Lim, H’Giang, Kasim Hoàng Vũ v.v…

Mơ ước của anh là sẽ tìm kiếm và đào tạo thêm những đứa em người dân tộc hát hay hơn nữa về mảnh đất Tây Nguyên mang đậm vẻ đẹp văn hóa của ngàn đời. "Đất là bầu sữa mẹ, rừng là tâm hồn của bài hát, sông là huyết máu của văn hóa.

Còn văn hóa là còn dân tộc. Còn dân tộc thì còn nương, còn rẫy. Tôi muốn làm một điều nho nhỏ cho đồng bào Tây Nguyên. Cầu chúc cho những người nghe nhạc Tây Nguyên sẽ luôn yêu thương, quý trọng và bao dung hơn nữa cho mảnh đất cao nguyên".

(Nguồn : Nhacso.net)

Bổ sung : Năm 1991, Y Moan tham dự cuộc thi đơn ca chuyên nghiệp toàn quốc tại Hà Nội theo biên chế của Đoàn ca múa Đắc Lắc. Y Moan hát Ly cà phê Ban Mê của Nguyễn Cường và đoạt giải Ba.

Sunday, 3 August 2008

Đêm đừng vội đi (August 04, 2008)



Một dạo post lên blog bài Thời hoa đỏ Thanh Lam thu thanh tại Đài Tiếng nói Việt Nam từ rất lâu rồi, có bạn nhận xét «đây mới đích thực là Lam ‘xưa’, Lam của thời con gái ». Có lẽ đúng vậy. Nói về Lam xưa, nói về « thời con gái của Nữ hoàng Nhạc nhẹ Việt Nam » chắc phải nói từ trước thời của Chia tay hoàng hôn, tức là trước cuộc thi đơn ca chuyên nghiệp toàn quốc năm 1991. Đó là thời của các Gala 88, 89, 90, khi ấy Thanh Lam là ca sỹ của đoàn ca nhạc nhẹ Trung ương, cùng lứa với Hồng Nhung, Quang Vinh, Minh Thắng, Hồng Thanh. Đồng thời Lam là thành viên của ban nhạc Hoa sữa với các thành viên giờ đã thành « gạo cội » như Ngọc Châu, Vũ Quang Trung (con trai nhạc sỹ Vũ Thanh). Thời đó Lam nổi tiếng với những ca khúc như KHI ANH YÊU EM (Vũ Quang Trung), ĐÊM ƠI ĐỪNG VỘI ĐI (Vũ Duy Cương), Nếu điều đó xảy ra (Ngọc Châu). Thanh Lam còn được biết đến với nhiều ca khúc « chính thống » như chùm ca khúc của Thuận Yến về thời kỳ hậu chiến gồm các bài Màu hoa đỏ, Nỗi đau và hạnh phúc, Trái tim bình dị ; chùm ca khúc về Trường Sa gồm các bài như Màu xanh Trường Sa, Đảo xa cánh chim ; rồi những bài như Chiều bên hồ cao nguyên (Vũ Thanh), Hành hương về xứ nghệ (Nguyễn Cường), Đất nước (Phạm Minh Tuấn), Ngày hội đầu tiên (Trương Ngọc Ninh) .

Cái tên Thanh Lam đã xuất hiện trong đời sống ca nhạc của Việt Nam thời kỳ ấy như cặp bài trùng với Hồng Nhung mặc dù phải nói là Hồng Nhung lúc đó có phẩn nổi hơn Thanh Lam. Các nam ca sỹ trẻ hát nhạc trẻ của miền Bắc thời kỳ này quá hiếm, hình như chỉ có Minh Thắng xuất hiện chớp nhoáng rồi biến mất. Hai nữ ca sỹ trẻ của miền Bắc hát nhạc trẻ như mang đến một cơn gió (chứ không phải chỉ một làn gió) mới mẻ, tươi mát, thổi bùng ngọn lửa pop vốn mới chỉ âm ỉ hay mới chỉ hơi bập bùng cháy bằng những giọng hát của thế hệ « gạch nối » như Ái Vân, Lệ Quyên. Với sự xuất hiện của Thanh Lam và Hồng Nhung, nền nhạc nhẹ của miền Bắc chuyển hẳn sang một thời kỳ mới đầy sung mãn, sánh ngang với bầu không khí nhạc nhẹ sôi động vốn là sở trường của miền Nam với những Cẩm Vân, Ngọc Bích, Hoàng Huệ Quân, Nhã Phương, Ngọc Sơn và của miền biển Nha Trang với dàn ca sỹ đang nổi như cồn của đoàn ca múa Hải Đăng gồm Ngọc Thúy, Bách Thảo, Tú Anh, Thanh Nam và Ánh Tuyết.


Nhưng giai đoạn từ năm 91 đến khoảng 96, 97 mới là thời kỳ cực kỳ hoàng kim của giọng hát Thanh Lam. Lúc này Hồng Nhung vào Sài Gòn, giọng hát bắt đầu khác, chỉ còn một số ít bài như Tình khúc 24, Ngày mưa hãy đến với em, Hơi thở mùa xuân, Bóng tối ly cà phê là giữ được phong độ cũ. Thanh Lam ở lại Hà Nội, tiếng tăm trở nên hơn hẳn Hồng Nhung và rõ ràng là Number 1 của nhạc nhẹ Việt Nam. Giọng Lam càng ngày càng dày, sâu lắng, đằm thắm, nóng bỏng mà không quá «phá đám » và nhất là chưa « điên điên ». Nhớ nhất hồi này là những Giọt nắng bên thềm, Hoa tím ngoài sân, Tình yêu không lời, Nỗi nhớ, Im lặng đêm Hà Nội, Về miền ký ức và One moment in time, Dressed for Success, I know him so well... theo kiểu Whitney.

Người ta nhớ Thanh Lam là ca sỹ đi đầu trong cách hát nhấn nhá và phá cách. Đầu tiên phải kể đến sự đột phá trong CHIA TAY HOÀNG HÔN mà Lam hát trong đêm chung kết của hội thi đơn ca chuyên nghiệp toàn quốc năm 1991. Đoạn vocal và nhấn nhá gần như gào khóc của Lam trong đoạn interlude của chia tay hoàng hôn đã làm cả khán phòng Cung Lao động Việt Xô lặng đi. Tiếng nhấn nhá hòa với phần phối khí do Quốc Trung viết thực sự là một sự đột phá trong cách xử lý bài hát trong nhạc nhẹ thời bấy giờ. Sau này rất nhiều ca sỹ từ nam chí bắc đã « bắt chước » cách hát này của Lam. Bản thân Lam cũng phát huy triệt để cách hát này, tới mức sự nhấn nhá đôi lúc dường như đã bị lạm dụng, gây ra những phản ứng nhất định từ những thính giả vốn vẫn quen sự chân phương, chỉn chu. Thực ra đó không phải là lần đầu Lam hát Chia tay hoàng hôn. Lam đã thu thanh bài hát đó lần đầu từ năm 1989,90 tại đài Tiếng nói Việt nam. Cũng phải nói thêm rằng công chúng biết đến Chia tay hoàng hôn lần đầu và trở nên yêu thích ca khúc này không phải qua giọng hát Thanh Lam mà lại là Bảo Yến. Tuy nhiên dấu ấn sâu nhất sau đó đã thuộc về Thanh Lam.

Trong cuộc thi năm đó mối ca sỹ phải hát hai bài tiếng Việt, một bài nước ngoài có dịch lời Việt. Lần đó các ca sỹ hát trùng lặp bài của nhau rất nhiều. Còn nhớ rất nhiều ca sỹ hát Tìm tên anh trên bờ cát (Lâm Phương, Thùy Dung), Gõ cửa tình yêu (Hồng Thanh, Thanh Hằng). Bài hát Việt thứ hai của Thanh Lam trong cuộc thi là GIỌT NẮNG BÊN THỀM (Thanh Tùng) cũng bị trùng với Thùy Dung, Thanh Hằng (con gái NSND Thanh Huyền). Tuy nhiên, trong cách xử lý của mình bằng cách nâng tông ở đoạn cuối trong lời hai, từ chỗ « bài hát chìm trong khói thuốc từng giờ bình yên », ngay sau đó lại được nén lại trong câu thứ hai « Bài hát chìm trong lá biếc » và nghỉ một quãng trước khi từ từ nhả tiếp các chữ « cuộc-tình-đầu-tiên », Thanh Lam đã bỏ các ca sỹ thí sinh khác ở lại phía sau một khoảng quá xa. Ngay cả với đối thủ nặng ký của Lam từ nhiều năm trước đó là Hồng Nhung (người hát Hãy đến với em, Vì sao anh không đến, Nothing compares to you và đoạt giải nhất- đồng giải nhất với Mỹ Hạnh), Thanh Lam cũng tạo ra một sự phân định rạch ròi. Chung cuộc, Thanh Lam giành giải thưởng lớn (giải đặc biệt). Trong một chương trình ca nhạc phát sóng vào tối mồng 2 Tết Âm lịch năm 1992, Thanh Lam được xướng danh là NỮ HOÀNG NHẠC NHẸ của Việt Nam, mặc dù danh hiệu này lần đầu được sử dụng ở miền Bắc là để nói tới ca sỹ Lệ Quyên ( ca sỹ của Tiếng sóng, hiện đang sinh sống tại Paris).

Nhiều người bảo Thanh Lam chỉ bắt đầu "điên" từ thời Lam hát nhạc Quốc Trung, cái thời mà Lam cạo trọc đầu. Nhưng ngay cả trong thời gian này vẫn có những bài cực nuột và đằm như Hoa sữa, Em tôi, Bên em là biển rộng của các nhạc sỹ khác. Rồi đến cái thời mà có ai đó nói trên báo là Thanh Lam «hấp diêm» nhạc Trịnh. Báo chí đôi khi vẫn nói năng dễ dãi và thoải mái như vậy. Một số nhà báo đôi khi, thay vì phản ánh khách quan để dư luận được rộng đường , lại thể hiện cái yêu-ghét chủ quan của mình rất phô và thô. Yêu thì giống cách mà một cô phóng viên nào đó của VTC viết về hoa hậu Thùy Lâm, còn ghét thì giống một anh phóng viên nào đó phỏng vấn ông Vương Trí Nhàn về chủ đề «Người Việt Nam xấu xí ». Đành rằng nhạc Trịnh là dành cho « Nữ hoàng chân đất » Khánh Ly. Nhưng nói gì thì nói, Lam hát Ướt Mi quá hay, Em hãy ngủ đi cũng hay không kém. Nói vui, không phải gặp nhạc của ai Lam cũng « ấy » như thế đâu. Chẳng hạn CD Nắng lên Lam hát nhạc của Lê Minh Sơn là một sản phẩm nghệ thuật hoàn hảo.

Có người cho rằng Ngọc Khuê hát nhạc Lê Minh Sơn hay và hay hơn Thanh Lam. Ừ thì đúng là mỗi người một khẩu vị, nhưng cách so sánh trong trường hợp Khuê và Lam chắc là để cho vui và cũng có phần động viên các bạn trẻ. Nhiều người thì lại cho rằng họ thấy thương cho Ngọc Khuê khi cái tên còn rất trẻ này đang có xu hướng trở thành một nghệ danh gắn với nhạc Lê Minh Sơn thì bỗng nhiên bị Thanh Lam giành chỗ. Chắc hẳn Thanh Lam không có ý « hạ » Ngọc Khuê và Lam cũng không cần phải làm việc đó. Sự thật là Lam hát đâu có như Khuê. Và cái sự mới mẻ hoàn toàn mà Lam mang đến cho nhạc của Lê Minh Sơn lại càng khẳng định thêm đẳng cấp của Lam.

Thông thường các ca sỹ rất vất vả để có thể tìm được lối thể hiện mới cho mình khi mà một ca khúc đã được định hình với lối hát của một ca sỹ hát trước mình. Điều đó có thể thấy rõ ở các ca sỹ trẻ, như trường hợp của em Thu Hường trong Sao Mai Điểm hẹn 2008 (bị coi là bị bóng Hà Trần ‘đè’). Thậm chí Mỹ Linh ngày xưa cũng phải mất một thời gian rất dài mới có thể thoát được cái bóng của Thanh Lam. Còn nhớ một dạo có bài báo đã viết về Mỹ Linh rằng « ôi thế này thì chúng ta có tới 2 Thanh Lam » sau khi nghe Mỹ Linh song ca cùng Thanh Lam « Nhớ Hà Nội » ở chương trình Nửa thế kỷ bài hát Việt Nam năm 1995. « Người ở người về » những tưởng phải là của Ngọc Khuê, « Ôi quê tôi » những tưởng chỉ có Tùng Dương độc quyền, ấy vậy mà tới Thanh Lam người ta lại có cảm tưởng Lam mới là người sở hữu đích thực hai bài hát đó. Đúng là nghệ sỹ có đẳng cấp là người có khả năng « khơi những nguồn chưa ai khơi ».

Thanh Lam xứng đáng với tất cả những giải thưởng và danh hiệu mà Lam đã được nhận. Danh hiệu « nghệ sỹ ưu tú » mà nhà nước phong tặng cũng như vậy. Nhưng với các fan vốn quen với một Thanh Lam phá cách, trẻ trung thì danh hiệu NSƯT gắn với nghệ danh Thanh Lam « nghe nó cứ thế nào ý, không giống mấy » ! Hình như nó làm Lam có vẻ già đi, nó sẽ khiến Lam phải giấu bớt cái « điên điên » đi ?! Và cái danh hiệu đó được xướng lên liên tục trong các đêm của Sao Mai Điểm hẹn 2008.

Phải nói Hội đồng nghệ thuật năm nay đã để lại ấn tượng tốt cho nhiều khán giả. Họ đều có những nhận xét rất sắc sảo, chất chính xác về kỹ thuật thanh nhạc và đặc biệt rất trúng ý của nhiều khán giả khó tính. Ấn tượng nhất vẫn là Thanh Lam vì Thanh Lam vốn không phải là một người hoạt ngôn (như Hồng Nhung chẳng hạn). Nhưng NSƯT Thanh Lam đã rất gãy gọn, khúc chiết, đâu vào đó khi diễn đạt những ý kiến liên quan đến kỹ thuật thanh nhạc, cách xử lý bài hát. Chẳng hạn khi Lam góp ý cho Thu Phượng về cách chuyển giọng sao cho « ngọt » từ giọng thật sang hát giả thanh, hay khi Lam chỉ cho Ngọc Minh thấy cậu ấy đã « băm vụn » bài Nếu điều đó xảy ra của Ngọc Châu, hay lời khuyên mà Lam dành cho Hoàng Nghiệp rằng cậu ấy phải biết chuyển giọng, kết hợp giữa giọng thật và giọng gằn của rock.

Nhưng có lẽ điều Thanh Lam làm nhiều người ngạc nhiên trong lần làm giám khảo này là hình như Lam bắt đầu « già », có hơi hướng đi theo khuôn mẫu, thậm chí bảo thủ. Với đặc điểm này, Lam ghi thêm điểm với rất nhiều fan khó tính của chị. Nhiều người thực sự thỏa mãn khi nghe Lam « chê » cái ca từ hết sức « thị trường và dở hơi » trong mấy bài hát của Mạnh Quân với những « chia lìa », « cay đắng », « gian dối », « trái ngang », ... Nhưng hình như Thanh Lam hay Ngọc Châu và Giáng Son cũng làm không ít khán giả băn khoăn khi cả ba người xoáy quá mạnh vào « tuổi trẻ » của em Hoàng Yến và bắt điều đó như một cái lỗi. Chợt nhớ lại hồi Thanh Lam hát chia tay hoàng hôn chị cũng mới 18 đôi mươi thôi mà. Và hình như Thanh Lam cũng quá khắt khe khi coi cách hát như nói của Hà Linh trong câu cuối cùng của Dệt tầm gai là hụt hơi, lạc giọng... Nhưng có hề gì vì dù sao Nữ hoàng cũng đã qua thời con gái ... (TMH 8-2008)