Saturday, 11 August 2007

Một ĐÊM THU của ĐẶNG THẾ PHONG (Bonus Entry for August 12, 2007)

Kể ra nếu cứ nghe các bài hát xưa về Mùa thu thì nghe hết cả mùa thu này cũng không hết được. Đã định chốt lại phần MÙA THU VÀNG bằng Thu hát cho người rồi, nhưng bất chợt nghĩ tới ông Đặng Thế Phong, mà lại nghĩ về ông ấy trong một đêm thu, thế là phải đưa Đêm thu lên thôi! Dù sao thì ngoài kia lá vàng vẫn đang rơi, mùa thu vàng vẫn còn quyến rũ lắm, còn MÙA THU ĐỎ thì cũng phải ngót một tuần trăng nữa mới tới... Đấy là chưa kể Đặng Thế Phong được mệnh danh là người khởi nguồn cho DÒNG NHẠC THU của tân nhạc Việt Nam. Văn Cao, Phạm Duy, Đoàn Chuẩn, Hoàng Dương, rồi Trịnh Công Sơn đều có những bài hát thu lấy cảm hứng từ một giai điệu thu ca của người nhạc sỹ họ Đặng tài hoa nhưng bạc mệnh này... Đã chưa đưa lên Giọt mưa thu, giờ mà quên Đêm thu thì... thật không thể chấp nhận được!

1. Giọng hát họa mi của NSND LÊ DUNG trong album TIẾNG THỜI GIAN

img

2. Giọng hát của nữ danh ca XUÂN SƠN trong một album Shortgun trước 1975

u0110u00eam thu

Bu00e1ch khoa tou00e0n thu01b0 mu1edf Wikipedia

Bu01b0u1edbc tu1edbi: menu, tu00ecm kiu1ebfm
u0110u00eam Thu
Nhu1ea1c su0129 u0110u1eb7ng Thu1ebf Phong
Thu1ec3 lou1ea1i Nhu1ea1c tiu1ec1n chiu1ebfn
Nu0103m 1940
Ca su0129 tru00ecnh bu00e0y Lu00ea Dung, Thu Hu00e0, Khu00e1nh Ly...

u0110u00eam thu lu00e0 ca khu00fac u0111u1ea7u tay cu1ee7a nhu1ea1c su0129 u0110u1eb7ng Thu1ebf Phong u0111u01b0u1ee3c u00f4ng viu1ebft cho u0111u00eam lu1eeda tru1ea1i cu1ee7a hu1ecdc sinh Hu00e0 Nu1ed9i nu0103m 1940.

Nhu1eadn xu00e9t cu1ee7a Phu1ea1m Duy

Bu00e0i u0110u00eam thu u0111u01b0u1ee3c sou1ea1n vu1edbi nhu1ea1c thuu1eadt Tu00e2y Phu01b0u01a1ng du00f9ng nhu1ecbp valse chu1eadm u0111u1ec3 diu1ec5n tu1ea3 lu00f2ng ngu01b0u1eddi tru01b0u1edbc cu1ea3nh u0111u00eam thu vu1eafng vu1ebb:

Vu01b0u1eddn khuya tru0103ng ru00e3i hoa u0111u1ee9ng im nhu01b0 mu1eaft buu1ed3n
Lu00f2ng ta xao xuyu1ebfn lu1eafng nghe lu1eddi hoa
Cu00e1nh hoa vu01b0u01a1ng buu1ed3n trong giu00f3
u00c1nh hu01b0u01a1ng yu00eau nhu1eb9 nhu00e0ng say, giu00f3 lay

Vu1edbi mu1ed9t nu00e9t nhu1ea1c mineure ru1ea5t u0111u1eb9p, u0110u1eb7ng Thu1ebf Phong du1eabn ta vu00e0o mu1ed9t vu01b0u1eddn tru0103ng u0111u1ec3, cu0169ng nhu01b0 Lu00ea Thu01b0u01a1ng trong Bu1ea3n u0111u00e0n xuu00e2n, tu00ecnh tu1ef1 vu1edbi cu00e1c lou00e0i hoa. Nhu01b0ng cu00f3 lu1ebd u0110u1eb7ng Thu1ebf Phong thu1ea5y tru01b0u1edbc u0111u01b0u1ee3c mu1ec7nh yu1ec3u cu1ee7a mu00ecnh nu00ean muu1ed1n mu1edf lu00f2ng ra thu1eadt ru1ed9ng u0111u1ec3 thu00e2u tu00f3m vu00e0o u0111u00f3 tu1ea5t cu1ea3 cu1ea3nh vu1eadt chung quanh, tu1eeb tiu1ebfng cu00f4n tru00f9ng trong giu00f3 tu1edbi u00e1nh sao trong vu0169 tru1ee5. Ca khu00fac cu00f3 hai phu1ea7n, mu1ed9t phu1ea7n theo u00e2m hu01b0u1edfng mineure cu1ee7a Tu00e2y Phu01b0u01a1ng, mu1ed9t phu1ea7n nghiu00eang hu1eb3n vu1ec1 nhu1ea1c ngu0169 cung Viu1ec7t Nam (Ru00e9 Mi Sol La Si):

u0110u00eam lu1eafng buu1ed3n tiu1ebfng thu nhu01b0 thu00ec thu1ea7m
Trong hu00e0ng cu00e2y tru1ea7m mu01a1
Lu00e0n giu00f3 lu01b0u1edbt tu1edbi cuu1ed1n u0111u01b0a hu1ed3n ta phiu00eau diu00eau
Theo mu00e2y tru1eafng tru00f4i lu1edd lu1eefng
Ngu00e0n muu00f4n tiu1ebfng ru00e9o ru1eaft
Cu00f4n tru00f9ng nhu01b0 than van
Mu01a1 hu1ed3 theo giu00f3 lan
Tru0103ng xuu1ed1ng du1ea7n cu1ecf cu00e2y thu00eam u00e2m thu1ea7m
Du00e2ng buu1ed3n trong u00e1nh sao
Nhu01b0 chiu1ebfu nhu00ecn mu1eaft ta bao lu1ea1nh lu00f9ng
Lay hu1ed3n ta ru1ed3i tan

Lu1eddi bu00e0i hu00e1t

Vu01b0u1eddn khuya tru0103ng chiu1ebfu
Hoa u0111u1ee9ng im nhu01b0 mu1eafc buu1ed3n
Lu00f2ng ta xao xuyu1ebfn
Lu1eafng nghe lu1eddi hoa
Cu00e1nh hoa vu01b0u01a1ng buu1ed3n trong giu00f3
u00c1ng hu01b0u01a1ng yu00eau nhu1eb9 nhu00e0ng say giu00f3 lay
Cu00e0nh su01b0u01a1ng nu1eb7ng tru0129u
Ru bu00f3ng u0111u00eam trong u00e1nh vu00e0ng
Mu00e0n u0111u00eam buu00f4ng xuu1ed1ng
Mu00e1i im triu1ec1n miu00ean
Bu00f3ng cu00f4 u0111u01a1n du01b0u1eddng thao thu1ee9c
Mu00e3i trong u0111u00eam nu1eb7ng su1ea7u thu01b0u01a1ng hu1ed3n vu01b0u01a1ng
Qua lu00e1 cu00e0nh
u00c1nh tru0103ng lan du1ecbu du00e0ng
Ru hu1ed3n bao nhu1edb nhung
u0110u00eam lu1eafng buu1ed3n
Tiu1ebfng Thu nhu01b0 thu00ec thu1ea7m
Trong hu00e0ng cu00e2y tru1ea7m mu01a1
Lu00e0n giu00f3 lu01b0u1edbt tu1edbi cuu1ed1n u0111u01b0a hu1ed3n ta phiu00eau diu00eau theo mu00e2y tru1eafng tru00f4i lu01a1 lu1eedng
Ngu00e0n muu00f4n tiu1ebfng ru00e9o ru1eaft cu00f4n tru00f9ng nhu01b0 than nhu01b0 van mu01a1 hu1ed3 theo giu00f3 lan
Tru0103ng xuu1ed1ng du1ea7n
Cu1ecf cu00e2y thu00eam u00e2m thu1ea7m
u0110u00f4ng buu1ed3n trong u00e1nh sao
Nhu01b0 chiu1ebfu nhu00ecn mu1eaft ta bao lu1ea1nh lu00f9ng
Lay hu1ed3n ta ru1ed3i tan
p>

Đặng Thế Phong

Đặng Thế Phong
img
Tên thật Đặng Thế Phong
Ngày sinh 1918
tại Thành phố Nam Định
Ngày mất 1942
tại Thành phố Nam Định
Nghề nghiệp Nhạc sĩ, họa sĩ
Thể loại Nhạc tiền chiến
Tác phẩm
nổi tiếng
Đêm thu, Con thuyền không bến, Giọt mưa thu


Đặng Thế Phong (19181942) là nhạc sĩ thuộc thế hệ tiên phong của tân nhạc Việt Nam, một trong những gương mặt tiêu biểu nhất cho giai đoạn âm nhạc tiền chiến. Ông mất năm 24 tuổi và chỉ để lại ba nhạc phẩm: Đêm thu, Con thuyền không bếnGiọt mưa thu.

//

Tiểu sử

Đặng Thế Phong sinh năm 1918 tại thành phố Nam Định. Cha ông là Đặng Hiển Thế, thông phán Sở Trước bạ Nam Định.

Vì cha mất sớm, gia cảnh túng thiếu, Đặng Thế Phong phải bỏ học khi đang theo học năm thứ hai bậc thành chung (deuxième année primaire supérieure) tại trường trung học Saint Thomas d'Aquin. Ông lên Hà Nội vẽ cho một số tờ báo và học với tư cách dự thích tại trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương (Ecole supérieure de Beaux Arts) tới năm 1939. Thời gian ông học ở đây đã để lại một giai thoại. Trong một kỳ thi, Đặng Thế Phong vẽ bức tranh cảnh một thân cây cụt. Giáo sư, họa sĩ người Pháp Tardieu chấm bài, khen ngợi nhưng nói rằng: E Đặng Thế Phong sẽ không sống lâu được!

Cuộc đời Đặng Thế Phong rất long đong, lận đận. Ông phải sống lang bạt và trải qua nhiều nghề. Tháng 2 năm 1941, Đặng Thế Phong lang thang vào Sài Gòn rồi sang Campuchia. Tại Nam Vang, ông có mở một lớp dạy nhạc và đến tháng 8 năm 1941 ông trở lại Hà Nội.

img
img

Sự nghiệp âm nhạc của Đặng Thế Phong chỉ có ba nhạc phẩm và đều rất nổi tiếng là: Đêm thu ca khúc viết cho lửa trại của học sinh Hà Nội 1940, Con thuyền không bến hoàn chỉnh tại Nam Vang, trình diễn lần đầu tại rạp Olympia, Hà Nội năm 1941 và Giọt mưa thu 1942. Nhạc phẩm cuối cùng Giọt mưa thu được ông viết vào những ngày cuối đời trên giường bệnh. Ban đầu bản nhạc mang tên Vạn cổ sầu, nhưng theo ý một vài người bạn, ông đặt lại là Giọt mưa thu cho bớt sầu thảm hơn.

Cả ba ca khúc của ông đều viết về mùa thu và hai trong số đó Con thuyền không bếnGiọt mưa thu được xếp vào những tác phẩm bất hủ của tân nhạc Việt Nam. Giọt mưa thu cũng là cảm hứng cho nhạc sĩ Hoàng Dương sáng tác bài Tiếc thu nổi tiếng. Nhiều ý kiến cho rằng Trịnh Công Sơn đã ảnh hưởng bởi Giọt mưa thu khi viết ca khúc đầu tay Ướt mi.

Nhận xét của Phạm Duy, các sáng tác của Đặng Thế Phong là những bài hát khởi đầu cho dòng "nhạc thu" Việt Nam, được tiếp nối xuất sắc bởi Văn CaoĐoàn Chuẩn. Theo Doãn Mẫn, Đặng Thế Phong và Lê Thương là hai nhạc sĩ tiền chiến có sáng tác sâu đậm hồn dân tộc nhất: "Đặng Thế Phong là người hết sức tài hoa. Anh chơi được rất nhiều nhạc cụ. Anh sáng tác Giọt mưa thu, Con thuyền không bến từ khi còn rất trẻ. Đáng tiếc, anh mất quá sớm. Có thể nói sự ra đi của anh là một tổn thất lớn đối với bạn bè và cho cả những người yêu mến âm nhạc Việt Nam."

Đặng Thế Phong được xem như một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của thời kỳ tiền chiến. Ông mất năm 24 tuổi vì bệnh lao trên một căn gác số 9 phố Hàng Đồng, Nam Định năm 1942.

Tham khảo

img
img

Tiểu sử của Đặng Thế Phong in trong ấn bản Con thuyền không bến do nhà xuất bản Tinh Hoa phát hành tại Sài Gòn vào năm 1964:

Đặng Thế Phong sinh năm 1918, thứ nam của cụ Đặng Hiển Thể, thông phán Sở Trước Bạ thành phố Nam Định, là con thứ hai của một gia đình có sáu anh em, hai trai bốn gái. Thân phụ mất sớm, gia đình thiếu thốn, ông phải bỏ dở học vấn khi đang học lớp 2ème année P.S. Ông có lên Hà Nội theo học trường Cao Đẳng Mỹ Thuật với tư cách bàng thính viên. Ông vẽ tranh cho báo Học Sinh (chủ bút là Phạm Cao Củng) như truyện bằng tranh Hoàng Tử Sọ Dừa, Giặc Cờ Đen để lấy tiền ăn học. Mùa xuân năm 1941 ông có đi Sài Gòn rồi Nam Vang. Ở Nam Vang ông có mở một lớp dạy nhạc. Đến mùa thu 1941 ông lại trở về Hà Nội. Lúc sinh thời Đặng Thế Phong là một nhạc sĩ rất nghèo nên cuộc sống của ông thật là khổ cực, chật vật. Ngoài tài sáng tác, ông còn là một ca sỹ, tuy chưa hẳn được là ténor nhưng giọng hát khá cao, đã nhiều lần ra sân khấu mà lần đầu tiên ông hát bài Con thuyền không bến tại rạp chiếu bóng Olympia, phố Hàng Da Hà Nội năm 1940. Đến đầu 1942 thì ông từ giã cõi đời tại nhà, trên một căn gác hẹp ở phố Hàng Đồng vì bệnh lao. Ông hưởng thọ được 24 tuổi.

Những sáng tác khác

  • Theo Phạm Duy thì Đặng Thế Phong có sáng tác một ca khúc nữa là Sáng rừng.
  • Trong một bài viết của nhạc sĩ Trương Quang Lục thì Đặng Thế Phong có những sáng tác: Con thuyền không bến, Giọt mưa thu, Đêm thu, Sáng trăng, Sáng trong rừng, Sầm sơn...
  • Báo Tiền phong số ra ngày 11 tháng 1 năm 2006 [1] đăng tư liệu về một nhạc phẩm mới tìm thấy của ông: Gắng bước lên chùa, lời của nhà văn trinh thám Phạm Cao Củng.

Liên kết ngoài

Ba ca khúc của Đặng Thế Phong
Đêm thu | Con thuyền không bến | Giọt mưa thu

4 comments:

  1. Cô Xuân Sơn này hát biểu cảm thật. Không hiểu anh kiếm đâu được. Em chỉ được nghe cô này hát bài TÌnh ca mùa thu của Phạm Duy. Người ta nói giọng cô hợp nhất là nghe về đêm và những ca khúc về đêm. Quả có thế!

    ReplyDelete
  2. Lãng mạn qua!!!!!

    Ah, nhìn 2 cái photo đầu tiên của ĐTP giống a H quá!:D

    ReplyDelete
  3. @ Hiếu: tớ có nhiều bài do Xuân Sơn hát phết. Cô ấy hát nhiều bài của Ngô Thụy Miên. Hát cả Trăng sáng vườn chè nữa. Hồi tháng 3 cũng nghe Lệ Thu ca ngợi Xuân Sơn. Giọng Xuân Sơn có nét của Thanh Lan, lại có nét của Lê Dung...

    @ Ngọc: nhạc không nghe lại cứ đi nhìn ảnh, hic

    ReplyDelete
  4. Nghe-Nhìn: E luôn vận dụng cả 2 mà bác!:D

    ReplyDelete