Friday 29 June 2007

Có một thời như thế (Entry for June 30, 2007)

img

Không nghi ngờ gì nữa, âm nhạc là một trong những điểm tham chiếu của lịch sử, và là điểm tham chiếu sinh động nhất, dễ chịu nhất. Âm nhạc không nhất thiết phải sống nhờ vào những thăng trầm chính trị của thời cuộc, xong thời cuộc bao giờ cũng để lại dấu vết của mình trong âm nhạc nói riêng, cũng như trong văn hóa, nghệ thuật nói chung. Có lẽ vì thế mới sinh cái gọi là "thuyết nghệ thuật vị nhân sinh", hay "ghê gớm" hơn là khái niệm "chiến sỹ trên mặt trận văn hóa", bên cạnh loại nghệ thuật vị nghệ thuật, và gần đây còn có loại "nghệ thuật vị thương mại", hay "hàng hóa nghệ thuật"...

Nhìn lại lịch sử âm nhạc Việt Nam trong thế kỷ trước, người ta thấy có một thời kỳ thật đặc biệt. Trong suốt gần một nửa thế kỷ (từ những năm dầu 50 đến đầu 90), dấu ấn của một thế giới lưỡng cực hằn rõ lên đời sống âm nhạc của nước nhà, đến nỗi có ai đó đã phải thốt lên rằng âm nhạc cũng có ý thức hệ! Nếu như miền Nam chứng kiến sự du nhập của các thể loại nhạc và các loại hình giải trí Mỹ- Tây Âu- TBCN, thì chất Liên Xô- Đông Âu-XHCN cũng ướt đẫm miền Bắc; đồng thời cả hai đều có vẻ hạn chế, nếu không nói là khước từ nửa còn lại của thế giới. Bất kỳ phạm trù nào của cuộc sống khi được/ bị chính trị hóa đều có nguy cơ trở thành điểm gây tranh cãi. Âm nhạc chắc chắn không tránh khỏi những rủi ro như vậy...

Theo lẽ đời, ở đâu có tranh cãi, ở đó cần sự công bằng và tỉnh táo, kể cả đối với âm nhạc, một lĩnh vực vốn đòi hỏi sự rung động, óc thẩm mỹ như điều kiện tiên quyết. Nhưng rồi sau tất cả, âm nhạc vẫn phải là văn hóa, mà văn hóa lại là cái còn lại sau khi tất cả những thứ khác mất đi...

1. Nguồn cảm hứng chính trong thời kỳ này vẫn được khơi dậy trước hết từ chính các tác phẩm nghệ thuật. Đặng An Nguyên đã viết "Nghe em hát Chiều Matxcova" theo cách như vậy. Bài hát là cảm xúc của tác giả trước bài hát Nga "Chiều Matxcova". Rồi sau đó bài hát của Đặng An Nguyên đã gặp được sự đồng cảm của Thanh Hoa ở đúng vào thời kỳ đỉnh cao trong giọng hát của người đàn bà hát này: mượt mà, sâu lắng, tinh tế. Đẹp!

img Thanh Hoa- 1987

2. Cảm hứng có thể từ vẻ đẹp của một con người hay một dân tộc được những con người khác, dân tộc khác biết ơn và ngưỡng mộ. Có lẽ vì vậy mà Dàn nhạc Mùa thu của Việt Nam, dưới tài dàn dựng và chỉ huy của Phú Quang đã trình bày thật xuất sắc bản nhạc Nga "Đôi mắt hạt dẻ". Thiết tha, sâu lắng, đam mê, và thấp thoáng đâu đó một nỗi buồn... rất Nga.

img Portrait of an Unknown Woman, 1883 (oil on canvas) Ivan Nikolaevich Kramskoy

3. Có lẽ hiếm người Việt Nam nào sinh trưởng trong những năm vừa qua mà lại không biết bài hát Kachiusa. Sau bao nhiêu năm, bài hát vẫn được hát và được yêu thích ở đất nước này. Vậy phải có cái lý gì chứ! Bài hát này do Phạm Tuyên viết lời Việt. Nổi tiếng ở Việt Nam với các tiếng hát Trung Kiên, Mỹ Bình, Ngọc Tân, Thu Phương, Tuyết Thanh. Và đây là tiếng hát Ngọc Tân năm 1979, cùng năm ông đoạt Giải thưởng Lớn tại Liên hoan âm nhạc quốc tế Dresden (Đông Đức) với bài hát "Chiều trên bến cảng":

img

4. Ái Vân là một nghệ sỹ từng làm rạng danh nền âm nhạc XHCN của Việt Nam. Ái Vân biểu diễn thành công nhiều ca khúc Liên Xô và Đông Âu như "Địa chỉ chúng tôi Liên bang Xô-Viết"; "Triệu triệu đóa hồng. Đặc biệt, năm 1982 Cô đoạt Giải thưởng lớn, cũng tại Liên hoan âm nhạc quốc tế Dresden với bài hát "Mặt trời chưa bao giờ mọc như thế", cùng với "Bài ca xây dựng". Rất tiếc vì một vài lý do, nhiều bài hát của Ái Vân thu âm trước đây đã bị mất. Bài "Mặt trời chưa bao giờ mọc như thế" được phát lần cuối cùng vào năm 1990 trên Vô tuyến truyền hình trong chương trình cuối cùng giới thiệu giọng hát Ái Vân tại Việt Nam, trước khi cô sang Đức, rồi Pháp, Mỹ. Nghe lại "Địa chỉ chúng tôi Liên bang Xô Viết":

img Ái Vân- 1991

5. Trong các cuộc thi đơn ca chuyên nghiệp toàn quốc được tổ chức xưa kia, các nghệ sỹ bao giờ cũng phải hát một ca khúc nước ngoài. Cho mãi đến cuộc thi đơn ca chuyên nghiệp toàn quốc năm 1988, phần lớn các ca sỹ đều chỉ chọn bài hát của Liên Xô, Đông Âu, cùng lắm là Pháp. Trong cuộc thi năm 1988, Cẩm Vân chọn "Khi yêu ai nỡ hững hờ", cùng với bài hát Việt "Ngôi sao cô đơn" và "Người sống mãi trong lòng miền Nam". Cẩm Vân đã đoạt giải nhất trong cuộc thi năm đó.

img

6. Trong lịch sử âm nhạc của Việt Nam XHCN, nếu như thế hệ của Vũ Dậu, Mạnh Hà, Ái Vân, Lệ Quyên được coi là gạch nối giữa nhạc nhạc cách mạng của thời chiến và nhạc nhạc nhẹ của thời bình, thì Hồng Nhung, Thanh Lam chắc chắn là thế hệ đầu tiên thuộc hoàn toàn về nhạc nhẹ, nhạc trẻ. Tuy vậy sự kế thừa hoặc ảnh hưởng của nền âm nhạc thời Liên Xô- Đông Âu vẫn thể hiện rõ trong việc thịnh hành của những ca khúc như bài "Đàn sếu" với tiếng hát Hồng Nhung:

img

7. Sự phổ biến của âm nhạc Liên Xô- Đông Âu còn bén rễ cả trong nhạc thiếu nhi. Thế hệ trẻ em Việt Nam sinh trưởng trong những năm 70, 80 hầu như ai cũng yêu thích và thuộc những bài hát như Nụ cười; Ở trường cô dạy em thế; Hãy để mặt trời luôn chiếu sáng:

img

8. Cảm hứng từ đất nước và con người Liên Xô/ Nga và Đông Âu còn kéo dài tới cả những năm sau này, khi thế giới và đất nước đã hoàn toàn thay đổi. Nghe nhạc Nga còn tồn tại trong một bộ phận khán thính giả như một "gu" nhạc, cũng giống như gu về nhac tiền chiến, nhạc đỏ, nhạc Trịnh... Chiều đông Matxcova của Phú Quang không hẳn nằm trong gu nhạc Nga, nhưng nó được nhiều người thuộc gu nhạc này yêu mến:

img

9. Đúng là nói về thời hệ thống XHCN mà không nói đến Trung Quốc thì hoàn toàn thiếu sót. Âm nhạc Trung Quốc ảnh hưởng tới âm nhạc Việt Nam thời kỳ này như thế nào là một chuyện không thể nói bằng dăm câu ba điều. Nhưng ít nhất cũng phải thấy rằng, quan hệ Việt - Trung như thế nào thì nó cũng được thể hiện chính xác như vậy trong nền ca khúc Việt Nam. Chúng ta có Hoa Mộc Miên, nhưng chúng ta cũng có "Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới". Còn phía Trung Quốc, có một thời Dàn nhạc Đài Phát Thanh Bắc Kinh đã hòa tấu bài "Xuân chiến khu" của Xuân Hồng hay như thế này đây:

img Hồ Chủ tịch và đồng chí Chu Ân Lai

10. Trong thời kỳ này, các bài hát Cuba luôn mang đến một không khí mới lạ, rộn ràng. Bài Va-xi-lô với tiếng hát Lê Dung là ví dụ điển hình. Còn nhớ, có một thời ai cũng hát bài này, thậm chí còn có cả lời xuyên tạc!!! Với Va-xi-lô, Lê Dung đã đoạt giải "Người hát dân ca hay nhất" tại một cuộc thi quốc tế tại Liên Xô:

img

11. Năm 1990, khi được chính thức trở lại thu âm tại Đài Tiếng nói Việt Nam, sau một thời gian phải hành nghề bán chính thức, thậm chí có lúc phải đổi nghệ danh thành Ngọc Hà, ca sỹ Ngọc Tân đã trình làng bài hát Nhật Bản có tên "Người yêu dấu" do ông tự đệm piano. Bài hát ngay lập tức được thính giả đón nhận nồng nhiệt. Cùng với những bài khác như Hai nửa vầng trăng, Lá diêu bông, Em ơi Hà Nội phố..., Ngọc Tân đã lấy lại được hoàn toàn vị trí sao sáng mà ông đã có một thời. Còn nhớ, Ngọc Tân đã nói trên báo Hà Nội Mới khi đó "Tôi đã phải trả một cái giá quá đắt, nhưng cuộc đời thật nhân ái và bao dung".

img

12. Điểm đáng tự hào nhất của nền âm nhạc thời kỳ này là sự hình thành và phát triển dòng âm nhạc bác học ở miền Bắc, điều mà người ta không thấy có được ở miền Nam. Được biết, các phóng viên và giới ngoại giao quốc tế ở Sài Gòn đã hết sức kinh ngạc khi Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Việt Nam do Trọng Bằng chỉ huy đã biểu diễn hết sức hoành tráng tại Sài Gòn ngay sau 30/4/1975. Nền âm nhạc thời Liên Xô- Đông Âu đã đưa Việt Nam vào cuộc với nền âm nhạc bác học quốc tế với những tên tuổi về thanh nhạc như Trung Kiên, Quý Dương, Quang Hưng, Quang Thọ, và đặc biệt là Lê Dung. Với giọng soprano đầy đặn, trong sáng, kỹ thuật điêu luyện, Lê Dung không hề thua kém các nghệ sỹ opera tên tuổi trên thế giới. Trích đoạn "Sức mạnh số phận" nói lên nhiều điều:

img

13. Nu00f3i gu00ec vu1ec1 u0110u1eb7ng Thu00e1i Su01a1n cu0169ng lu00e0 thu1eeba. Hu00e3y lu1eafng nghe tiu1ebfng u0111u00e0n cu1ee7a u0110u1eb7ng vu00e0 nhu00ecn lu1ea1i hu00ecnh u1ea3nh cu1ee7a anh ta vu00e0o u0111u00fang cuu1ed9c thi u00e2m nhu1ea1c quu1ed1c tu1ebf Chopin vu00e0o thu00e1ng 10/1980 tu1ea1i Vu00e1c-sa-va, Ba Lan. Anh lu00e0 ngu01b0u1eddi chu00e2u u00c1 u0111u1ea7u tiu00ean lu00e0m u0111u01b0u1ee3c viu1ec7c nu00e0y. Ngu00e0y xu01b0a, hu1ecdc cu1ea5p 1 cu00f2n u0111u01b0u1ee3c hu1ecdc hu1eb3n mu1ed9t bu00e0i ru1ea5t du00e0i cu00f3 tu1ef1a u0111u1ec1 "Tiu1ebfng u0111u00e0n u0110u1eb7ng Thu00e1i Su01a1n", trong su00e1ch Tiu1ebfng Viu1ec7t lu1edbp 4. Thu1ebf hu1ec7 mu00ecnh hay thu1eadt. Tu1ef1 hu00e0o lu1eafm.

P/S: Su1ebc Cu00d3 CHu01afu01a0NG TRu00ccNH Vu1ec0 NHu1ea0C NGOu1ea0I u1ede MIu1ec0N NAM

17 comments:

  1. Vẫn kịp póc tem! hè hè

    ReplyDelete
  2. (khổ thân bạn Leo, a H đã "mất tem" tới hơn 20 nhìn lần rồi mà bạn vẫn muốn "tem" của anh ấy!!!)

    Sáng cuối tuần nghe "nhạc miền Bắc" nhiều cảm xúc khó tả! Thú vị thật, đặc biệt được nghe lại "Va-xi-lô...thằng Tây nó vồ bà già" mà hồi nhỏ hát theo như...vẹt! Thế mới biết sự ảnh hưởng ấy sâu đậm như thế nào!

    Hy vọng a Hà hoặc Cao Nhân nào đó có thể làm 1 entry khác về cái gọi là "Âm nhạc miền Nam" cho mọi người thưởng thức với nhé!!!



    ReplyDelete
  3. Ơ hơ! "Bố già" nì đêm hôm kô ngủ, lọ mọ làm cái Entry nì kỳ công quá! (vào lần trước chưa thấy ảnh, lần sau lại có ảnh mấy ca sĩ). Nhạc hay nhưng người viết, bình về nó còn hay hơn í! hì hì. Nhưng mạng bên em dạo nì chán quá, ngồi cả tiếng đồng hồ mần cái PC mà nghe chưa hết, hic hic.

    ReplyDelete
  4. Tuyệt vời!!!!
    Những ca khúc và nghệ sỹ một thời vang bóng!
    Nghe Thanh Hoa hát vẫn mượt mà như "làng lúa làng hoa", bài hát mà cứ khi nghe lại nghĩ đến tết..hì hì
    Ka-chiu-xa và Nụ Cười làm nhớ đến thời kỳ bao cấp, suốt ngày được nghe trên đài phát thanh, " cho trời sáng lên đẹp biết bao nụ cười...."
    Nghe Cẩm Vân vẫn thích chị hát "Ngôi sao cô đơn" của Thanh Tùng hơn.Nghe nói TT viết bài này để tặng 1 cô ca sỹ ở ĐL.
    Thú vị dã man khi được nghe chính thức Va-xi-lo của Cuba, 1 thời còn rộ lên điệu nhảy va-xi-lo do các bậc tiền bối như Vũ Dậu, Mạnh Hà...khi lên sân khấu là nhảy va-xi-lo thằng tây nó vồ bà già...khàkhà
    Nghe Người yêu dấu - Koibitoyo-không biết bao nhiêu lần, đủ các ca sỹ hát, mới đây còn có Mỹ Tâm mua hẳn bản quyền ca khúc này để hát trong album riêng của cô. Nhưng không thể hay và sâu lắng tha thiết như Ngọc Tân được, mặc dù có lẽ là hồi đấy bác Ngọc Tân không nghĩ đến chuyện bản quyền....khụckhục. Kể cả khi biết ca khúc này của NB, nhưng chả hiểu sao em cứ nghĩ nó là một ca khúc của Nga hơn, lạ thía, chắc là do tiết tấu nhẹ nhàng sâu lắng của nó
    Không hiểu gì về opera, nên không dám bình loạn. Sợ bị ăn đòn vì động chạm...hêhê
    Đặc biệt cảm tình với " Đôi mắt hạt dẻ", " Đàn Sếu", và " Chiều đông matxcova"
    Nghe Đôi mắt hạt dẻ dễ hình dung ra Chiều matxcova với những hàng bạch dương trắng, những cô gái Nga mang tâm hồn Á Đông và cả những sự hy sinh thầm lặng thời Hồng Quân nữa.
    Hồng Nhung rất tuyệt vời với Đàn Sếu, nghe chị hát hồi còn trẻ trong sáng và nhí nhảnh hơn bây giờ, rất giống với những gì e thấy ở những thiếu nữ Nga trong " Và nơi đây bình minh yên tĩnh"
    Đặc biệt vui khi bác Hà sếp chị Mỹ Linh của em vào đây...hia hia...chị ấy hát Chiều đông matxcova không có gì phải phàn nàn
    Tái cái bút: E hát bài này cũng hơi bị hay....há há

    ReplyDelete
  5. quên, thêm phát nữa:Cảm ơn bác Hà, lần đầu tiên được thấy ĐTS hồi trẻ, không ngon giai như mình tưởng tượng...chẹp chẹp

    ReplyDelete
  6. Ha co bai hat "Nu Cuoi" cua dai tieng noi Viet Nam dan dung thi post len. Bai day nghe hay hon nhieu.

    ReplyDelete
  7. Tôi yêu những bài hát Lien Xô và những bài hát của 1 thời hăng say với lí tưởng.Nhưng tôi cũng rất thích những bài "nhạc vàng " ở miền Nam.Ko nói về quan điểm chính trị ,những cảm xúc khi chia xa,tình yêu,tình bè bạn,suy tư về cuộc sống vẫn luôn là những tình cảm vĩnh hằng của lòai người.
    Chờ entry về nhạc miền Nam trước 1975 của bạn

    ReplyDelete
  8. ôi quả đầu 1 mất 1 còn của lê Dung từng gây chấn động Hn trước, kinh dị thế k0 biết. Lê Dung giọng đẹp, tuy nhiên em vẫn nghĩ giọng lê Dung hợp với những tác phẩm có tính chất nhẹ nhàng sáng suả kiểu Mozart hay có đôi chút trữ tình tự sự kiểu dạng lieder, romances thính phòng hơn. Aria "pace, pace mio Dio" này thuộc về một vai cho giọng lirico-spinto (trữ tình-kịch tính) k0 hợp với type giọng của Lê Dung, thế nên ở đoan đầu xử lí tương đối tốt, nhưng đến đoạn cao trào,"Maledizione..." thì hơi đuối. Nếu phách nhịp tốt, bớt vibrato, LD có thể hát baroque rất hay vì giọng sạch, sáng, nhẹ.

    Em thích dân ca Nga, nhưng nhạc trũ tình Nga thì k0 thích lắm, cứ sến sến thế nào, nếu đc hát bằng giọng trầm, dầy (bass, bar, mez, c.alto) thì còn thích. Mấy bài anh up vẫn chưa nghe đc 1 bài nào cả, chuối thật.Nhà mình hồi xưa đa phần cho đi học ở Liên Xô và Đông Âu. Nên ai hát cũng đặc Nga. Mấy bài vui tươi kiểu “địa chỉ chúng tôi Liên bang xô viết” hay thật, nghe giống “từ 1 ngã tư đường phố” nhà mình nhỉ. K0 hiểu sao, chưa bao h em thấy rung cảm với giọng hát Ngọc Tân.

    Mấy bài thiếu nhi Nga cũng hay. Mà nhạc thiếu nhi ở đâu chẳng hay, trừ mấy đứa bé Mẽo bị showbiz bắt chín ép, lớn sớm thôi. Nghe mấy bài này lại nhớ hồi xưa cứ đến trưa là lại đc nghe bài nụ cười này. Mà hồi cấp 2 học hát bài này mãi k0 thuộc, sao lời dài thế

    Hồng Nhung “đàn sếu”, “papa” tươi rói, hồn nhiên hồi xưa đâu rồi nhỉ để bây h trở thành 1 dạng quả phụ k0 ra quả phụ, thiếu nữ k0 ra thiếu nữ(giống em B.S: I’m Not A Girl, Not Yet A Woman, hehe), suốt ngày bấu víu lấy hương khói của TCS, hix!

    Không biết Cẩm Vân hát “người sống mãi trong long miền nam” thế nào. Cẩm Vân đc cái hát giản dị tự nhiên, k0 phô trương, được Nguyễn Văn Tý quí lắm. Giá mà hát nhạc Cm nhiều, thôi cũng là do thời thế, hoàn cảnh.

    K0 mong chờ cái entry tập 2 của anh Hà 1 tẹo nào cả, nể lắm đấy, coi như giả điếc, mù, k0 ném đá hội nghị, :D

    ReplyDelete
  9. uây, bây h mới nghe đc Cẩm Vân, mới thấy Thanh lam bây h nhẹ nhàng, yếu đuối thật! hix

    ReplyDelete
  10. Cảm ơn cả nhà đã ghé thăm và cổ vũ tinh thần. Vẫn chờ thêm góp ý của các chiến hữu!

    ReplyDelete
  11. "...xong thời cuộc bao giờ cũng để lại dấu vết của mình trong âm nhạc nói riêng, cũng như trong văn hóa, nghệ thuật nói chung..."
    thế với cái thứ âm nhạc rẻ tiền mang đầy tính thị trường và các dạng văn hóa đồi trụy như hiện nay, anh có đánh giá thế nào về thời cuộc? :D

    ReplyDelete
  12. anh Hà siêng thật nhé ;)
    điểm 10 cho sự siêng năng này ;)
    Cuối tuần vui vẻ bác Hà nhá

    ReplyDelete
  13. Cảm ơn Hà nhiều!

    Một số bài hát Nga mình ưa thích, tìm trên mạng internet nhiều lần không thấy. Hôm nay được nghe, nhiều cảm xúc lắm!

    Cảm ơn nhiều!

    ReplyDelete
  14. Cám ơn TMH đã cho mình sống lại những năm tháng không quên.ca Khúc Khi yêu ai nỡ hững hờ do chị Cẩm Vân hát-thật tuyêt vời mình đã tìm bao năm qua.

    ReplyDelete
  15. Bạn có thể gởi cho mình bản âm thanh riêng cho bài hát này không.

    ReplyDelete