Friday, 16 January 2009

Bô xít - Tây Nguyên - người Tàu (January 17, 2009)

Đại tướng Võ Nguyên Giáp góp ý về dự án bô xít Tây Nguyên
14/01/2009 11:31 (GMT + 7)
(TuanVietnam) - Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa gửi thư đến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, đề nghị "cho dừng triển khai các dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên và báo cáo Bộ chính trị chỉ đạo tiến hành các nghiên cứu vĩ mô cần thiết làm căn cứ cho mọi quyết định".


Để đảm bảo thông tin đa chiều, Tuần Việt Nam giới thiệu toàn văn bức thư này để độc giả tham khảo.

Kính gửi: Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ

Thời gian vừa qua báo chí đăng nhiều bài và ý kiến của các nhà khoa học và hoạt động xã hội cảnh báo nguy cơ nghiêm trọng đối với môi trường tự nhiên và xã hội của các dự án khai thác bô-xít trên Tây Nguyên.

Đầu tháng 11-2008 một số nhà khoa học và quản lý có tên tuổi đã gửi kiến nghị đến lãnh đạo Đảng và Nhà nước đề nghị cho dừng các dự án này để nghiên cứu, xem xét lại, cân nhắc lợi hại một cách toàn diện.

Tuy nhiên, các dự án này vẫn đang được triển khai, trong tháng 12-2008 đã có hàng trăm công nhân Trung Quốc đầu tiên có mặt trên công trường (dự kiến cao điểm sẽ lên tới vài nghìn tại một dự án).

Cần nhắc lại rằng, đầu những năm 1980 Chính phủ đã đưa chương trình khảo sát khai thác bô-xít trên Tây Nguyên vào chương trình hợp tác đa biên với khối COMECON. Tôi được phân công trực tiếp theo dõi chỉ đạo chương trình này. Sau khảo sát đánh giá hiệu quả tổng hợp của các chuyên gia Liên Xô, khối COMECON đã khuyến nghị Chính phủ ta không nên khai thác bô-xít trên Tây Nguyên do những nguy cơ gây tác hại sinh thái lâu dài rất nghiêm trọng, không thể khắc phục được đối với dân cư chẳng những tại chỗ mà còn cả dân cư và vùng đồng bằng Nam Trung Bộ. Chính phủ khi đó đã quyết định không khai thác bô-xít mà gìn giữ thảm rừng và phát triển cây công nghiệp (cao su, cà phê, chè...) trên Tây Nguyên.

Ý kiến phản biện của các nhà khoa học nước ta vừa qua phân tích trên nhiều phương diện, trong các điều kiện kinh tế kỹ thuật hiện nay cũng đi tới kết luận như các nhà khoa học Liên Xô cách đây 20 năm. Với những cảnh báo nghiêm trọng như vậy, chúng ta cần xem xét các dự án này một cách khách quan - cần đánh giá lại quy hoạch khai thác bô-xít trên Tây Nguyên đến 2025.

Về quy mô, quy hoạch khai thác bô-xít Tây Nguyên từ nay đến 2025 là một kế hoạch lớn, giá trị ước tới gần 20 tỷ đô-la Mỹ, sẽ tác động sâu sắc nhiều mặt còn hơn cả các công trình kinh tế lớn đã có ở nước ta.

Vì vậy nên mời thêm các tư vấn chuyên ngành quốc tế có nhiều kinh nghiệm phối hợp với các nhà khoa học và nhà quản lý của nước ta cùng thẩm định cho khách quan, sau đó báo cáo Bộ Chính trị và Quốc hội xem xét, cân nhắc kỹ càng, không thể chỉ đưa vào đề xuất của các Bộ hay tập đoàn kinh tế.

Vừa qua đồng chí Thủ tướng đã quyết định bác dự án nhà máy thép lớn của Hàn Quốc tại vịnh Vân Phong, khẳng định quyết tâm của Chính phủ phát triển kinh tế bền vững, được đông đảo nhân dân và các nhà khoa học đồng tình, ủng hộ.

Việc xác định một chiến lược phát triển Tây Nguyên bền vững là vấn đề rất hệ trọng đối với cả nước về kinh tế, văn hóa và an ninh quốc phòng. Tôi đề nghị Thủ tướng cho dừng triển khai các dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên và báo cáo Bộ chính trị chỉ đạo tiến hành các nghiên cứu vĩ mô cần thiết làm căn cứ cho mọi quyết định.

Chúc đồng chí mạnh khỏe,

  • Võ Nguyên Giáp

Thien Vu, HCM
Tướng Giáp gần đất xa trời mà còn lo cho vận mệnh của nước nhà. Tây Nguyên là một điểm chiến lược trên bàn cờ quân sự, giờ người TQ vào đó khai khác, lập dân chẳng khác nào tự mình kết liễu dân mình. Chỉ hỏi lỡ nếu có chiến tranh xảy ra chúng ta chạy đâu, chúng nó đánh thẳng vào các thành phố, mình chạy đâu? Làm ơn nghe những gì một tướng già nói đi mấy Bác trong bộ Chính Trị ơi.

Ho Van Duong
Thời chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ những người hoạch định chiến lược, chiến thuật của quân đôi ta đã nhận định:"Ai làm chủ Tây Nguyên sẽ làm chủ được chiến trường " .Trong khi vạch kế hoạch mở rộng Hà Nội các vị lãnh đạo còn lấy lý do :"mở rộng Hà Nội để có rừng núi Ba Vì làm thế chiến lược quân sự"? Vậy tại sao giờ đây lại giao vùng Tây Nguyên rộng lớn cho hàng vạn người Trung Quốc đến làm ăn ở đó? Những đội dân binh Trung-Quốc trong cuộc xâm lược năm 1979 các vị không còn nhớ hay sao?

Dang
Cụ Giáp là cây cao bóng cả của dân tộc là niềm tự hào của người Việt Nam, đặc biệt trong lúc cụ đang gần đất xa trời thì lời của cụ chắc chắn là bằng tất cả tấm lòng yêu quê hương đất nước và bằng xương máu và kinh nghiệm của hàng trăm năm sống trên đời trong các thời cuộc, thì không có gì quý báu hơn và tuyệt vời hơn là chúng ta nên nghe theo những ý kiến của cụ để hằng mang lại sự phồn thịnh cho quê hương và cho con cháu chúng ta. Kính chúc cụ mạnh khỏe tinh thông để thêm ý kiến và lời dạy cho con em chúng con.

Thu, Saigon
Việt Nam chưa cần thiết phải làm chuyện này. Tóm lại là việc này nên dừng ngay. 1,2 trệu tấn nhôm một năm chẳng có nghĩa lý gì trong giai đoạn này cả.

Tumnus, Saigon
Cụ Giáp vẫn còn minh mẫn. Thật đáng mừng. Cái vụ khai thác bauxite này còn nhiều vấn đề. Trung ương thì đang cân nhắc, địa phương thì đồng ý, các nhà khoa học và người có tâm với đất nước thì phản đối. Dân thì người biết người không. Dân thì dễ, cứ cái gì có lợi là họ đồng ý. Lợi bất cập hại. Tây Nguyên là một địa bàn chiến lược.Để người TQ vào khai thác tài nguyên thì thật là nguy hiểm. Hy vọng là chính phủ có những quyết định sáng suốt.

Rocket
Tây Nguyên là nơi cuối cùng trên mảnh đất Việt này còn những cánh rừng nguyên sinh. Lời của các bậc lãnh đạo lão thành nên được cân nhắc vì chúng ta đang trong xu thế muối xổi ăn ngay nên hiệu quả khai thác tài nguyên cực kỳ tệ hại. Nếu không cẩn thận chúng ta sẽ lại đi vào vết xe đổ của việc khai thác quặng Titan thô ở Ninh Thuận, Quặng Thiếc thô ở Cao Bằng mà bán đi, cuối cùng lợi nhuận chẳng được bao nhiêu trong khi môi sinh bị hủy hoại tàn khốc.

Phuc, HCMC
Tây Nguyên là một vị trí cực kỳ quan trọng trong chiến lược Quân sự. Rõ ràng việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên không chỉ ảnh hưởng về sinh thái. Chính phủ Việt Nam và đặc biệt là Bộ chính trị cần phải có những quyết định đúng đắn để tránh việc Việt Nam bị Trung Quốc hóa.

Người Tây Nguyên
Tôi đồng ý với quan điểm của Đại Tướng. Đặc biệt đối với các dự án lớn, cần nhiều lao động "kỹ thuật nước ngoài" chúng ta càng phải thận trọng với anh Trung Quốc.

Phuoc beo, Danang
Trong những năm gần đây, Tướng Giáp đã có những phản biện, góp ý kiến: về PMU 18, về Hội Trường Ba Đình, mở rộng Hà Nội và nay là Bauxite Đăk Nông ...Một khai quốc công thần, đã hơn 96 tuổi, quan tâm đến việc nước việc dân như vậy là đáng trân trọng. Nhưng hầu như, ý kiến của ông chỉ được " quan tâm " qua báo chí, qua sự bàn tán của dư luận. Còn Bộ Chính Trị thì khác, họ còn bị " ràng buộc " bởi những quan hệ không nói đến nhưng ai cũng biết.

Trong quá khứ, VN từng có những quyết định sai lầm, bây giờ, nếu sai lầm nữa cũng chẳng sao, sai thì sửa sai, nghiêm khắc phê bình và tự phê bình. Nếu chiến tranh xãy ra, người dân sẽ đổ máu! Thế thôi! Dư luận thì có người hiểu vấn đề người không hiểu, nhưng lợi nhuận thì rỏ ràng dư luận chẳng có được cái gì!

Useless
Trước đây cũng tướng Giáp và cố TT Võ văn Kiệt phản đối việc sáp nhập Hà Tây vào thủ đô Hà Nội, nhưng nào có ai nghe đâu, vì người ta nghĩ các ông đã "già lẩm cẩm" rồi, tiếng nói đâu còn trọng lượng gì để ai nghe theo. Và hậu quả thực tế hiện nay rối bời do việc sáp nhập trên là điều ai cũng thấy rõ. Bây giờ lại cũng chính tướng Giáp phản đối việc khai thác quặng bauxite ở Tây Nguyên do TQ trúng thầu (Việc TQ trúng thầu mới đáng lo hơn!).

Người dân thực ra không rõ nguy cơ phá hoại môi trường sinh thái do khai thác loại quặng khoáng sản này nguy hại như thế nào, nhưng biết chắc rằng tiếng nói của tướng Giáp chỉ sẽ đi vào "hư không" như các lần trước. Cứ nhìn hình ảnh một tướng Giáp lẫm liệt ngày xưa trong trận đánh Điện Biên Phủ và hình ảnh một tướng Giáp "già nua, eo xèo" như ngày hôm nay trong hình trên thì sẽ thấy chắc sự lạc lõng của một vị tướng hồi hưu và "thất sủng"?

Thôi thì tướng Giáp nên nằm nhà đọc sách đọc báo, chơi đàn (ông biết chơi piano), chơi hoa thưởng nguyệt, vui thú điền viên ở tuổi già gần đất xa trời cùng con cháu chắt cho yên thân. Đã qua rồi thời kỳ NN và đảng cần đến việc làm và tiếng nói đóng góp của danh tướng Võ nguyên Giáp ngày nào rồi!

Ẩn danh
Tôi phản đối việc để TQ vào Tây Nguyên vì lý do an ninh. Tôi phản đối làm ăn với TQ vì quá lạc hậu! Hãy coi những cây cầu TQ xây trên khắp miền Bắc! Hãy coi TQ đã làm thế nào với dự án Nhiêu Lộc Thị Nghè? Chúng ta cần khai thác khoáng sản để canh tân đất nước, chứ không cần chỉ có tiền! Làm việc với 1 nước tiên tiến, công nhân ta sẽ học được ở họ tác phong công nghiệp và sự chuyên nghiệp trong mọi mặt họat động. Đã chuyên nghiệp thì mới có nhiều cơ hội tránh được ảnh hưởng đến môi trường sinh thái!

PPT, VN
Thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gỡ rối cho TT Nguyễn Tấn Dũng, người cũng không đồng ý để TQ can thiệp quá nhiều vào tình hình kinh tế chính trị nước ta. Bài viết trên Vietnamnet đề cập đến góc độ kỹ thuật. Nhưng ai cũng biết rằng tướng Giáp là người Anh Cả của quân đội, là chỗ dựa tinh thần của quân đội kể cả dưới thời Lê Duẩn tìm cách đẩy vị tướng ra khỏi chính trường.

Tầm nhìn của vị tướng ở đây là không thể để TQ tạo thành một ĐỘI QUÂN CẢ HÀNG VẠN NGƯỜI nằm giữa lòng Tây nguyên, cho dù trên danh nghĩa công nhân kỹ thuật cho mỏ bauxite. Chính người dân Hà Nội đã nghi ngờ hiện nay có một bộ phận người của TQ nằm trong chính quyền và các tổng công ty nhà nước, và họ đã liệt kê, điểm mặt, để sẵn sàng cho một cuộc chiến chống ngoại xâm từ trong lòng hàng ngũ cán bộ, những người đã biết dã tâm của TQ trong việc khai thác bauxite kể cả không lợi về mặt kinh tế.

Vô danh
Nếu phát triển trên tài nguyên mà không quan tâm đế giá trị sinh thái thì thế hệ con cháu chúng ta hưởng lợi được hay sao? Ở Việt Nam đã có nhiều bài học cho miền Nam sau ngày giải phóng: phá rừng ngập mặn nuôi tôm, đào kênh để dẫn thủy nhập điền, kết quả đất nhiễm phèn, tôm bệnh chết hàng loạt không thể canh tác tiếp mà mất đấ, mất rừng. Giờ còn phát triển đô thị Thủ Thiêm bất chấp hậu quả sinh thái để Sài Gòn Xưa ngập lụt theo kiểu bán nhật triều, thử hỏi ai khổ?

Khoa Nam, SG
Chúng ta hãy cẩn thận với người Trung Quốc. Không thể để họ khai thác tài nguyên tại nơi có vị trí chiến lược như Tây Nguyên.

Luatbobobo
Coi chừng sẽ có một làng Trung Quốc trên vùng đất Tây Nguyên trong lãnh thổ VN, các vị lãnh đạo VN phải thấu hiểu điều này hơn ai hết, đừng vì vật chất mà đánh mất môi trường sinh thái và sâu xa hơn đó là chủ quyền lãnh thổ.

Zakop, Sài Gòn
Thật ra chính phủ đang bị thao túng bởi một bộ máy không hoàn thiện trong quyết định về xử lý một vấn đề, người dân Tây Nguyên khó và cần dần thích nghi với lối sống công nghiệp, ta không nên làm một sớm một chiều. Ta cần để quặng bauxit khai thác vì sau khi ta cần thì lại phải đi mua thì thật là không thể chấp nhận được.

Hien Hau, Hanoi
Ông Giáp góp ý mang tính chất phản biện chứ không phải chỉ đạo.Thời ông làm kinh tế lạc hậu, bao cấp, đẩy đất nước vào cảnh nghèo khó. Nay khối COMECON đã tan rã vì sai lầm ... Lời khuyên của khối chỉ là tham khảo. Tài nguyên khoáng sản không đưa vào khai thác sử dụng sẽ đưa đất nước vào tình trạng chậm phát triển. Vấn đề chọn đối tác phải có công nghệ tốt , tiềm lực vốn dồi dào và đảm bảo an ninh quốc gia. Tôi nghĩ Trung quốc khó có thể đạt được tiêu chuẩn này.

Ta đi tới, Sài Gòn
Các công ty Trung Quốc trúng thầu và mang công nhân sang làm việc, vậy thì người dân Tây Nguyên có lợi lộc gì trong những dự án này?

Conan, Sài Gòn
Những việc lớn như thế này nếu ở các nước tự do dân chủ thì CQ phải thông báo cho nhân dân biết & nếu nhân dân thấy ảnh hưởng tới môi trường sống của họ thì họ sẽ biểu tình, kết hợp với các tổ chức bảo vệ môi trường khuyến nghị chính phủ xem lại; vì đất nước là của chung của mọi người dân. Còn ở các nước độc quyền chuyên chế thì CQ xem đất nước là của riêng họ (một nhóm nhỏ người), họ muốn làm gì thì làm (giống như vua chúa ngày xưa).

Họ và tên: Hải Âu
Địa chỉ: Hà Nội
Email: xelen2006@yahoo.com

Tôi rất cảm động vì thấy ở tuổi gần đất xa trời, dù sức khỏe rất yếu, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn không ngừng dõi theo mọi bước đi trong tiến trình phát triển của đất nước.

Ý kiến của Đại tướng rất xác đáng. Trước khi quyết định một vấn đề gì hệ trọng, tác động tới đời sống của một số dân không nhỏ, Chính phủ cần cân nhắc kỹ mọi góc độ lợi hại. Nếu chúng ta đã xác định là phát triển bền vững, thì mọi tiêu chí về phát triển kinh tế - xã hội, đều phải hướng tới mục tiêu đó hoặc coi tiêu chí đó là tâm điểm để quyết định.

Không chỉ lo ngại về tác động bất lợi của môi trường sinh thái khu vực Tây Nguyên và đồng bằng Nam Bộ vì dự án khai thác bô xít, tôi thực sự lo lắng vì sự có mặt của hàng ngàn nhân công TQ tại đất nước Việt Nam.

Đây không chỉ đơn thuần là vấn đề kinh tế - xã hội nữa, mà còn liên quan đến an ninh trật tự, chính trị của đất nước. Mong Chính phủ tiếp thu ý kiến góp ý chân thành, mang tính xây dựng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp để có quyết định thật đúng đắn, sáng suốt.

Wednesday, 7 January 2009

Chiếc ba lô và bài ca tình nguyện (January 07, 2009)



In memory of my two esteemed uncles who, like many comrades of theirs, laid down their lives in their twenties for our Fatherland's territorial integrity, for peace and for the revival of Cambodia.

Get this widget | Track details | eSnips Social DNA

Bài hát Chiếc ba lô và bài ca tình nguyện do nhạc sỹ Hoàng Tạo viết trong thời kỳ kẻ thù gây chiến tranh ở hai đầu biên giới của Tổ quốc chúng ta. Ngay từ khi mới ra đời, bài hát đã nổi tiếng với tiếng hát của Nghệ sỹ ưu tú Bích Việt, hát cùng Dàn nhạc Mùa thu do Nhạc sỹ Phú Quang phối khí và chỉ huy. Bài hát được thu thanh tại Đài Tiếng nói Việt Nam vào tháng 4/1979, thu cùng ngày với bài Hãy cho tôi lên đường của Hoàng Hiệp do Ái Vân hát.

Ngoài Bích Việt, chúng ta còn nhớ tới giọng hát hào sảng của Nghệ sỹ Quang Phác, hay giọng hát trong sáng, thiết tha của Nghệ sỹ Hà Vy.

Nghệ sỹ Bích Việt có cover lại bài hát này trong Album gần đây của cô, nhưng không thành công lắm do giọng hát của cô đã khô cứng, lại thêm phần hòa âm quá sơ sài.

img

img

img

img

Dẫu chỉ là hình ảnh biểu tượng...

---

CHIẾC BA LÔ VÀ BÀI CA TÌNH NGUYỆN

Sáng tác: Hoàng Tạo

.

Khi anh buộc gọn lại chiếc ba lô

Là khi con chim đậu cành gọi nắng xuân sang

Tiếng hót những gì mà ríu rít vui

Theo nhịp bước quân đi lấp lánh.

.

Ba lô nhẹ nhàng khẩu súng trong tay

Là bài ca tình nguyện vì Tổ quốc yêu thương

Chủ nghĩa Xã hội ngời sáng trong tim

Thôi thúc bài ca lên đường.

.

Cùng chiếc ba lô xinh mang theo kỷ niệm

Câu thơ tình yêu và lời hẹn ước lập chiến công với quê nhà.

Cùng những tháng năm biên giới nối biên giới

Chẳng còn được ngồi yên vì kẻ thù hòng gây đau thương lửa máu.

.

Gió đã nổi, tiếng thúc giục

Phải chặn tay bọn giặc

Từng tấc đất quê hương

Chẳng thể xa rời.

.

Bao la rộng dài Tổ quốc ta

Là trái tim nồng nàn người chiến sỹ

Gắn bó nghĩa tình cùng chiếc ba lô

Bao kỷ niệm ước mơ sáng

.

Ba lô nhẹ nhàng khẩu súng trong tay

Đời vui ta giản dị ngời sáng chiến công

Tiếng hô sẵn sàng lời chiếc ba lô

Lấp lánh màu lá xanh biên cương

Là dải quê hương ...