Wednesday, 28 February 2007

Thursday, 22 February 2007

Cô Ninh (February 23, 2007)

Trò chuyện với nhà ngoại giao "ít nói dối"
00:44' 22/02/2007 (GMT+7)

(VietNamNet) - Trong năm 2006 vừa rồi, cùng với một số nhân vật nổi tiếng, bà Tôn Nữ Thị Ninh xuất hiện nhiều trên truyền thông trong chùm sự kiện liên quan đến việc Việt Nam gia nhập WTO. Đã có những cách nhìn nhận đánh giá khác nhau về vai trò của bà, cũng như của những người này, trong dòng thời sự của cuộc vận động.

Nhưng, tựu trung, bà vẫn được coi là một nhà ngoại giao, và trước hết là một phụ nữ, thông minh, sắc sảo, và, đặc biệt, rất có chính kiến, cũng như dám công khai bộc lộ chính kiến của mình. Cũng với một cách nhìn thẳng vào vấn đề như vậy, bà đã nói với VietNamNet về quan niệm làm ngoại giao, và quan niệm về phụ nữ, trong thời đại hội nhập.

img
Bà Tôn Nữ Thị Ninh đang trao đổi với một đại biểu nước ngoài trong một cuộc hội thảo.

Tôi không hợp kiểu phát ngôn bài vở sẵn

Cựu Đại sứ Mỹ tại VN "Pete" Douglas Peterson có nói rằng rất ấn tượng với lần Bà lên phát biểu trên truyền hình ở New York hồi cuối năm 2004. Bà có thể kể lại đôi chút về kỷ niệm đó không?

Tôi không nhớ đâu. Cứ ở đâu tôi quảng bá được cho Việt Nam thì tôi nhận lời tất. Có nhiều người ngại. Tôi từng nói rằng thời chiến tranh mình dũng cảm tiến công như thế, sao bây giờ thời bình mình lại phòng ngự thế.

Tôi không hợp với kiểu phát ngôn của Bộ Ngoại giao, tức là bài vở sẵn hết rồi, chắc nịch từng câu chữ, không được thêm nửa lời. Anh theo dõi thì thấy người phát ngôn Nhà Trắng cũng chỉ phát biểu những câu cộc lốc đã chuẩn bị trước, còn ai hỏi thêm nói: “Tôi chỉ có quyền nói đến thế.” Rồi quay phắt lưng đi.

Ý bà là...

Ý tôi là nếu cho công tác thông tin đối ngoại của mình chỉ bó gọn vào người phát ngôn BNG, và nay có thêm người phát ngôn của Thủ tướng, là đủ, thì hoàn toàn là ngộ nhận. Đó chỉ là một trong nhiều binh chủng cùng tham gia một mặt trận. Tôi nghĩ tôi thuộc "lực lượng triển khai linh hoạt", như người ta thường gọi.

Và như vậy, có thể coi việc Bà chuyển sang Quốc hội là một sự may mắn với Bà?

Cũng có một vài bạn bè cứ tiếc rằng giá mà tôi cứ tiếp tục trụ trong ngành ngoại giao. Về đây, tôi vẫn làm công tác đối ngoại, nhưng cái thú vị ở đây là nhiệm vụ đàm phán ký kết thoả thuận gì gì đó thì hầu như không còn nữa.

Cái mà tôi cho là mình được phát triển nhiều hơn là công tác thông tin đối ngoại. Trên thực tế, khi nước ngoài họ được giới thiệu rằng trước mặt họ là một nhà ngoại giao thì họ không chờ đợi gì nhiều từ sự đổi mới, hay một bộ mặt mới. Còn quốc hội qua lăng kính của họ là một định chế khá mới mẻ, và thú vị.

Khi thì bà đi với tư cách là một nghị sĩ, Phó Ban Đối ngoại Quốc hội, khi thì với tư cách một học giả. Bà đánh giá mình hiện giờ là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, hay là một nhà ngoại giao nhân dân?

Nhà nước bao gồm chính phủ và quốc hội, cho nên đối ngoại của quốc hội là một binh chủng, nhỏ thôi, bên cạnh cái binh chủng lớn là ngoại giao của chính phủ. Ngoại giao chính phủ nó rất gò ép, còn ngoại giao nhân dân thì thoải mái hơn nhiều. Ngoại giao quốc hội có cái gì đó nằm giữa hai cái đó.

Tôi đã từng nói với một thành viên trong Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, rằng "các ông cứ trách việc VN phản đối việc Mỹ vào Iraq. Ông mới nghe chính phủ thôi, chứ ông có muốn nghe cử tri của tôi nói gì không về hành vi của Mỹ không?"

"Tháng 3 Mỹ đánh, thì tháng 4 tôi đi tiếp xúc cử tri, và có một cựu chiến binh đã thắc mắc rằng Chính phủ VN phản đối không đủ mạnh", tôi trả lời luôn.

Như vậy, làm đối ngoại quốc hội dễ nói hơn, vì có thể truyền đạt lại ý kiến cử tri, nhân danh cử tri, nên đỡ gò ép, hay phải cân nhắc quá mức. Nói tóm lại, đối ngoại quốc hội làm cho đối ngoại của VN nhiều màu sắc, uyển chuyển hơn.

Hơn nữa, chúng tôi cũng dễ kết hợp hơn với ngoại giao nhân dân, tức là Liên hiệp các tổ chức hữu nghị, hay các đoàn thể quần chúng khác.

Từ khi về phụ trách Quốc hội Bắc Mỹ, tôi tự đặt cho mình một câu hỏi: Về đây tôi sẽ là cái gì? Quốc hội cần làm gì để đổi mới, và tôi có thể tham gia như thế nào?

Trong công cuộc Đổi Mới của VN, người ngoài thường đánh giá nhiều ở quá trình dân chủ hoá, và quốc hội có thể là minh chứng cho điều đó một cách thuyết phục và sinh động nhất. Nhưng thực chất mình phải làm hay thì mới nói hay được, chứ mình làm dở thì nói hay cũng khó, chỉ nguỵ biện thôi.

Ai cũng công nhận rằng những người làm thông tin trên thế giới này cũng sử dụng một phần nguỵ biện, nhưng nguỵ biện có nghệ thuật. Tôi đã từng nói với sinh viên Học viện Quan hệ Quốc tế rằng một nhà ngoại giao giỏi, cũng như là một nhà truyền thông giỏi, phải ít nói dối, càng ít càng tốt.

Quan điểm ngoại giao "truyền thống" đã lỗi thời

Điều đó khác hẳn với định nghĩa rất "classic" về nhà ngoại giao, tức là “nhà ngoại giao là người trung thực, được cử ra nước ngoài nói dối, vì lợi ích quốc gia”?

Nhà ngoại giao, theo quan điểm của tôi, phải cố gắng trung thực tối đa, như mọi con người lành mạnh và tốt đẹp. Nhưng sự khác nhau giữa nhà ngoại giao và những người làm công việc khác như thống kê, hay bán hàng, là nhà ngoại giao phải thể hiện sự trung thực của mình một cách toàn diện, sâu sắc, chứ không phải trung thực một cách hồn nhiên. Hay như cánh truyền thông các anh hay nói: Một nửa sự thật không phải là sự thật.

Sự trung thực một cách sâu sắc đó đòi hỏi phải có kinh nghiệm, phương pháp, nghệ thuật và một phần năng khiếu bẩm sinh nữa. Như vậy, sự ý thức đó trở thành phản xạ, rất tự nhiên.

Lần đó Bà tự nói, hay sinh viên họ chủ động hỏi Bà?

Họ hỏi chứ. Câu hỏi như sau: “Trong đời làm ngoại giao của bà, đã bao giờ bà nói dối chưa?” Tôi trả lời: "Đương nhiên. Nhà ngoại giao cũng là con người, mà đã là con người, liệu có ai trên thế gian này dám vỗ ngực bảo mình chưa từng nói dối không?"

Tuy vậy, tôi vẫn cho nói dối là hạ sách. Tôi tránh ở mức tối đa, mà thay vào đó bằng việc nói ít, nếu không thể nói hết sự thật. Còn nếu hoàn toàn không thể nói sự thật thì tôi làm thinh hoặc tránh. Lúc đó, phải có nghệ thuật lách.

Bà có nhớ trường hợp nào người ta dồn bà, khiến bà không thể "lách" được?

Người ta thắc mắc là tại sao VN chưa quan hệ với Vatican, một nhà nước có quan hệ với hơn 100 nước trên thế giới. Tôi trả lời rằng các thứ trưởng, bộ trưởng của Vatican hàng năm vẫn đến VN, và các giám mục của VN vẫn đi dự hội nghị của Vatican ở Rome đấy thôi. "Thế còn TQ thậm chí không có bất cứ quan hệ gì với Vatican thì sao?", tôi hỏi lại họ, trong sự so sánh.

Tôi thường chọn cách đi vào lịch sử, nói về bối cảnh xã hội, hay nhân tố văn hoá để lý giải một vấn đề mà tôi không thừa nhận là hay, hoặc không hay, đúng hoặc không đúng. Chủ yếu là giúp cho người ta hiểu hoàn cảnh của nó để bớt bức xúc đi, hoặc để người ta hiểu rằng cách làm của VN cũng có cơ sở riêng của mình.

Hay, chẳng hạn, họ hỏi về vấn đề Vatican phong giám mục phải được sự chấp thuận của Chính phủ VN, và gần đây khá hơn là sự thoả thuận với Chính phủ. Họ bảo đó là chuyện nội bộ của Nhà thờ, chứ dính dáng gì đến nhà nước.

Tôi nói rằng quan hệ giữa nhà nước và tín ngưỡng là quan hệ giữa nhà nước và một tổ chức xã hội, bởi nhà thờ cũng là một lực lượng xã hội có tổ chức. Mối quan hệ này phải được xác lập trên một số qui tắc rõ ràng theo luật lệ và luật pháp của từng nước.

Rồi tôi lấy luôn ví dụ ở Bỉ, địa bàn tôi làm việc. Hoá ra mấy ông linh mục ăn lương của nhà nước, còn VN thì linh mục thì không. Đã chấp nhận thực tế của Bỉ, tại sao lại không chấp nhận thực tế ở VN, bởi nước nào cũng có quá trình lịch sử riêng?

Thậm chí có những nước quan hệ giữa nhà nước và tôn giáo đầy đẫm máu, như châu Âu chiến tranh cả trăm năm về tôn giáo. Ối giời ơi, thiếu gì những vụ đẫm máu, như Thập tự chinh chẳng hạn.

Phản ứng của họ ra sao?

Mình cũng đừng ảo tưởng đến mức là mọi câu trả lời của mình với chất vấn của họ là thuyết phục được họ ngay đâu. Nhưng chí ít mình cũng cũng tranh thủ thiện cảm của họ về sự cởi mở, thái độ thẳng thắn, không né tránh của người VN.

Tất nhiên, VN ta cũng có những cái không thể cởi mở như phương Tây. Cách đây mười mấy năm tôi cũng bị bạn bè Mỹ hỏi về vấn đề đồng tính luyến ái. “Cu Ba thì kinh lắm, trong luật cấm đoán rất chặt, còn VN thế nào nhỉ?”, họ hỏi.

Tôi nói rằng việc này chưa phổ biến để trở thành một vấn đề mà cả xã hội phải bận tâm, bức xúc. Còn nếu rằng ai đó mà bảo VN đưa vấn đề này ra bàn để đưa vào trong luật, thì tôi e rằng VN cũng hơi giống Cu Ba. Người ta cười rất thú vị, mặc dù người hỏi là người chủ trương theo kiểu phương Tây.

Tôi hiểu vai trò của tôi là giúp cho họ có một cách nhìn khách quan hơn, đỡ định kiến hơn, sát với thực tế VN hơn, và dần dần có thiện cảm hơn với VN. Chứ tôi kém về số học lắm, không nhớ nổi các con số thống kê, hay tài giỏi như đồng chí Võ Hồng Phúc (Bộ trưởng KHĐT) nhớ từng con số cụ thể. Nhưng luôn cố gắng nắm được ý lớn của vấn đề.

Nhiều đàn ông trên 55 có hơn gì phụ nữ đâu

Trong cuộc vận động để phụ nữ tham gia lãnh đạo, VN đã có không ít thứ, bộ trưởng, thậm chí cao hơn, là nữ. Trong khi đó ngành ngoại giao lại không có. Có những ý kiến cho rằng phụ nữ VN rất có năng khiếu về ngoại giao. Một minh chứng rõ nhất là trước năm 1976 ta đã có một Bộ trưởng Ngoại giao (Chính phủ Lâm thời CHMNVN) lừng lẫy. Như Bà chẳng hạn, hiểu biết, kinh nghiệm, và uy tín quốc tế đâu có kém cạnh gì ai?

Xin cám ơn anh. Nhưng đừng hỏi tôi, khó nói cho tôi, mà phải hỏi các cấp lãnh đạo cao hơn chứ. Anh biết rồi đấy, ở một vị trí cao nhất định, có nhiều nhân tố lắm, chứ đâu phải chỉ làm việc hết mình, làm đúng chuyên môn, và đóng góp nhiều.

Nhưng tôi rất thoải mái vì tôi tin rằng ở đâu tôi cũng làm được việc. Ngày mai nếu người ta bố trí tôi ở vị trí thấp hơn mà tôi thấy làm việc tốt hơn, chủ động hơn, thì tôi cũng chấp nhận luôn. Còn cao hơn mà tôi thấy không nên thì tôi cũng không nhận lời.

Đó là vấn đề của cá nhân bà. Nhưng với tư cách là đại diện cho phụ nữ, những người đang cố gắng đấu tranh để có được sự đánh giá và đối xử công bằng hơn so với nam giới trong xã hội, bà nghĩ thế nào. Nếu tự mình cảm thấy xứng đáng ở một cương vị nào đó bà có dám "lobby", theo nghĩa tích cực của từ này, để có thể có được vị trí mà, theo bà, bà sẽ làm tốt hơn người khác không?

Câu trả lời của tôi là chưa bao giờ tôi lobby cho tôi để có vị trí này hay vị trí khác. Công việc cứ tới, thấy hợp thì tôi nhận, không hợp thì thôi. Tôi luôn sẵn sàng lobby cho công việc, cho cái chung của phụ nữ, còn tự lobby cho mình thì chịu.

Chẳng hạn mười mấy năm nay rồi, không phải là vận động đâu mà tôi đấu tranh hẳn hoi cho việc kéo dài tuổi nghỉ hưu của các nhà khoa học, nhà quản lý và trí thức nữ. Tôi hiện nay lại có một thuận lợi nữa là đã qua cái tuổi hưu hành chính rồi, ở Quốc hội người ta không áp dụng cái tuổi hưu hành chính theo kiểu “máy chém”), nên tôi có thể phát biểu thoải mái.

Ta cũng phải hiểu là qui định này được ban hành thời chiến tranh, lúc đó nữ trí thức, khoa học và quản lý không được nhiều, mà số đông là chị em lao động chân tay. Tôi nghĩ chị em lao động chân tay vất vả hơn, sức khoẻ suy giảm nhanh hơn, thì việc được nghỉ hưu sớm hơn với tỷ lệ lương hưu như đàn ông là hợp lý.

Tôi đã đề nghị ở các hội thảo, diễn đàn công thức sau đây: Về mặt pháp lý, ta hãy làm như thế giới là nam và nữ bình đẳng về tuổi hưu, còn ưu ái quan tâm đến phụ nữ là cho phép những chị em vì lý do sức khoẻ, hay riêng tư nào đó, muốn nghỉ thì làm đơn. Cái ưu ái lúc đó sẽ được thể hiện, mà không xúc phạm chị em trí thức, và cũng không áp đặt với chị em lao động chân tay.

Có ý kiến phản biện cho rằng như vậy thì tốn kém. Tôi cho rằng sự tiết kiệm về lương đấy nhỏ nhặt lắm, theo kiểu “cây kim sợi chỉ”, so với bao nhiêu cái phung phí khác, trong khi đó người phụ nữ trí thức đó lại đóng góp được rất nhiều trong 5 năm đỉnh cao về kinh nghiệm và trí tuệ của mình.

Còn nếu nhà nước muốn tiết kiệm, tôi đề nghị một cách tiết kiệm rất hay, rất bình đẳng: Cả nam và nữ nghỉ hưu ở tuổi 58! Tốt chưa? Chứ tại sao chị em phải hy sinh để tiết kiệm một chút ngân sách cho nhà nước, đàn ông cũng phải đóng góp vào đó chứ. Tôi thấy nhiều người đàn ông trên 55 mà năng lực có hơn gì phụ nữ đâu.

Xin cảm ơn bà!

  • Huỳnh Phan thực hiện

Saturday, 17 February 2007

Tết bật quạt máy (February 18, 2007)

Chua bao gio mien Bac lai don Tet voi nhiet do 29-30 do!!! Nhieu nguoi keu nong, khong dien duoc vest. Di chuc Tet thay nhieu nha phai bat quat may. Nhiet do tuy cao nhung duoc cai do am khong qua cao. Noi chung thoi tiet tuy bat thuong nhung minh thay rat OK. o be?n to'i tam va ret muot suot may thang roi, gio ve que thay troi bung nang, ap ap. Vuiiiiii!!!!!

Monday, 12 February 2007

Ái Vân (February 13, 2007)

Gặp lại ca sĩ Ái Vân
11:57' 12/02/2007 (GMT+7)

(VietNamNet)- Cuối năm, chị lại về nước. Để hát. Để có dịp chăm sóc người cha già trong căn nhà mà chị mới mua ở TP.HCM. Để gặp lại "xưa cũ" Hà Nội và tưởng chừng như mình chưa từng đi xa trở về... Cuộc trò chuyện chiều cuối năm giữa chị và vài người từng biết và mến mộ chị, không có gì đặc biệt nhưng cũng đủ làm mắt chị ngân ngấn.

img
Ca sĩ Ái Vân
“Chị đẹp hơn cả tưởng tượng…” - Tôi thầm thốt lên khi nhìn thấy Ái Vân. Đối diện là GS. Trần Thanh Minh, nguyên hiệu trưởng Đại học Đà Lạt - thời Ái Vân nổi nhất, bên phải là một người học trò của ông. Chắc chắn, cả hai người đàn ông đó đều là fan hâm mộ Ái Vân – ngày xưa và cả bây giờ.

“Đuôi tóc vểnh, “highlight”. Gương mặt như thể không hề bị những “cú đấm của thời gian”. Gò má trắng mịn điểm chút phấn màu cam, cặp mắt to mở lớn, mũi như dân “không thuần chủng”, môi có “nụ”, nói cười trông càng duyên...”

“Thời đó, Ái Vân diện quần kaki trắng, áo satanh nõn chuối đi xe Peugeot 104 màu cá vàng - thật là sáng cả một góc trời, khiến cho hai hè phố dõi theo, mơ mộng…”

Đó là những câu “tả” của nhà báo Dương Phương Vinh trong bài báo có tựa đề “ Hậu vận của hồng nhan” viết hồi năm ngoái khi Ái Vân về nước biểu diễn nhân kỷ niệm 20 năm Nhà hát Ca múa nhạc Trung ương. Vẫn là về theo lời mời của “anh Bình” - nghệ sĩ Trần Bình - một trong những người hùng của đời chị.

Bốn người chúng tôi – thêm cả cậu phóng viên nhiếp ảnh - khó tin rằng, người phụ nữ trước mặt mình năm nay đã vào tuổi tri thiên mệnh và từng bước qua bao nhiêu trầm luân của một kiếp người…

Dân ca

Nghe ca sĩ Ái Vân hát:
- Mây Tháp Mười (Lý con sáo)
- Tiếng hát quê hương gửi người chiến sĩ (Lý con sáo sang sông)


Người học trò của GS Trần Thanh Minh bật máy tính mở lại bài hát ngày xưa Ái Vân thường hát. Giọng hát trong vắt một thuở vang lên…

- Tôi nhớ chị hát bài này năm 1970 hay 1971 gì đó. Hồi đó, có nhiều ca sĩ hát bài này nhưng tôi vẫn nhớ mỗi lần nghe qua đài, không cần nghe giới thiệu tôi cũng nhận ra đó là giọng ca của chị. Nghe nhiều, thấy chị có một chất giọng rất riêng khi hát dân ca; khó có thể diễn tả một cách rõ ràng là cái chất riêng nó là cái gì nhưng chỉ cảm nhận là chất giọng của chị ngày đó có chất nhựa, có một độ rung thật đặc biệt. Nếu bây giờ hát lại, không biết độ rung đó có còn không.

- Bài hát đó gần 40 năm nay rồi… (Giọng ca sĩ Ái Vân run run). Mỗi lần nghe lại như thế này lại có có cảm giác nhớ ghê gớm một gì đó đã ăn sâu vào trong máu thịt.

Nhớ những làn điệu dân ca đã từng ngấm vào mình. Nhớ lại cái thời điểm mà mình đã hát những bài hát này – đó là những ngày gian khổ, nhưng mình không cảm thấy cái khổ đó, vẫn mong có những ngày khác, vẫn nhìn về tương lại, vẫn thấy lạc quan.

Và bây giờ ngẫm lại thì thấy sự lạc quan, niềm tin đó của mình là không sai bởi cuộc sống bây giờ đang đi lên, đổi khác rất nhiều.

- Ở bên đó, có lúc nào bên đó chị hát lại những bài dân ca hồi xưa vẫn hát và bà con Việt Kiều có nhu cầu nghe không?

- Có chứ. Vân đã “trình làng” bên đó bằng bài “Em đi Chùa Hương”, “Tát nước đầu đình”…Thành ra bà con bên hải ngoại có ấn tượng là Vân chỉ hát dân ca bắc Bộ, cứ trông đợi Vân mặc áo tứ thân hát và buổi diễn nào người ta cũng yêu cầu bài “Em đi chùa Hương”.

Còn ngày xưa mình hát dân ca Nam bộ nhiều hơn. Các điệu lý không dám nói là biết hết nhưng biết nhiều lắm. Mỗi lần hát dân ca, lại nhớ má nhiều hơn. Má quê ngoại ở Long Thành, Bà Rịa rồi lại làm việc ở Uỷ ban kháng chiến Nam bộ. Vì sống trong không khí đặc sệt chất Nam bộ như vậy nên cả mấy chị em đã gọi bậc sinh thành là Ba – Má theo kiểu miền Nam.

- Trong gia đình chị, như Ái Xuân hát dân ca Nam bộ nhiều hơn?

- Vì Ái Xuân ca cải lương mùi mẫn hơn, giọng khoẻ hơn.

- Hồi đóng bộ phim “Chị Nhung” là lồng tiếng hay là tiếng thật của mình?

- Tiếng thật. Ngày xưa nói tiếng Nam có “lời” lắm vì hay được sử dụng.

- Nếu được quyền chọn lựa, không có độc giả, không có khán giả yêu cầu, chị sẽ chọn gì?

- Dân ca. Thực ra, trong ý thức thì bao giờ cũng thích hát nhạc nhẹ hơn. Nhưng cái mà nó bộc phát, tự phát ra như từ trong máu vậy là dân ca. Khi hát dân ca, cảm thấy mình trẻ lại. Dân ca cứ như là đã ngấm vào mình vậy. Từ khi còn bé hát dân ca rất tự nhiên, như là khí trời vậy.

Hoài niệm

img
Ca sĩ Ái Vân trong buổi trò chuyện cuối năm với VietNamNet.
- Thời còn học phổ thông, nghe qua Đài tiếng nói Việt Nam bài hát Lý con sáo, tôi rất nhớ về miền Nam vì ba tôi đi tập kết. Tôi cũng hâm mộ ca sĩ Ái Vân vì những bài hát của chị gắn liền với những kỷ niệm tuổi thơ của tôi. Những cô ca sĩ sau này hát không hay bằng thời đó được. Sau này, khi đến nước Đức, tôi đã nhớ lại Ái Vân từng được giải thưởng ở Đức…

- Người ta nghe có cảm xúc vì gắn với kỷ niệm, gắn với quá khứ. Mỗi một thời, con người ta liên quan đến một kỷ niệm nào đó. Còn mình, khi nghe một bài hát như thế này lại làm mình hoài niệm, nhớ đến kỷ niệm, rằng mình đã hát trong hoàn cảnh nào, nghe trong hoàn cảnh nào. Bây giờ đây, cuộc sống của mình vẫn “chia hai”; một là hoà nhập với thực tại, hoà mình với cuộc sống ở nơi định cư nhưng trong thâm tâm mình vẫn có khoảng trời rất riêng.

Và trong khoảng trời riêng đó lại chia ra thành hai mảng: Một là hiện tại của quê hương bây giờ, người thân bây giờ. Và khoảng thứ hai vô cùng sâu kín, đầy cảm xúc. Đó là khoảng thời gian mình đã sống có những bài hát như vừa rồi, nó rất cảm động, rất là đẹp. Có những góc mình nhớ lại để có cảm xúc, xúc động vì nó thì thật là hạnh phúc.

Không biết mình có hoài cổ không, nhưng đó là khoảng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời mình, sống có lý tưởng, sống không vì cái gì hết. Mình sống vì cái chung, vì mọi người. Tuổi trẻ của mình cũng bôn ba...

Không hiểu sao, mình vẫn vậy, vẫn trân trọng, lúc nhắc lại không thể kìm được cảm xúc.

(Ái Vân lấy giấy mỏng chấm vội những giọt nước mắt. Trong chốc lát, chỉ còn âm thanh của bài hát một thủa với giọng ca Ái Vân làm thổn thức bao người).

- Thời của chị, khó khăn nhưng mà có rất nhiều những nghệ sĩ lớn và những tác phẩm ở lại với thời gian? Tôi nghĩ rằng, môi trường sống lúc đó dễ đưa lại cho người ta cảm xúc thực sự. Có lẽ, chúng ta phải đặt câu hỏi, phải nghĩ ngợi về văn hoá sống ngày hôm nay. Vật chất không thiếu. Phương tiện thông tin cũng nhiều. Nhưng hình như thiếu đi sự thăng hoa. Ở nước Mỹ cũng thế, lúc nào người ta cũng nơm nớp, hoặc vội vã vì một điều gì đó. Người ta không cảm thấy hạnh phúc thực sự.

- Mình nghĩ là vì cuộc sống lúc này có nhiều sự chọn lựa khiến người ta phải quan tâm đến nhiều thứ. Đôi khi mình sống đơn giản một tí thì mình sẽ hạnh phúc hơn.

Hà Nội

img
Ca sĩ Ái Vân tại VietNamNet.
- Cảm giác của chị thế khi mỗi lần về Hà Nội, gặp lại những người của thế hệ sinh năm 60, 70 trở về trước và họ đối đãi như thể chị chưa từng đi xa và trở về?

- Thường thì mình có hai cảm giác: Một là về Hà Nội với những gì thân thương nhất, một cách rất tự nhiên. Như là mình chưa từng đi xa. Khi gặp lại người Hà Nội, cảnh vật Hà Nội, lối sống Hà Nội, gặp bạn bè thân, mình thấy thời gian và không gian hình như không có tác động gì cả.

Thứ hai là khi gặp lại những con phố và lớp trẻ và nhìn thấy sự thay đổi nhiều quá - tất nhiên là những thay đổi cần phải có, thì mình cảm thấy: Ồ mình là người Hà Nội xưa rồi, mình là người cũ rồi, và thấy bỡ ngỡ.

Nhưng là sự bỡ ngỡ thoáng qua thôi. Thế rồi khi gặp lại những người Hà Nội hoặc những người có một chút gì đó liên qua đến Hà Nội thì lại thấy mọi thứ không có gì thay đổi, rất đỗi bình thường. Gặp lại bạn cũ thì vẫn tán dóc, vẫn nhắc lại thời xưa. Không hề nghĩ gì mình đã trải qua mấy chục năm, mình ở đâu, mình thuộc lứa tuổi nào mình đã đi xa, mình đã là gì…

- GS Trần Thanh Minh: Có bao giờ Vân quay trở lại những quán café cũ không?

- Không, thủa xưa đâu có biết uống café. Vân chỉ đi ăn bánh tôm Hồ Tây, ăn bún ốc ở Phù Đổng Thiên Vương, ăn sen dừa ở Bà Triệu, Lý Thường Kiệt. Nhưng mọi thứ bây giờ cũng thay đổi nhiều quá.

- GS Trần Thanh Minh: Đầu năm 2008, Vân có thể về Đà Lạt để dự kỷ niệm 30 năm Đại học Đà lạt không?

Cũng có thể. Vân đã từng gắn bó với Đà Lạt và Nha Trang nhiều. Vân vẫn nhớ chiếc xe ô tô màu vàng đã đón mình từ sân bay đến với giảng đường Đà Lạt…

(Hồi đó, khi còn là hiệu trưởng Đại học Đà Lạt, chính GS Trần Thanh Minh là người mời những nghệ sĩ lớn như Ái Vân đến với sinh viên Đà Lạt. Và khi đó, nhiều học trò của ông đã được tận mắt chứng kiến ca sĩ Ái Vân, người mà mình từng ngưỡng mộ hát tại trường).

Vinh quang

- GS Trần Thanh Minh: Hồi Vân nhận bằng và cúp ở Dresden (Đức) (với hai bài hát: Bài ca xây dựng (Hoàng Vân) và Mặt trời chưa bao giờ mọc như thế - Bài hát Đức) thì mình đang ở Nga. Một hôm ngồi ăn cơm ở nhà một vợ chồng ông GS, ông ta bảo: Nước anh có một cô gái đẹp quá, tên là Ái Vân… Vân còn giữ được những lá thư của khán giả lúc đó không?

- Ba năm sau, Vân vẫn còn nhận được hàng ngàn lá thư của khán giả bên Đức gửi chúc mừng sinh nhật thế mà rồi không giữ được.

- Chị có lưu lại những bài hát và những bài báo về giải thưởng gọi là đỉnh cao hồi đó của mình không?

- Hồi Vân đoạt giải thì báo chí cũng quan tâm nhưng hồi đó không có ý thức để giữ nên cho mượn báo rồi rồi thất lạc. Vả lại, do hoàn cảnh di chuyển nhiều quá nên chỉ còn giữ lại cái bằng và vài bài báo, cái Cúp.

Vân cũng còn không giữ lại được cả băng ghi bài hát mình hát được giải. Nghe nói Đài truyền hình đã mua bản quyền để phát lại nhưng cũng không giữ được. Mình cũng đã từng nghĩ đến chuyện liên lạc với cung văn hoá ở Dresden xem thử còn lưu giữ cái gì không nhưng nước Đức cũng đã thay đổi. Cũng không biết phải bắt đầu từ đâu để tìm lại…

  • Lương Thị Bích Ngọc (ghi)

Thursday, 8 February 2007

Entry for February 08, 2007

Trịnh Công Sơn và những bí mật của Khánh Ly
Thứ năm, 8/2/2007, 10:46 GMT+7

Cuộc trò chuyện nghẹn ngào của ca sĩ Khánh Ly với báo chí chỉ một tuần sau ngày nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ra đi, cho thấy sợi dây liên hệ giữa hai con người rất nổi tiếng này quá đặc biệt. Hãy đọc bài phỏng vấn dưới đây của nhà báo T.K để hiểu thêm nhiều điều về sự gắn bó định mệnh ấy.

imgNghe tin anh Sơn mất, tôi ngã từ trên ghế xuống

- Chị là một trong số những người ở hải ngoại biết được tin nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua đời sớm nhất. Cảm giác của chị khi được tin ấy ra sao?

Tôi không biết là trong trường hợp những người khác, cảm giác của họ khi nhận được tin một người thân vừa đi xa như thế nào. Nhưng lúc đó thì tôi hoàn toàn như một người bị đông đá! Đầu óc tôi hoàn toàn trống rỗng và tôi ngồi sững trên ghế cho đến khi nghe tiếng chồng tôi khóc! Lúc đó tôi mới tỉnh lại, tôi nói với nhà tôi: "Anh Sơn đi rồi!"

- Sau đó?

Sau đó, tôi được nói chuyên với anh Thích, em rể của anh Sơn, cũng ở thành phố này, để xác nhận tin đó là đúng hay chỉ là tin đồn. Tôi được xác nhận là đúng và chính anh Thích lúc đó cũng gần như rơi vào tình trạng như tôi. Có lẽ tôi là người đầu tiên liên lạc với anh Thích.

- Được biết chị đã phải vào bệnh viện cấp cứu sau khi nghe tin ấy?

Tôi có ngã từ trên ghế xuống. Tôi cảm thấy tôi không thở được nữa, đó là sau khi tôi liên lạc về Sài Gòn. Nhà tôi có đưa tôi đi cấp cứu và tôi nằm đến chiều thì đòi về, vì tôi muốn ở nhà để chờ tin ở quê nhà báo sang.

Lâu lắm rồi tôi mới có thể tin rằng, sự ra đi của anh Sơn là chuyện có thật. Nhưng cái mất mát, đau buồn, thường thâm nhập vào tôi rất chậm và càng ngày tôi càng nhận thức được nỗi đau, nỗi khổ của mình là sự thật. Nó không phải là giấc mơ nữa!

Chúng tôi đã ngồi ở đây rất hạnh phúc...

- Rồi sau đó chị có cảm giác thế nào?

Tôi nghĩ là ông Trịnh Công Sơn đi xa, đi đâu đó một vài giờ đồng hồ, một vài ngày như ông thường đi ra quán nghệ sĩ mỗi buổi sáng để gặp các bạn bè của ông. Dẫu rằng ông chỉ ra đó ngồi uống một ly trà rồi ông đi bộ về nhà.

Bây giờ tôi vẫn còn cái cảm giác là một lát nữa đây có thể là ông sẽ trở về. Tại vì ở thành phố này mà năm 1992 tôi được gặp ông. Cũng trong căn phòng này, chúng tôi đã quây quần với các em của ông, các cháu của ông, các bạn của ông.

Chúng tôi đã ngồi đây rất hạnh phúc trong khoảng mấy tháng trời. Và cũng có lúc ông đi ra ngoài quán cà phê ngồi để nhìn những người khách lạ đi qua lại. Bây giờ tôi cũng nghĩ rằng không có mặt ông ở đây chắc là ông đang còn ở một quán cà phê nào đó và ông sẽ trở về kịp bữa cơm tối nay.

img

- Chị đã gặp anh Sơn lần nào sau năm 1975?

Lần đầu tiên tôi gặp ông Trịnh Công Sơn sau năm 1975 là năm 88 tại Paris. Rồi đến năm 92 thì tại đây, Canada. Đến năm 97, tôi về nước và tháng 5/2000, tôi về với phái đoàn Nhật để hát cho một cuốn phim nói về một ký giả Nhật đã chết ở Việt Nam. Đoàn Nhật nói, khi tìm được xác của người ký giả, thì trong túi của anh vẫn còn một cuốn cassette nhạc của ông Trịnh Công Sơn do tôi hát.

Trong suốt thời gian đó, sau những giờ làm việc với phái đoàn của Nhật, tôi dành hết thì giờ đẻ nói chuyện với ông Trịnh Công Sơn, được ngồi với ông và một số bạn bè như Lan Ngọc, Hồng Vân, như anh Nguyễn Ánh 9, anh Nguyễn Ngọc Thạch, thoáng gặp Cẩm Vân một lần. Đồng thời tôi cũng được gặp Bảo Phúc, Bảo Phúc tập nhạc cho tôi tại nhà của ông Sơn. Và anh Sơn đã chỉ cho tôi hát bài "Đồng dao 2000" và bài "Tiến thoái lưỡng nan".

Tôi mơ ước không thức dậy nữa sau giấc ngủ

- Như vậy vào tháng 5/2000 là lần cuối chị gặp anh Sơn?

Đó là lần cuối. Thật ra sau Tết tôi nghe tin ông Sơn nhập viện, tôi có dự định về thăm anh. Nhưng rồi chính tôi cũng lại không được khoẻ cho nên tôi hoãn lại. Và đến khi tôi nghe anh Thích và chị Tâm từ Việt Nam về cho biết là tình hình sức khoẻ anh Sơn đã khá, tôi cũng mừng và nghĩ rằng có thể là tôi thu xếp để từ giờ đến cuối năm về thăm anh. Nhưng không ngờ chỉ có mấy ngày sau thì tôi được tin anh đã nhập viện.

img- Có lần chị nói giữa chị và anh Sơn có một sự liên hệ lạ lùng. Sự liên hệ chị cho là lạ lùng đó như thế nào?

Cái sự liên hệ giữa ông Trịnh Công Sơn với tôi đã kéo dài một thời gian quá lâu. Một sự gắn bó như một định mệnh. Ông Trịnh Công Sơn có thể có những giây phút không nhớ đến tôi. Nhưng riêng tôi thì lúc nào tôi cũng nhớ đến ông. Bởi vì như tôi đã nói, ông là một nửa đời sống của tôi. Và ngay bây giờ khi nói những lời này, thực sự tôi muốn thưa cùng tất cả là tôi không biết tôi còn hát nổi nữa hay không. Bây giờ điều mà tôi mơ ước nhất là có thể tan biến khỏi cuộc đời này hoặc là tôi sẽ không thức dậy nữa sau một giấc ngủ thì có lẽ tốt cho tôi hơn!

Bây giờ tôi xin phép được giữ riêng một số kỷ niệm

- Như chị đã nói, Trịnh Công Sơn là nửa đời sống của chị, thì đó là một sự liên hệ về mặt tình cảm hay văn nghệ thuần tuý hoặc là một sự liên hệ nào khác?

Ông Trịnh Công Sơn và tôi có một mối liên hệ cao hơn, đẹp đẽ hơn, thánh thiện hơn là những tình cảm đời thường. Và vì tôi được gần ông Trịnh Công Sơn nhiều nên tôi được ông cắt nghĩa rõ ràng những tác phẩm, nhạc phẩm của ông.

Tôi thấy rõ, hiểu rõ được con người của ông cũng như tác phẩm của ông. Cho nên cảm nhận của tôi là mối liên hệ tình cảm đó phải vượt lên trên tất cả những tình cảm của đời thường. Bởi vì ở Trịnh Công Sơn, điều vĩ đại nhất, vĩ đại hơn cả những tác phẩm của ông là nhân cách, nhân phẩm của ông.

Ông là người nhạc sĩ duy nhất đã sống trong đời sống này có một tấm lòng không có thù hận. Và phải hiểu những tác phẩm của ông thì mới có thể nói và yêu thương ông, nếu không hiểu những tác phẩm của ông thì tất cả những điều nói về ông có thể là sai, là không đúng sự thật.

Tôi cũng xin phép là tôi không dám nói nhiều, nhưng tôi hy vọng trong cuốn sách tôi sẽ in kể lại rất thật thà tất cả mọi chuyện từ khởi đầu cho tới kết thúc, quan hệ tình cảm giữa ông Trịnh Công Sơn và tôi. Còn bây giờ xin phép cho tôi được giữ riêng một số những kỷ niệm rất riêng tư giữa chúng tôi.

- Là người hiểu rõ những tác phẩm của Trịnh Công Sơn, như chị nói và chị cũng là người đã trình bày rất nhiều nhạc phẩm của anh Sơn. Vậy chị yêu thích những nhạc phẩm nào nhất?

Có nhiều người yêu những bản tình ca của ông Trịnh Công Sơn. Tình ca ai viết cũng được, mỗi người viết theo cái cảm xúc của trái tim mình. Và trong những bản tình ca của ông Trịnh Công Sơn, ai cũng nhìn thấy mình ở trong đó, nhất là tôi! Luôn luôn nhìn thấy tôi ở trong tất cả những bản tình ca của ông.

Nhiều khi chúng tôi chỉ nói với nhau bằng mắt

- Anh Sơn đã sáng tác những nhạc phẩm nào dành riêng cho chị?

Tôi nghĩ là cũng có...! Ông Sơn cũng có nói với tôi cùng với tất cả các anh em ở đây, đặc biệt nhất là bài "Rơi lệ ru người". Còn những bài khác thì bằng cách này hay cách khác, chúng tôi có những cách nói với nhau mà không ai biết được, đó là cái cách nói mà không thành tiếng và chỉ nói bằng mắt mà thôi!

img

- Còn riêng về con người của Trịnh Công Sơn, chị có những nhận xét gì?

Ông Trịnh Công Sơn là người nhạc sĩ duy nhất chỉ sống cho người mà không sống cho mình. Cái ông quan tâm đến là gia đình, là bạn bè, là anh em. Và trên hết là dân tộc, là quê hương. Có nghĩa ông là người Việt Nam và ông yêu quê hương, yêu Tổ quốc.

Cho nên tôi đã nói ông ở lại Việt Nam là điều đúng. Và ông đã ở lại Việt Nam, ông đã sống những tháng ngày ở Việt Nam sau năm 1975 bằng cả một tấm lòng. Và chính những điều đó ông Trịnh Công sơn, hình ảnh của ông lại càng trở nên vĩ đại hơn, lớn lao hơn trong trái tim của tôi, trong sự suy nghĩ của tôi.

- Có thể đây là một chi tiết nhiều người đã biết, tuy nhiên trong dịp này xin chị nhắc lại về trường hợp chị gặp anh Sơn?

Cũng là tình cờ thôi! Tôi là người may mắn được gặp ông Trịnh Công Sơn năm 1964, và đến năm 1967 thì tôi bắt đầu được hát cùng với ông. Ông là hình, tôi là bóng. Và tôi đã được sống cùng với tên tuổi của ông từ 1967, nếu phải kể thì là từ 1964 cho tới bây giờ.

- Và từ đó, nhờ anh Sơn chị mới có được thành công, mới tạo được tên tuổi?

Tôi đã thưa nhiều lần là nhờ ông, mọi người mới biết đến tôi và tôi mới được sự thương yêu của mọi người, tôi mới thành nhân và mới thành danh. Do đó, chẳng bao giờ tôi quên được lời ông dặn tôi là phải ráng sống với một tấm lòng, sống với mọi người bằng sự tử tế và hãy làm những điều gì tốt đẹp nhất cho Việt Nam, có nghĩa là cho quê hương của chúng tôi.

img

Không có ông Trịnh Công Sơn thì sẽ không có tôi

- Và chị đã luôn thực hành lời dặn này?

Dĩ nhiên là tôi làm, tôi cố gắng trong khả năng. Tôi chưa bao giờ làm cho ai phải đau lòng mà tôi cũng chưa bao giờ phụ lòng tin của ông Trịnh Công Sơn là sống với mọi người bằng sự tử tế, bằng một tấm lòng mà ông Sơn đã dạy tôi từ những ngày tôi còn trẻ cho tới bây giờ, tôi nghĩ là tôi cũng không làm cho ông Trịnh Công Sơn thất vọng, cũng như là ông Trịnh Công Sơn không hề phụ lại lòng yêu thương của những người đã yêu thương yêu ông Sơn trong suốt mấy chục năm qua.

- Mọi người cho là nếu không có Trịnh Công Sơn sẽ không có Khánh Ly. Chị có cho nhận xét này là đúng?

Tôi luôn luôn nói rằng nếu không có ông Trịnh Công Sơn thì sẽ không có tôi. Có thể tôi vẫn chỉ là một cái bóng mờ nào đó hoặc là tôi sẽ có một đường đi chật hẹp hơn. Do đó... tôi luôn luôn nghĩ rằng tôi may mắn đã có được sự giúp đỡ, an ủi, dạy bảo nâng đỡ của ông Trịnh Công Sơn. Và tôi không bao giờ tôi quên cái ơn nghĩa này.

Tuesday, 6 February 2007

NHỮNG NGÀY GIÁP TẾT (February 06, 2007)

Cứ vào những ngày này trong năm, những câu văn trong trích đoạn "Những ngày giáp Tết" được học từ cách đây hơn hai chục năm lại hiện về trong tôi, gần như nguyên vẹn:

"Trời ấm. Lại pha lành lạnh. Tết sắp đến.

Hôm qua, cơn gió nồm hây hẩy, chiếc lá ổi cong lên, đốm đỏ gắt, vồng cải phấn trắng nở hoa vàng hơn hớn... Ai cũng lo trời nồm, bánh chưng chóng thiu, hoa cắm lọ cũng chóng tàn...

Sớm nay, trời đổ gió mùa đông bắc.Gió thổi se se rung trong cuống thì là... Trời ren rét thế lại càng ra vẻ Tết...

Bé chạy đến bên nồi bánh chưng đang sôi bên bếp lửa. Mấy anh xúm lại đem cỗ tam cúc ra đánh chơi. Đêm nay mấy anh em sẽ ngủ quanh bên nồi bánh chưng, nằm nghiêng, trông than hồng nổ pháo lép bép trước mặt."

Hay, hay thật. Đúng là cái không khí Tết đặc trưng của miền Bắc. Nói đúng hơn là làng quê Bắc Bộ...

Monday, 5 February 2007

Entry for February 05, 2007 NHỮNG NGÀY GIÁP TẾT, NGHĨ GÌ?

  • Câu chuyện người nghèo

Đất nước mình nghèo. Tôi thấm thía điều này khi có lần theo bà cô đi đòi nợ. Bà ở Thái Nguyên có một sạp bán gạo ngoài chợ, thường bán chịu cho người này người kia, và chuyện phải đi đòi nợ là bình thường. Nhưng lần ấy, cô tôi bảo đó là một lần đi đòi nợ buồn.

Khi hai cô cháu tới nơi, đứng ngoài bâu cửa, thấy nhà “con nợ” của cô tôi đang ăn cơm, nhà có ba người, đứa con trai chừng 6 tuổi, ông bố và bà mẹ đang mang bầu. Mâm cơm chỉ có nồi cơm lổn nhổn sắn và một bát canh toàn lá hành lõng bõng. Ông chồng nói: “Mình bầu bì thì phải ăn cơm, tôi với thằng cu khỏe, hai bố con tôi ăn sắn”. Cô tôi nghe đến thế thì kéo tay tôi đi nhanh ra cửa nhưng họ vẫn phát hiện ra chúng tôi đã đến. Bà vợ bụng to lật bật đứng dậy, rồi cứ thế ông chồng xin lỗi cô tôi còn cô tôi thì xin lỗi họ, và thằng nhóc níu tay mẹ mắt ngân ngấn nước…

Kể chuyện ấy với mấy anh bạn ở lớp học thêm buổi tối ở trường Luật, có anh bảo: “Cô em chẳng cần đi đâu xa, cứ chạy xe ra chân cầu Chương Dương mà xem xóm chài ven sông sống khổ. Dù kinh tế có tăng trưởng 8% thì người nghèo nước ta vẫn còn khổ lâu lắm.”. Tôi còn được nghe kể rằng, người dân xóm chài ven sông Hồng còn chen chúc ba thế hệ trong ngôi nhà chật, người này nằm chân chạm đầu người kia, trẻ con ốm khóc cả nhà mất ngủ…Và có bà cụ già dẫm phải mảnh sắt gỉ mà không có tiền mua thuốc kháng sinh, chân bị hoại tử phải cưa đi cả bàn.

Nghe thế tôi bần thần lặng im. Đất nước mình vẫn còn có, và có nhiều những người nghèo đến thế.

(Theo Vietnamnet 5/2/2007)

Thursday, 1 February 2007