1. Nguyễn Hữu Thái Hòa song ca cùng Jennifer- một phong cách semi-classic thật hoàn hảo:
2. Khánh Ly hát trực tiếp tại Quán Văn năm 1967- Trịnh Công Sơn đệm guitar kiêm MC:
3. Tiếng hát Khánh Ly những năm 1980's (Băng nhạc Làng Văn 65)
4. Tiếng hát Khánh Ly những năm gần đây (CD Còn tuổi nào cho em)
Nguyễn Hữu Thái Hòa hát nhạc Trịnh
Nguồn: Blog Kazenka
Nếu bạn hỏi mình thích nghe giọng ca nam nào thể hiện nhạc Trịnh nhất, mình sẽ trả lời là Nguyễn Hữu Thái Hoà - một người hát nghiệp dư chứ không phải là Quang Dũng hay bất cứ một ca sĩ chuyên nghiệp nào khác.
Giọng Thái Hoà không có gì nổi bật cả: tương đối trầm ấm, thô thô mộc mạc, và vì là một người sống xa Tổ Quốc từ nhỏ nên có những từ tiếng Việt mà anh phát âm còn chưa chuẩn, chưa êm tai. Nhưng ngay lần đầu tiên nghe Thái Hoà hát Sài Gòn mùa xuân, mình đã cảm nhận được một điều gì đó thực sự khác lạ, vừa êm ả lại vừa rất đằm, rất "có hồn" trong giọng hát anh.
Người ta vẫn thường nói giọng hát là tiếng nói của tâm hồn, để đánh động được tâm hồn của người nghe thì trước tiên, giọng hát cần xuất phát từ tâm hồn của người sáng tác ca khúc và người hát mà đi ra. Muốn như thế, không cách nào khác, người ca sĩ cần có sự đồng cảm với người nhạc sĩ. Sự đồng cảm ấy nhiều khi lại cần có một chữ "duyên" làm điều kiện đủ. Như là việc khá nhiều ca sĩ có chất giọng không thua kém Khánh Ly, thậm chí kỹ thuật hơn, nhưng sao hát nhạc Trịnh vẫn không đi vào lòng người?
Ấy là ở họ không thể nào có được cái duyên sống cùng Trịnh Công Sơn trong một thời kỳ bão lửa của đất nước, được cùng ông chia sẻ những suy nghĩ, những xót xa về phận người khi ấy, được ông rèn cho từng ca từ, từng âm tiết... Nhắc đến chữ "duyên" với ý ở trên để nói rằng, dù không may mắn như Khánh Ly, nhưng chàng trai mới ngoài 30 tuổi - Thái Hoà cũng vẫn có một cái "duyên" với Trịnh Công Sơn mà không phải ai cũng có thể có được...
Nguyễn Hữu Thái Hoà là con trai của ông Nguyễn Hữu Thái (cựu chủ tịch tổng hội sinh viên Sài Gòn) và bà Trần Tuyết Hoa, hai người bạn rất thân với Trịnh Công Sơn từ trước ngày Giải phóng. Khi còn ở Việt Nam, khi được mẹ dẫn đi nghe nhạc Trịnh, cậu bé Thái Hoà khi đó mới khoảng 10 tuổi đã khiến mẹ ngạc nhiên bởi khả năng "cảm Trịnh Công Sơn" của mình.
Gia đình Thái Hoà sang định cư ở Canada từ năm 1990. Tại đó, Thái Hoà vừa học ĐH vừa tham gia rất tích cực vào các hoạt động văn nghệ của cộng đồng người Việt. Năm 1992, khi sang thăm gia đình ở Canada, Trịnh Công Sơn đã ghé thăm nhà Thái Hoà ở Montréal. Khi nghe "cậu" Sơn (Trịnh Công Sơn đã bắt Thái Hoà gọi mình bằng cậu bởi sự thân tình của ông với bố mẹ anh) kể về sự ra đời của các ca khúc, Thái Hoà tỏ ra thích thú và rất "mê" ông.
Những năm tiếp theo, mỗi khi có dịp về Việt Nam, Thái Hoà vẫn thường lui tới nhà Trịnh Công Sơn để nói chuyện và để ông giúp đỡ tập luyện ca hát. Ngày Trịnh Công Sơn mất, Thái Hoà cùng những người bạn nghệ sĩ mê nhạc Trịnh khác ngồi hát bên quan tài ông suốt mấy đêm liền. Sau này, dù có bận đến mấy, nhưng vào mỗi dịp giỗ Trịnh Công Sơn, Thái Hoà vẫn thu xếp để từ Pháp về Việt Nam, tới Hội quán Hội ngộ để hát tưởng nhớ người "cậu" của mình. Thái Hoà và bạn bè anh cũng chính là những người đã lập nên thư viện Trịnh Công Sơn đặt ở Nhà Việt Nam tại Torino, Italia.
Có thể nói, nhờ cái duyên của cha mẹ và của chính mình với Trịnh Công Sơn, Thái Hoà đã có một cách tiếp cận và cảm thụ nhạc Trịnh đúng mực. Sự đúng mực ấy thể hiện ở cách anh hát nhạc Trịnh, chân thật, giản dị và quan trọng nhất là tiếng hát ấy xuất phát từ một tâm hồn đồng cảm và yêu nhạc Trịnh thật sự.
Bạn có thể đọc thêm về quan niệm của Thái Hoà về việc hát nhạc Trịnh ở đây. Ngoài ra, bạn cũng có thể theo dõi những tâm sự, trao đổi của Thái Hoà và những người bạn yêu nhạc Trịnh trong diễn đàn này (nick của Thái Hoà là dodua).
Còn dưới đây là một số ca khúc được tuyển chọn từ 3 album nhạc Trịnh mà Thái Hoà đã thu âm với phong cách rất mộc mạc. Mời các bạn cùng nghe và cảm nhận:
http://kazenka.multiply.com/music/item/341
Username: kazenka01
Password: 123456
Bài này em thích nhất là Kly hát trong chương trình thúy nga trong liên khúc TCS số ra ngay sau khi TCS mất, lúc đó KLy trình diễn bài này với cảm xúc thật hay thể hiện được cái hồn bài hát và đó là điều KLy đã thành công trong nhạc Trịnh
ReplyDelete