Nhớ Huy Du, hãy cùng nhau nghe lại một bài hát rất hay của ông nhưng không phải ai cũng biết đến. Bài hát gắn liền với tiếng hát của NSND Lê Dung, một học trò của Nhạc sỹ Huy Du. Lê Dung thu thanh bài này từ năm 1980 tại Đài TNVN. Sau đó mãi tới tận năm 1997 lần đầu tiên mới thấy bài hát được phát trên truyền hình. Khi đó Lê Dung hát trực tiếp trên sân khấu của chương trình Khách mời của VTV3- giới thiệu Nhạc sỹ Huy Du. Năm 2001 khi Lê Dung đột ngột qua đời, Đài TNVN đã phát đi phát lại bài hát này nhiều lần. Trong chương trình Con đường Âm nhạc số 18- vinh danh Nhạc sỹ Huy Du, ca sỹ Anh Thơ đã hát lại bài này, nhưng nói thật là không đạt yêu cầu.
Chợ chờ em vẫn chờ ai
- Huy Du -
Chợ Chờ em vẫn chờ ai
Để bâng khuâng câu hát tháng năm dài anh đi
Chợ Chờ ơi em đợi chờ ai
Có phải quê em sau bao mùa đánh giặc
Đầt nghìn năm Kinh (Hà) Bắc trái tim luôn thầm nhắc
Này Yên Phong, mảnh đất quê bình xứ Bắc còn ghi
Giặc Tống, giặc Nguyên phơi xác đầy đồng
Ngày hội khao quân bên chờ Chờ - chợ Núi (1)
Câu hát đợi chờ, sao anh chẳng đến
Để bến đò chờ thành bến đò lo
Nước chảy lơ thơ mãi đến bây giờ.
...
Này Yên Phong, đẹp nhất quê mình tên Thất Diệu Sơn
Dòng nước chảy xuôi với những nhịp cầu
Ngọn đèn chiếu sáng tuyến sông Cầu xanh ngát
Câu hát quan họ yêu thương tưới mát
Tình nghĩa mặn nồng đồng lúa bài ca
Hỡi người đi xa nhớ tới quê hương nhà
Hỡi người đi xa, hỡi người đi xa.
(1) Chợ Chờ- Chợ Núi thuộc xã Yên Phụ, huyện Yên Phong, nơi đặt đại bản doanh của Lý Thường Kiệt trong chiến tranh chống Tống cách đây gần hơn 900 năm và với những địa danh Thất Diệu Sơn, Cổ Loa, Sóc Sơn, trung tâm của nước Việt cổ đầy ắp những truyền thuyết và huyền thoại, nơi đây xứng đáng được coi là một vùng đất “Địa Linh”.
Một entry khác về Nhạc sỹ Huy Du:
http://blog.360.yahoo.com/blog-1Z76iRUlaadBZhbwb1Ysux2bTCw-?cq=1&p=475
:)
ReplyDeleteChợ Chờ đối với em không có gì là lạ cả, mặc dù lâu rồi chưa về thăm lại. Bà nội em quê ở đó, hồi nhỏ em hay về đó thăm bà em của bà nội em.
Tiếc cho nhạc sĩ Huy Du chuyển ngành quá sớm, chứ nếu công tác trong Quân đội cho tới sau năm 1991 thì chắc chắn là ông đã được phong quân hàm tướng cùng đợt với nhà văn Hồ Phương. Vì sau năm đó tổng cục chính trị mới có chủ trương phong quân hàm tướng cho các văn nghệ sĩ.