Không nghi ngờ gì nữa, âm nhạc là một trong những điểm tham chiếu của lịch sử, và là điểm tham chiếu sinh động nhất, dễ chịu nhất. Âm nhạc không nhất thiết phải sống nhờ vào những thăng trầm chính trị của thời cuộc, xong thời cuộc bao giờ cũng để lại dấu vết của mình trong âm nhạc nói riêng, cũng như trong văn hóa, nghệ thuật nói chung. Có lẽ vì thế mới sinh cái gọi là "thuyết nghệ thuật vị nhân sinh", hay "ghê gớm" hơn là khái niệm "chiến sỹ trên mặt trận văn hóa", bên cạnh loại nghệ thuật vị nghệ thuật, và gần đây còn có loại "nghệ thuật vị thương mại", hay "hàng hóa nghệ thuật"...
Nhìn lại lịch sử âm nhạc Việt Nam trong thế kỷ trước, người ta thấy có một thời kỳ thật đặc biệt. Trong suốt gần một nửa thế kỷ (từ những năm dầu 50 đến đầu 90), dấu ấn của một thế giới lưỡng cực hằn rõ lên đời sống âm nhạc của nước nhà, đến nỗi có ai đó đã phải thốt lên rằng âm nhạc cũng có ý thức hệ! Nếu như miền Nam chứng kiến sự du nhập của các thể loại nhạc và các loại hình giải trí Mỹ- Tây Âu- TBCN, thì chất Liên Xô- Đông Âu-XHCN cũng ướt đẫm miền Bắc; đồng thời cả hai đều có vẻ hạn chế, nếu không nói là khước từ nửa còn lại của thế giới. Bất kỳ phạm trù nào của cuộc sống khi được/ bị chính trị hóa đều có nguy cơ trở thành điểm gây tranh cãi. Âm nhạc chắc chắn không tránh khỏi những rủi ro như vậy...
Theo lẽ đời, ở đâu có tranh cãi, ở đó cần sự công bằng và tỉnh táo, kể cả đối với âm nhạc, một lĩnh vực vốn đòi hỏi sự rung động, óc thẩm mỹ như điều kiện tiên quyết. Nhưng rồi sau tất cả, âm nhạc vẫn phải là văn hóa, mà văn hóa lại là cái còn lại sau khi tất cả những thứ khác mất đi...
1. Nguồn cảm hứng chính trong thời kỳ này vẫn được khơi dậy trước hết từ chính các tác phẩm nghệ thuật. Đặng An Nguyên đã viết "Nghe em hát Chiều Matxcova" theo cách như vậy. Bài hát là cảm xúc của tác giả trước bài hát Nga "Chiều Matxcova". Rồi sau đó bài hát của Đặng An Nguyên đã gặp được sự đồng cảm của Thanh Hoa ở đúng vào thời kỳ đỉnh cao trong giọng hát của người đàn bà hát này: mượt mà, sâu lắng, tinh tế. Đẹp!
2. Cảm hứng có thể từ vẻ đẹp của một con người hay một dân tộc được những con người khác, dân tộc khác biết ơn và ngưỡng mộ. Có lẽ vì vậy mà Dàn nhạc Mùa thu của Việt Nam, dưới tài dàn dựng và chỉ huy của Phú Quang đã trình bày thật xuất sắc bản nhạc Nga "Đôi mắt hạt dẻ". Thiết tha, sâu lắng, đam mê, và thấp thoáng đâu đó một nỗi buồn... rất Nga.
Portrait of an Unknown Woman, 1883 (oil on canvas) Ivan Nikolaevich Kramskoy
3. Có lẽ hiếm người Việt Nam nào sinh trưởng trong những năm vừa qua mà lại không biết bài hát Kachiusa. Sau bao nhiêu năm, bài hát vẫn được hát và được yêu thích ở đất nước này. Vậy phải có cái lý gì chứ! Bài hát này do Phạm Tuyên viết lời Việt. Nổi tiếng ở Việt Nam với các tiếng hát Trung Kiên, Mỹ Bình, Ngọc Tân, Thu Phương, Tuyết Thanh. Và đây là tiếng hát Ngọc Tân năm 1979, cùng năm ông đoạt Giải thưởng Lớn tại Liên hoan âm nhạc quốc tế Dresden (Đông Đức) với bài hát "Chiều trên bến cảng":
4. Ái Vân là một nghệ sỹ từng làm rạng danh nền âm nhạc XHCN của Việt Nam. Ái Vân biểu diễn thành công nhiều ca khúc Liên Xô và Đông Âu như "Địa chỉ chúng tôi Liên bang Xô-Viết"; "Triệu triệu đóa hồng. Đặc biệt, năm 1982 Cô đoạt Giải thưởng lớn, cũng tại Liên hoan âm nhạc quốc tế Dresden với bài hát "Mặt trời chưa bao giờ mọc như thế", cùng với "Bài ca xây dựng". Rất tiếc vì một vài lý do, nhiều bài hát của Ái Vân thu âm trước đây đã bị mất. Bài "Mặt trời chưa bao giờ mọc như thế" được phát lần cuối cùng vào năm 1990 trên Vô tuyến truyền hình trong chương trình cuối cùng giới thiệu giọng hát Ái Vân tại Việt Nam, trước khi cô sang Đức, rồi Pháp, Mỹ. Nghe lại "Địa chỉ chúng tôi Liên bang Xô Viết":
Ái Vân- 1991
5. Trong các cuộc thi đơn ca chuyên nghiệp toàn quốc được tổ chức xưa kia, các nghệ sỹ bao giờ cũng phải hát một ca khúc nước ngoài. Cho mãi đến cuộc thi đơn ca chuyên nghiệp toàn quốc năm 1988, phần lớn các ca sỹ đều chỉ chọn bài hát của Liên Xô, Đông Âu, cùng lắm là Pháp. Trong cuộc thi năm 1988, Cẩm Vân chọn "Khi yêu ai nỡ hững hờ", cùng với bài hát Việt "Ngôi sao cô đơn" và "Người sống mãi trong lòng miền Nam". Cẩm Vân đã đoạt giải nhất trong cuộc thi năm đó.
6. Trong lịch sử âm nhạc của Việt Nam XHCN, nếu như thế hệ của Vũ Dậu, Mạnh Hà, Ái Vân, Lệ Quyên được coi là gạch nối giữa nhạc nhạc cách mạng của thời chiến và nhạc nhạc nhẹ của thời bình, thì Hồng Nhung, Thanh Lam chắc chắn là thế hệ đầu tiên thuộc hoàn toàn về nhạc nhẹ, nhạc trẻ. Tuy vậy sự kế thừa hoặc ảnh hưởng của nền âm nhạc thời Liên Xô- Đông Âu vẫn thể hiện rõ trong việc thịnh hành của những ca khúc như bài "Đàn sếu" với tiếng hát Hồng Nhung:
7. Sự phổ biến của âm nhạc Liên Xô- Đông Âu còn bén rễ cả trong nhạc thiếu nhi. Thế hệ trẻ em Việt Nam sinh trưởng trong những năm 70, 80 hầu như ai cũng yêu thích và thuộc những bài hát như Nụ cười; Ở trường cô dạy em thế; Hãy để mặt trời luôn chiếu sáng:
8. Cảm hứng từ đất nước và con người Liên Xô/ Nga và Đông Âu còn kéo dài tới cả những năm sau này, khi thế giới và đất nước đã hoàn toàn thay đổi. Nghe nhạc Nga còn tồn tại trong một bộ phận khán thính giả như một "gu" nhạc, cũng giống như gu về nhac tiền chiến, nhạc đỏ, nhạc Trịnh... Chiều đông Matxcova của Phú Quang không hẳn nằm trong gu nhạc Nga, nhưng nó được nhiều người thuộc gu nhạc này yêu mến:
9. Đúng là nói về thời hệ thống XHCN mà không nói đến Trung Quốc thì hoàn toàn thiếu sót. Âm nhạc Trung Quốc ảnh hưởng tới âm nhạc Việt Nam thời kỳ này như thế nào là một chuyện không thể nói bằng dăm câu ba điều. Nhưng ít nhất cũng phải thấy rằng, quan hệ Việt - Trung như thế nào thì nó cũng được thể hiện chính xác như vậy trong nền ca khúc Việt Nam. Chúng ta có Hoa Mộc Miên, nhưng chúng ta cũng có "Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới". Còn phía Trung Quốc, có một thời Dàn nhạc Đài Phát Thanh Bắc Kinh đã hòa tấu bài "Xuân chiến khu" của Xuân Hồng hay như thế này đây:
Hồ Chủ tịch và đồng chí Chu Ân Lai
10. Trong thời kỳ này, các bài hát Cuba luôn mang đến một không khí mới lạ, rộn ràng. Bài Va-xi-lô với tiếng hát Lê Dung là ví dụ điển hình. Còn nhớ, có một thời ai cũng hát bài này, thậm chí còn có cả lời xuyên tạc!!! Với Va-xi-lô, Lê Dung đã đoạt giải "Người hát dân ca hay nhất" tại một cuộc thi quốc tế tại Liên Xô:
11. Năm 1990, khi được chính thức trở lại thu âm tại Đài Tiếng nói Việt Nam, sau một thời gian phải hành nghề bán chính thức, thậm chí có lúc phải đổi nghệ danh thành Ngọc Hà, ca sỹ Ngọc Tân đã trình làng bài hát Nhật Bản có tên "Người yêu dấu" do ông tự đệm piano. Bài hát ngay lập tức được thính giả đón nhận nồng nhiệt. Cùng với những bài khác như Hai nửa vầng trăng, Lá diêu bông, Em ơi Hà Nội phố..., Ngọc Tân đã lấy lại được hoàn toàn vị trí sao sáng mà ông đã có một thời. Còn nhớ, Ngọc Tân đã nói trên báo Hà Nội Mới khi đó "Tôi đã phải trả một cái giá quá đắt, nhưng cuộc đời thật nhân ái và bao dung".
12. Điểm đáng tự hào nhất của nền âm nhạc thời kỳ này là sự hình thành và phát triển dòng âm nhạc bác học ở miền Bắc, điều mà người ta không thấy có được ở miền Nam. Được biết, các phóng viên và giới ngoại giao quốc tế ở Sài Gòn đã hết sức kinh ngạc khi Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Việt Nam do Trọng Bằng chỉ huy đã biểu diễn hết sức hoành tráng tại Sài Gòn ngay sau 30/4/1975. Nền âm nhạc thời Liên Xô- Đông Âu đã đưa Việt Nam vào cuộc với nền âm nhạc bác học quốc tế với những tên tuổi về thanh nhạc như Trung Kiên, Quý Dương, Quang Hưng, Quang Thọ, và đặc biệt là Lê Dung. Với giọng soprano đầy đặn, trong sáng, kỹ thuật điêu luyện, Lê Dung không hề thua kém các nghệ sỹ opera tên tuổi trên thế giới. Trích đoạn "Sức mạnh số phận" nói lên nhiều điều:
13. Nu00f3i gu00ec vu1ec1 u0110u1eb7ng Thu00e1i Su01a1n cu0169ng lu00e0 thu1eeba. Hu00e3y lu1eafng nghe tiu1ebfng u0111u00e0n cu1ee7a u0110u1eb7ng vu00e0 nhu00ecn lu1ea1i hu00ecnh u1ea3nh cu1ee7a anh ta vu00e0o u0111u00fang cuu1ed9c thi u00e2m nhu1ea1c quu1ed1c tu1ebf Chopin vu00e0o thu00e1ng 10/1980 tu1ea1i Vu00e1c-sa-va, Ba Lan. Anh lu00e0 ngu01b0u1eddi chu00e2u u00c1 u0111u1ea7u tiu00ean lu00e0m u0111u01b0u1ee3c viu1ec7c nu00e0y. Ngu00e0y xu01b0a, hu1ecdc cu1ea5p 1 cu00f2n u0111u01b0u1ee3c hu1ecdc hu1eb3n mu1ed9t bu00e0i ru1ea5t du00e0i cu00f3 tu1ef1a u0111u1ec1 "Tiu1ebfng u0111u00e0n u0110u1eb7ng Thu00e1i Su01a1n", trong su00e1ch Tiu1ebfng Viu1ec7t lu1edbp 4. Thu1ebf hu1ec7 mu00ecnh hay thu1eadt. Tu1ef1 hu00e0o lu1eafm.
P/S: Su1ebc Cu00d3 CHu01afu01a0NG TRu00ccNH Vu1ec0 NHu1ea0C NGOu1ea0I u1ede MIu1ec0N NAM