Tuesday 9 October 2007

Cảm xúc tháng Mười (October 10, 2007)

Tuy không viết nhiều ca khúc, song Nhạc sỹ Nguyễn Thành đã thực sự để lại tên tuổi của mình trong nền âm nhạc Việt Nam với các bài hát: Qua miền Tây Bắc, Cảm xúc tháng Mười. Ông viết CẢM XÚC THÁNG MƯỜI vào tháng 10 năm 1974. Theo anh Nam, người con nuôi của ông, hiện làm tại văn phòng đại diện của Vietnam airlines tại Paris, Nhạc sỹ Nguyễn Thành viết ca khúc này, dựa trên lời thơ của nhà thơ Tạ Hữu Yên, theo "đơn đặt hàng" của Nghệ sỹ Kiều Hưng. img

1. Tiếng hát NSND LÊ DUNG tháng 4/1978

2. Tiu1ebfng hu00e1t NSu01afT KIu1ec0U Hu01afNG thu00e1ng 10/1974

img

3. Tiếng hát ca sỹ TRỌNG TẤN

Ca khúc: CẢM XÚC THÁNG MƯỜI
Nhạc: Nguyễn Thành
Thơ: Tạ Hữu Yên
******

img
Thu Hà Nội - Nguồn: imageshack.us
Hà Nội đâu chỉ có mùa thu với những "cây bàng lá đỏ", "góc phố thâm nâu" và "hoa sữa nồng nàn". Hà Nội còn là nơi ghi dấu một mùa thu lịch sử - mùa thu của sắc đỏ cờ hoa xưa khi đoàn quân điệp trùng tiến về giải phóng thủ đô:

“Không thể nói trời không xanh hơn
Và mắt em xanh khác ngày thường
Khi đoàn quân kéo về mùa thu ấy
Nhịp trống rung ba mươi sáu phố phường…”


Nhịp trống theo bước đoàn quân giải phóng tiến về không chỉ làm náo nức “ba mươi sáu phố phường" mà dường như còn mang về cho đất trời Hà Nội một màu “xanh hơn”, “khác ngày thường” – màu xanh áo lính hay màu xanh của một bầu trời, mặt đất mới hòa bình tự do.

“Mẹ đứng hàng đầu rưng rưng nước mắt
Xốn xang mẹ thầm gọi các con
Anh chiến sĩ mến thương nhìn mẹ
Nghe niềm vui ấm cả tâm hồn”

Cả Hà Nội hân hoan, ca hát đón chào đoàn quân giải phóng nhưng chắc hẳn mẹ là người hân hoan, vui mừng, xốn xang nhất, bởi chẳng có gì khắc khoải cho bằng nỗi lòng người mẹ già mong nhớ đứa con xa nhà chinh chiến.

Niềm vui của mẹ giấu sau những giọt nước mắt “rưng rưng”, những lần “gọi thầm tên các con”. Câu hát chùng xuống, nghe trong giọng hát của Trọng Tấn có nỗi xúc động bùi ngùi khi nhìn thấy bóng người mẹ thân yêu. Mẹ là niềm tin, là động lực “ấm cả tâm hồn” để những đứa con chiến sỹ vượt qua gian khó, hiểm nguy chiến đấu "cho Tổ quốc quyết sinh”

“Đêm, cái đêm rút qua gầm cầu
Anh, anh đã hẹn ngày mai trở lại
Sóng sông Hồng vỗ bờ hát mãi
Đỏ niềm tin là khúc khải hoàn ca”

img
Hân hoan ngày giải phóng thủ đô - Ảnh: hanoi.vnn.vn
Hà Nội ngày trở về với cờ hoa và biểu ngữ, có “mẹ” và “em” mong đợi, có tiếng sóng sông Hồng âm vang từ ngàn năm lịch sử như khúc khải hoàn hào sảng đón chào người chiến sĩ.

“Một sớm thu trong đất thắm sao vàng
Năm cửa ô xoè năm cánh rộng
Đoàn quân về nhấp nhô như sóng
Những ngôi nhà dường muốn cao thêm

Tháng Mười ấy là khúc ca xanh
Khúc ca mở những chiến công đầy
Ôi Thăng Long , Đông Đô, Hà Nội
Nghìn năm vẫn một trái tim này…”

Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội - mảnh đất nghìn năm hùng thiêng, trải bao can qua bão tố - nay thanh bình như chưa từng có bóng quân thù. Nhưng mỗi độ thu sang, mỗi khi tháng Mười về, những người yêu Hà Nội vẫn bồi hồi hoài niệm ngày giải phóng thủ đô năm nào với tình yêu “nghìn năm vẫn một trái tim này” chẳng khi nào thay đổi!

(Bài viết của Thanh Tâm- Tuần VietnamNet)

img Nhớ mùa Thu Hà Nội
Sáng tác: Trịnh Công Sơn - Thể hiện: Hồng Nhung

2 comments:

  1. Hà hà, những ngày này của 60 năm về trước Quân và Dân ta đã đánh bại cuộc hành quân của quân Pháp lên Việt Bắc nhằm bắt gọn toàn bộ đầo não của ta, nhanh chóng chấm dứt chiến tranh. Tuy nhiên quân và dân ta đã đáp trả chúng bằng một Việt Bắc Thu Đông 1947 mà khởi đầu là những chiến thắng vang dội của lực lượng pháo binh non trẻ trên dòng sông Lô.

    Từ cảm xúc đó nhạc sĩ Văn Cao đã cho ra đời bản trường ca Sông Lô bất hủ. Và người đầu tiên Văn Cao "khoe" bài hát không ai khác chính là người chỉ huy pháo binh đầu tiên của quân đội ta Doãn Tuế (sau này là Trung tướng, Phó Tổng tham mưu trưởng QDNDVN với biệt danh Voi gầm)). Sao bác không làm một bài giới thiệu về bài Sông Lô nhỉ!

    ReplyDelete
  2. @ Kiên: Sông Lô "nổi" quá rồi, nói gì thêm cũng không xứng đáng. Đ/C giới thiệu bài đó chắc hay hơn!

    ReplyDelete