07:07:07, thu1ee9 7 ngu00e0y 07-07-07: xin du00e0nh entry u0111u1eb7c biu1ec7t nu00e0y cho quu00ea hu01b0u01a1ng yu00eau du1ea5u:
Hu00c0 Tu00c2Y
Trong cu00e1c tu00e1c phu1ea9m cu1ee7a nu1ec1n tu00e2n nhu1ea1c Viu1ec7t Nam, cu00f3 lu1ebd ngou00e0i Hu00e0 Nu1ed9i, thu00ec Hu00e0 Tu00e2y- Hu00e0 u0110u00f4ng, Su01a1n Tu00e2y, Xu1ee9 u0110ou00e0i, lu00e0 u0111u1ecba danh duy nhu1ea5t cu1ee7a miu1ec1n Bu1eafc u0111u01b0u1ee3c nu00f3i u0111u1ebfn nhiu1ec1u trong cu00e1c ca khu00fac phu1ed5 biu1ebfn u1edf miu1ec1n Nam tru01b0u1edbc 1975. Trong khi u0111u00f3 nhu1eefng bu00e0i hu00e1t viu1ebft vu1ec1 Hu00e0 Tu00e2y trong nhu1eefng thu00e1ng nu0103m xu00e2y du1ef1ng chu1ee7 nghu0129a xu00e3 hu1ed9i u1edf miu1ec1n Bu1eafc cu0169ng cu00f3 su1ee9c su1ed1ng bu1ec1n bu1ec9, su1ed1ng mu00e3i vu1edbi thu1eddi gian, chu1ee9 khu00f4ng bu1ecb chu00f4n vu00f9i vu00e0o quu00ean lu00e3ng nhu01b0 nhiu1ec1u u00ab Tu1ec9nh ca u00bb, u00ab Thu00e0nh phu1ed1 ca u00bb, u00ab Ngu00e0nh ca u00bb mu00e0 ta thu1ea5y u1edf nhiu1ec1u nu01a1i khu00e1c.
Ngu01b0u1eddi ta cu00f3 thu1ec3 u0111u1ebfn thu0103m Hu00e0 Tu00e2y bu1eaft u0111u1ea7u tu1eeb Chu00f9a Hu01b0u01a1ng, Chu00f9a Tu00e2y Phu01b0u01a1ng, Chu00f9a Tru0103m Gian, Chu00f9a Tru1ea7m. Cu0169ng cu00f3 thu1ec3 tu00ecm hiu1ec3u Hu00e0 Tu00e2y tu1eeb lu00e0ng Lu1ee5a Vu1ea1n Phu00fac, lu00e0ng Mu1ed9c Thu1ea1ch Thu1ea5t, hay lu00e0ng cu1ed5 u0110u01b0u1eddng Lu00e2m. Cu0169ng cu00f3 ngu01b0u1eddi su1ebd chu1ecdn Suu1ed1i Hai, Ao Vua, Vu01b0u1eddn Quu1ed1c gia Ba Vu00ec u0111u1ec3 bu1eaft u0111u1ea7u su1ef1 khu00e1m phu00e1... Nhu01b0ng cu00f2n mu1ed9t cu00e1ch nu1eefa, u0111u00f3 lu00e0 nghe lu1ea1i cu00e1c ca khu00fac vu1ec1 mu1ea3nh u0111u1ea5t nu00e0y .
1. Tu00ecnh quu00ea hu01b0u01a1ng (Hou00e0ng Tru1ecdng)
2. Đôi mắt người Sơn Tây (Phạm Đình Chương, thơ Quang Dũng)
3. Thuyền viễn xứ (Phạm Duy và Hà Huyền Chi)
4. Áo lụa Hà Đông (Ngô Thụy Miên)
5. Ba Vì năm xưa (Huy Du)
6. Con đường Nguyễn Trãi (Nguyễn Hữu)
7. Hà Tây quê lụa (Nhật Lai)
8. Đảng dệt mùa xuân (Đoàn Bổng)
9. Chiếc gậy Trường Sơn (Phạm Tuyên)
10. Dòng sông quê anh, dòng sông quê em (Đoàn Bổng và Lai Vu)
11. Chùa Hương em đi chưa? (Hồng Cương và Hải Như)
12. Em đi Chùa Hương (Nguyễn Nhươc Pháp)
13. Lên thác xuống ghềnh (Dân ca Hà Đông)
Thực ra, Hà Tây- Xứ Đoài là một địa danh đặc biệt ở miền Bắc. « Gái thôn Đoài, trai thôn Thượng » cũng là những người Bắc Kỳ đặc biệt. Dư địa chí (Lịch triều hiến chương loại chí) viết: "Trấn Sơn Nam phía tây theo ven núi... địa thế trấn này rộng, xa, người nhiều cảnh tốt... là đất tụ khí anh hoa, tục gọi là văn nhã, thực là bình phong phên chắn của trung đô...".
Xứ Đoài- tỉnh Hà Tây ngày nay về mặt địa giới nằm hoàn toàn trong trấn Sơn Nam ấy. Nhưng xứ Đoài xưa gồm vùng đất rộng lớn hơn. Nếu lấy kinh đô Thăng Long làm trung tâm thì toàn bộ vùng đất phía tây kinh thành đều là xứ Đoài. Từ Cầu Giấy, chạy theo đường Đê La Thành lên đường Lạc Long Quân qua sông Hồng đến Phúc Yên hất lên phía tây tới tận Hưng Hóa. Lại cũng từ Cầu Giấy xuôi theo đường Láng đến Ngã Tư Sở chạy theo đường 6 đến thị xã Hà Đông hất qua vùng Quốc Oai, Hòa Lạc bây giờ.
Như vậy Xứ Đoài đã ôm cả ba dòng sông lớn: Sông Đà, sông Thao và sông Lô. Ngã ba Hạc là nơi hợp thành của ba sông để tạo nên nơi tụ thủy ở đầu sông Cái, con sông tạo dựng thành vùng châu thổ trù phú với một nền văn minh rực rỡ: Văn minh sông Hồng. Núi Ba Vì không chỉ là ngọn núi huyền thoại Sơn Tinh - Thủy Tinh mà còn là ngọn núi linh của xứ Đoài, của nước Đại Việt ta. Chả vậy, vua nhà Đường đã cử vị tướng kiêm thầy phù thủy Cao Biền sang triệt long mạch nước Nam để nước Nam không thể phát vương. Vua Đường chỉ dụ cho thầy phù thủy Cao Biền phải đào 100 chiếc giếng ở chân núi Ba Vì. Vua Đường ví núi Ba Vì là một cái đầu rồng hùng mạnh, còn thân rồng chạy suốt vào phương Nam tức dải Trường Sơn ngày nay. Cứ theo ý của vua Đường suy ra thì đuôi rồng vào đến tận cực nam Trung Trung bộ. Và đất xứ Thanh Nghệ ở đúng lưng rồng. Nhưng trời không dung, đất không tha ý đồ xấu xa của đạo quân xâm lược nên Cao Biền cứ đào được gần xong cái giếng nào, cái giếng ấy đều bị sập. Quân của Cao Biền chết vì sập giếng, vì rừng thiêng nước độc, ruồi vàng, bọ chó không biết bao nhiêu mà kể. Cao Biền đành bỏ cuộc, chạy về xây thành Đại La. Mặc dù Cao phù thủy đã yểm rất nhiều tiền vàng nhưng cứ xây đến đâu thành đổ đến đó.
(http://blog.360.yahoo.com/blog-1Z76iRUlaadBZhbwb1Ysux2bTCw-?cq=1&p=26)
Xứ Đoài không chỉ có núi Ba Vì, có đất tụ thủy của ba sông mà còn có thêm hai con sông nữa chảy qua. Ấy là sông Tích và sông Đáy. Sách Đại việt sử ký toàn thư còn ghi, năm 1010, vua Lý Thái Tổ đi kinh lý phía tây. Thuyền rồng của đức vua đến khúc sông Cù (một đoạn của sông Đáy) phía tả ngạn là làng dừa Yên Sở, hữu ngạn là vùng núi thập bát gồm 18 ngọn núi đá vôi thuộc các xã: Sài Sơn, Phượng Cách, Yên Sơn, Hoàng Ngô mà người đời vẫn gọi là "vịnh Hạ Long cạn". Ngài thấy tâm thần sảng khoái, rung động. Đức vua sai bày hương án ra mạn thuyền rồng. Ngài thắp hương khấn rằng: "Trẫm thấy nơi đây sơn kỳ thủy tú (núi lạ sông đẹp) ắt có nhân kiệt địa linh, xin hưởng lễ này". Khấn xong, đức vua rót ba chén rượu đổ xuống sông. Xem như vậy đủ thấy vùng đất xứ Đoài như thế nào.
Thật vậy, Hà Tây là một kho tàng văn hóa, tín ngưỡng Việt với hàng trăm đền chùa, lăng tẩm mang đường nét kiến trúc, điêu khắc độc đáo : Chùa Hương, Chùa Tây Phương, Chùa Trăm Gian, Chùa Thầy...
Hà Tây có rất nhiều lễ hội mang đặc trưng của lễ hội truyền thống đồng bằng Bắc bộ Việt Nam. Mỗi làng, mỗi vùng đều có lễ hội riêng. Mỗi lễ hội như một bảo tàng văn hoá sống động, thể hiện rõ những nét đặc trưng của văn hoá dân tộc. Trên mảnh đất này, ta bắt gặp những nghi lễ tôn thờ các vị thần linh của cư dân nông nghiệp để cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu hay để tôn vinh, tưởng nhớ những vị anh hùng, những người có công lao với đất nước, với làng xã được tôn làm phúc thần bảo hộ. Lễ hội cũng là dịp để trai gái Xứ Đoài và khách vãng lai tham dự vào những trò chơi dân gian như đấu vật, đánh cờ người, thổi cơm thi, kéo co, hội thả diều, hội chọi gà... hay xem các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống như hát dô, hát chèo tầu, múa rối nước, múa rối cạn ...
Hà Tây là quê lụa.
Hà Tây là quê hương của chiếc gậy Trường Sơn
Hà Tây là quê hương của những sản vật mang « quốc hồn quốc túy » của Việt Nam : Thịt chó và Vịt cỏ Vân Đình ; thịt cày Đan Phượng ; Nem Phùng; bánh Gai làng Giá ; rượu gạo làng Sấu; bún gạo làng Trôi ; chè Lam Thạch Thất ; cam Canh, bưởi Diễn...Trong « tứ danh hương » Mỗ-La-Canh-Cót, thì Hà Tây chiếm tới 2 : Canh và La.
Nhưng tự hào nhất vẫn là con người Hà Tây. Phải nói ngay rằng, con gái và phụ nữ Hà Tây là những người thật đáng yêu. « Sư tử Hà Đông » không được nuôi ở Hà Tây đâu, mà ở mãi tận bên Tàu kia ! Người Hà Tây không phải là những người giỏi ăn sóng, nói gió và cũng không phải là những người sinh ra chỉ để theo nghiệp cầm, kỳ, thi, họa. Hình như ở mỗi người Hà Tây đều có phảng phất chí khí khảng khái của các bậc nho gia, nhưng lại có cả chất bền bỉ, khéo tay hay lam hay làm của những người làm thợ. Họ cũng có những nét của con nhà binh, nhưng lại không võ biền mà ngược lại rất hào hoa, thi ca, « mắt trừng gửi mộng qua biên giới ». Chính vì thế người Hà Tây có tiếng là những người sâu sắc, khéo léo, không dễ gần, nhưng lại khó xa. Họ cũng có tiếng là những người cương trực, suy nghĩ độc lập, và nhất là « không dễ sai bảo ». Giọng nói của người Hà Tây rất đa dạng, từ giọng chuẩn Hà Nội cho đến các phương ngữ rất... miền Bắc. Đặc biệt, ở nhiều vùng, những người nông dân Hà Tây không cần phân biệt hai phụ âm L và N !
Lịch sử đã chứng kiến mảnh đất "địa linh" hội tụ khí thiêng của núi Tản sông Đà đã sinh ra rất nhiều "nhân kiệt": Phùng Hưng, Ngô Quyền - hai ông vua trí dũng, tài đức hơn người; Nguyễn Trãi - nhà chính trị, quân sự lỗi lạc, vị anh hùng dân tộc; Tản Đà - nhà thơ lớn của Việt Nam. Trong thế kỷ 20, Hà Tây sinh ra Lê Trọng Tấn, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Tài Thu, ... , đồng thời cũng là cố hương của Nguyễn Cao Kỳ, Ngô Quang Trưởng...Hà Tây cũng là quê hương của nhiều nghệ sỹ lừng danh của cả hai miền Nam- Bắc : Ban hợp ca Thăng Long lừng danh suốt gần ba phần tư thế kỷ qua với Phạm Đình Chương (Hoài Bắc), Thái Hằng, Thái Thanh; nữ danh ca Lệ Thu (người Hà Đông); nam danh ca Duy Trác (người Sơn Tây); các nghệ sỹ nhân dân Thương Huyền, Trang Nhung, Trần Hiếu, Bich Lien, Trần Tiến, Thanh Hoa, Trung Đức; Duong Minh Duc, ca sỹ Tuyết Tuyết, các nhạc sỹ như Dương Thiệu Tước, Dương Thu, Nguyễn Cường ... Có 3 nghệ sỹ là thi sỹ Quang Dũng, danh họa Bùi Xuân Phái và nhạc sỹ Phú Quang đều là những người con của Hà Tây nhưng hầu như ai cũng nghĩ họ là những nghệ sỹ tiêu biểu của Hà Thành.
(Có tham khảo một số tư liệu lịch sử từ báo Hà Tây)