1. Bình minh đang lên. Hạ Long muôn màu. Từng đoàn thuyền ra khơi. Cánh buồn xa vời. Đi trong sớm mai đây, bạn nghe chăng bản tình ca mới! (Hoàng Vân- NSƯT Tiến Thành- 1980)
Archives: Tiếng hát Ngọc Tân (1980); tiếng hát Ngọc Hương (1983); tiếng hát Đức Lộc (1983)
2. Mỗi lần tôi hát về Vịnh Hạ Long là tôi như thấy xốn xang trong lòng. Vùng biển ấy trời nước mênh mông. Cánh buồm lướt gió ra khơi bốn mùa nghe tiếng hát... (Hát cùng trời nước Hạ Long- Dân Huyền- NSƯT Tiến Thành)
3. Hạ Long ơi, phải chăng thần tiên xuống đây. Kìa xa xa Tuần Châu. Đẹp mênh mang Bồ Nâu. Đẹp muôn màu... (Nhớ mãi Hạ Long- Vũ Thanh- NSƯT ÁI VÂN- 11/1989)
4. Tôi về đây nghe sóng. Sóng hát tình yêu đầu. Từ trong trái tim tôi, buồn no gió ra khơi. Hạ Long, Hạ Long ơi (Tôi về đây nghe sóng- Nguyễn Cường- HỒNG NHUNG- 11/89)
Bà Tôn Nữ Thị Ninh: | |||
"Hạ Long bị loại - bài học về giá trị thực, ảo" | |||
01:57' 19/04/2008 (GMT+7) | |||
- Bà Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội, có ý kiến quanh sự kiện bầu chọn và việc vịnh Hạ Long bị tạm loại khỏi danh sách 7 kỳ quan mới của thế giới. Chúng ta nói nhân sự kiện bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới này để quảng bá Việt Nam, nhưng phải chăng chúng ta đã làm hơi quá đà, thưa bà? - Tổ chức UNESCO đã chính thức công nhận vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới, có nghĩa địa danh này đã đạt đỉnh cao rồi thì bỗng dưng lại có cuộc bầu chọn gì đó và chúng ta hô hào nhau bầu chọn lại. Hai giá trị này đã bị lẫn lộn. UNESCO đã xem xét vịnh Hạ Long theo những tiêu chí rõ ràng, nghiêm ngặt, công bằng, còn cuộc bầu chọn này hên xui may rủi, tiêu chí không rõ ràng. Giả dụ người Trung Quốc cũng nhảy vào bầu chọn như ta, thì danh sách 7 kỳ quan thế giới sẽ chỉ có 7 kỳ quan của Trung Quốc theo logic số lượng người bầu chọn. Cuộc chơi nghiêm túc, rộng rãi, chắc chắn nhất chúng ta đã tham gia và đã đạt được thành quả, vậy thì vì sao lại nhảy vào cuộc chơi này, đó là thắc mắc lớn nhất của tôi. Chúng ta ngơ ngác nhảy vào một cuộc chơi mà lợi ích của chúng ta hầu như không có. Đã đạt danh hiệu hoa hậu thế giới rồi mà lại đi dự thi một cuộc thi hoa hậu ảo nào đó thì tôi không hiểu để làm gì. Điều tôi muốn biết nhất là có bao nhiêu người nước ngoài bầu chọn cho vịnh Hạ Long, nhiều nhất là ở nước nào. Chứ nói người Việt bầu cho vịnh Hạ Long nhiều nhất thì cũng như người Pháp bầu cho tháp Eiffell nhiều nhất. Mèo khen mèo dài đuôi, thì hơi thiếu tinh tế và khó thuyết phục. Việc quá hào hứng chạy theo phong trào với việc vi phạm luật chơi, cái nào đáng phê phán hơn, thưa bà? - Chúng ta rất hăng hái theo phong trào, chưa suy nghĩ thật chín chắn và ngây thơ trước cuộc chơi này. Mà phong trào ở đây cũng chỉ liên quan đến internet là chính. Một nước có kỳ quan thiên nhiên đẹp nhưng lạc hậu về viễn thông thì dân họ làm sao đi bầu bằng chúng ta? Nếu không có sự cố này, và vịnh Hạ Long nằm trong top 7, thì việc công nhận của UNESCO với việc trụ lại trong top 7 kỳ quan mới, là hai tầm mức, hai thước đo khác nhau. Gọi là tôm hùm với tép cũng không đúng lắm nhưng rõ ràng là một cái thực chất và một cái ít thực chất. Dù UNESCO không phải đã được ủng hộ 100% trong các lựa chọn của mình nhưng với cả quá trình xem xét lật đi lật lại của họ, chắc chắn kết luận đó phải mang một giá trị cao, rộng hơn. Chúng ta không nên đặt quá nhiều kỳ vọng và tốn công sức vào cái danh hiệu mà nếu có đạt được đi nữa thì ý nghĩa của nó thấp và nhỏ hơn nhiều.
Tự dưng bị một vố thế này chúng ta mới tỉnh người ra, mới nhìn kỹ nhà tổ chức là ông nào chứ lúc đầu thì cứ phiên phiến. Sự việc này nói lên rằng nước ta trong thời hội nhập còn phải tiếp tục trưởng thành hơn nữa. Chúng ta nhanh chân hội nhập đồng thời cũng rất hấp tấp, thiếu suy xét. Chúng ta nên rút kinh nghiệm để không bị hớ nữa về sau. Thưa bà, đây sẽ là một bài học cảnh tỉnh cho việc chạy theo những giá trị kém thực chất? Nó không đắt về mặt tiền bạc, nhưng rất đắt về tính chuyên nghiệp, ứng xử và hiểu biết luật chơi quốc tế của chúng ta? - Thế giới bên ngoài họ lên mạng, vào blog và biết câu chuyện này, chuyện vịnh Hạ Long đã là di sản thiên nhiên thế giới rồi mà còn đi làm phong trào bầu chọn vào 7 kỳ quan mới để đến độ vi phạm bản quyền. Chúng ta sẽ trở nên buồn cười trong mắt họ. Dùng chữ phong trào là để phân tích khách quan sự việc, chứ bên ngoài họ nghe chúng ta vận động toàn dân bầu chọn cho vịnh Hạ Long, tôi nghĩ họ sẽ ngạc nhiên rằng chúng ta bỏ công sức như thế để làm gì. Chúng ta thích danh hiệu, đã có danh hiệu cao nhất, vẫn muốn có danh hiệu nữa, tuy rằng thấp hơn. Vẫn còn nhiều phong trào thiết thực, quan trọng hơn để làm, chẳng hạn như làm sao đừng để trẻ em bị bạo hành, bỏ học... Tôi hy vọng đây là một bài học cảnh tỉnh. Xã hội chúng ta phát triển với tốc độ khá cao và nó dễ làm bào mòn, lẫn lộn một số giá trị, ưu tiên hình thức hơn thực chất... Hy vọng việc này sẽ giúp cho không ít người rút ra một nhận định, một bài học có ích. Xin cảm ơn bà.
|
Vấn đề là sao kể từ khi vụ này vỡ lở, bê bối... thì có nhiều học giả" đứng ra phê phán, cảnh tinh thế? Hồi trước họ biến đâu cả? ;)
ReplyDeleteÀ, hồi trước em thấy họ có xuất hiện, thậm chí xuất hiện khá đông đảo trên các diễn đàn mạng, trên các blog. Sự xuất hiện của họ cũng khá sớm, gắn liền với cảnh báo của UNESCO về việc tổ chức này không liên quan đến cuộc bình chọn, cũng như phê phán tính chất, giá trị và ý nghĩa của việc làm này. Có điều là người ta ít thấy họ trên các phương tiện truyền thông khác. Còn vì sao như vậy thì có lẽ anh tự có câu trả lời.
ReplyDeleteQuả thật, cái khẩu hiệu « Bình chọn cho HL là thể hiện tinh thần yêu nước » là một định đề được đưa ra một cách hết sức chủ quan, tùy tiện và thậm chí « nghiệt ngã ». Tôi bình chọn là điều kiện cần và đủ để tôi được công nhận là « yêu nước ». Vậy thì đảo lại, bạn đã không bình chọn, lại còn kêu ca, phê phán, bạn là kẻ phá đám, gàn dở, thậm chí đi ngược lại lợi ích dân tộc , đi ngược tinh thần yêu nước ( ?!) Bạn có sẵn sàng, có đủ dũng khí, đủ can đảm, có đủ động lực để dấn thân, để đi ngược chiều gió trong một cơn cuồng phong, để lội ngược dòng nước trong một trận lũ quét ? Không chứ gì ? vậy chỉ còn cách là bạn im lặng, làm ngơ, hoặc cùng lắm là viết blog ..., chứ còn biết làm gì hơn .
Câu hỏi của anh Linh hoàn không phải là một trường hợp cá biệt. Rất nhiều người đặt câu hỏi giống anh. Qua đó cũng đủ thấy những ý kiến phản biện, nhất là ý kiến trái chiều không dễ dàng gì mà có được một sự ghi nhận công tâm, nhất là trong bối cảnh của một văn hóa ứng xử mà ở đó người ta chưa quen tôn trọng sự khác biệt, mà chỉ quen áp đặt một chiều, nhào nặn thông tin sao cho có lợi cho mình. Vì thế mà không có gì ngạc nhiên khi ta thấy những ý kiến cảnh báo, phê phán cuộc bình chọn được đưa ra trước khi xảy ra scandal đã bị nhấn chìm, thậm chí không dám xuất hiện. Còn khi chúng xuất hiện trở lại sau scandal thì sẽ bị cáo buộc là nói vút đuôi, là « té nước theo mưa », là « dậu đổ thì bìm leo »
A thấy trong câu chuyện này 0 có gì mà ầm ĩ cả. Chỉ là cách hiểu vấn đề của mọi ngừ khác nhau thoi. Việc có ~ ngừ hăng hái quá làm xấu hình ảnh đất nước thì theo a nghĩ 0 đến nỗi nghiêm trọng như vậy. Thế giới sẽ 0 bít đến ~ chuyện này, họ để ý khi có kết quả cuối cùng thoi.
ReplyDelete@ Diehard Cat: Em đồng ý với anh. Không có gì là ầm ĩ cả. Cũng không nên ầm ĩ làm gì vì mình cũng phải quen dần với việc có những cái nhìn, ý kiến khác nhau trước cùng một sự việc.
ReplyDeleteCòn chuyện "thế giới không biết đến những chuyện này", chứng tỏ họ cũng chẳng hề biết đến cuộc bình chọn này, bác nhỉ. Thế thì ... hehe
Nhưng nếu phủ định hoàn toàn giá trị của cuộc bình chọn này thì cũng 0 đúng. Như a đã nói với em nó có giá trị quảng cáo nhất định của nó. Đó là kết quả cuối cùng. Trong cuộc bình chọn 7 kỳ quan nhân tạo trước đây. Kết quả đã được công bố trên khắp các các trang tin điện tử lớn nhất, những đài TV chính theo a bít ít nhất là ở Mỹ. A đã biết đến cuộc bầu chọn đó qua những phương tiện này 0 chỉ là 1 lần, mà họ lặp lại nhiều lần. Việc này 0 phải dễ, vì năm trước VN phải chi 1 đống tiền chỉ để được xuất hiện quảng cáo trên đài 1 CNN có khoảng 20 giây!
ReplyDeleteViệc UNESCO đã công nhận VHL là di sản TN thế giới a nghĩ chỉ có VN biết thoi! Việc này giống như phim nghệ thuật thắng giải nhưng chỉ có những người làm phim biết với nhau. Nó được những ngừ chuyên môn bầu chọn cho giá trị nghệ thuật của nó rất gắt gao nhưng 0 đem lại hịu quả kinh tế, 0 có doanh thu. Thương mại là phải nhờ vào quảng cáo, chứ 0 phải dựa vào 1 hội đồng thẩm định nghệ thuật. Và kết quả cuộc bầu chọn này là 1 hình thức quảng cáo rộng rãi mà VHL cần có để đem lại giá trị thương mại ngoài giá trị nghệ thuật sẵn có của nó. Nó có giá trị nhưng ngoài UNESCO và VN ra ít người trên thế giới biết về nó.